Từ góc độ người cung cấp và người sử dụng

Một phần của tài liệu Hoạt động logistics của việt nam trên hành lang kinh tế đông tây (Trang 31 - 34)

CHƯƠNG I: HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TRÊN HÀNH LANG KINH TẾ

II. Hoạt động logistics trên hành lang kinh tế Đông – Tây

5. Từ góc độ người cung cấp và người sử dụng

Quốc gia Người cung cấp/ người sử dụng

Việt Nam - Rất nhiều công ty không hề có khái niệm và cũng không quan tâm đến tầm quan trọng của hoạt động logistics. Không nhiều trong số các công ty quan tâm đến logistics thuê các nguồn lực bên ngoài trong lĩnh vực này.

- Ngành dịch vụ logistics vẫn nhận được sự bảo hộ của Chính phủ nhằm ngăn cản các công ty nước ngoài thâm nhập thị trường trong nước. Cả nước có gần 800 nhà cung cấp dịch vụ vận tải.

- Các công ty thuộc nhóm ngành này gặp khó khăn về quản lý, đặc biệt là thiếu linh hoạt trong kinh doanh. Ngoài ra còn là sự thiếu hụt về công nghệ hiện đại, kĩ năng không chuyên nghiệp, khả năng tài chính kém, mạng lưới quốc tế không nhiều… Đặc biệt là việc các nhà cung cấp còn thiếu quan tâm tới bảo hiểm trách nhiệm của người chuyên chở.

Lào - Rất nhiều thương gia còn bảo thủ trong thực tiễn kinh doanh và không hề muốn thay đổi cách mà họ tổ chức hoạt động chuyên chở và giao nhận của mình. Việc thuê các công ty cung cấp dịch vụ logistics hiện mới chỉ mang tính chất thử nghiệm.

- Năm 2006, cả nước có 147 công ty vận tải và 17 công ty tàu thủy. Chi phí vận tải nội địa còn khá cao tương quan với các quốc gia khác trong khu vực.

- Hiện chưa có quy định nào về hoạt động của các nhà cung cấp dịch vụ logistics, chưa xuất hiện hình thức bảo hiểm trách nhiệm của người chuyên chở.

- Phần lớn các nhà cung cấp là các công ty vận tải địa phương.

Sắp tới sẽ có 2 công ty liên doanh hoạt động trong lĩnh vực này tại Savannakhet, đó là Logitem (Lào và Nhật Bản) và Double A (Lào và Thái Lan).

Thái Lan - Việc sử dụng các nguồn lực bên ngoài trong hoạt động logistics đang ngày càng phổ biến. Vai trò của các nhà cung cấp cũng ngày càng được nâng cao.

- 70% nhà cung cấp là các doanh nghiệp địa phương, phần lớn trong số họ lại là nhà cung cấp dịch vụ chân rết. Nhiều công ty còn thiếu thông tin và công nghệ truyền thông… Bảo hiểm trách nhiệm người chuyên chở được sử dụng.

- Hiệp hội các nhà cung cấp dịch vụ logistics Thái Lan hiện là một tổ chức khá lớn mạnh.

Myanma - Hoạt động logistics đang trong giai đoạn mới phát triển.

Nhiều doanh nghiệp chưa có khái niệm về logistics.

- Toàn bộ đất nước Myanma có gần 500 nhà cung cấp dịch vụ vận tải, chủ yếu mang tính chất địa phương.

Việc sử dụng các nguồn lực bên ngoài cũng như tình hình ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động logistics được phát triển tốt ở Thái Lan, trong khi đó tại 3 quốc gia còn lại thì khá hạn chế. Đặc biệt, các doanh nghiệp Lào hiện còn đang “quay lưng” với hoạt động này và họ sẽ mất một thời gian dài nữa để theo kịp với những doanh nghiệp tại các quốc gia lân cận. Thực tiễn ứng dụng logistics hiện đại tại các doanh nghiệp/ người sử dụng Việt Nam cũng chưa được hoàn thiện nhiều. Điều này sẽ làm chậm sự phát triển của hoạt động logistics trên EWEC bởi vì chuỗi logistics trên hành lang kinh tế Đông – Tây chỉ mạnh như điểm liên kết yếu nhất của nó mà thôi.

Những nhà cung cấp dịch vụ trên các quốc gia thuộc EWEC đang phát triển một cách nhanh chóng và giữ vai trò hỗ trợ rất quan trọng cho khu vực sản xuất. Tuy nhiên, phần lớn trong số họ là các công ty nhỏ và khó có thể cạnh tranh nổi với các tập đoàn xuyên quốc gia trong lĩnh vực này. Ngày càng có thêm nhiều yêu cầu về sự cần thiết phải phát triển nguồn nhân lực tại địa

phương vì đó là yếu tố duy nhất có thể đem lại thắng lợi cho các nhà cung cấp dịch vụ logistics trong sự cạnh tranh khắc nghiệt tại khu vực này.

6. Đánh giá chung về hoạt động logistics trên hành lang kinh tế Đông

Một phần của tài liệu Hoạt động logistics của việt nam trên hành lang kinh tế đông tây (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)