Thừa Thiên – Huế

Một phần của tài liệu Hoạt động logistics của việt nam trên hành lang kinh tế đông tây (Trang 48 - 50)

I. Hoạt động logistics tại Việt Nam

2. Thừa Thiên – Huế

Thừa Thiên – Huế giáp tỉnh Quảng Trị về phía Bắc, biển Đơng về phía Đơng, thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam về phía Nam, dãy Trường Sơn và Cộng hịa Dân chủ Nhân dân Lào về phía Tây. Tỉnh cách Hà Nội 654 km, Nha Trang 627 km và Tp. Hồ Chí Minh 1.071 km. Thừa Thiên – Huế nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc – Nam và trục hành lang kinh tế Đông – Tây [34]. Tỉnh lỵ Thành phố Huế Miền Bắc Trung Bộ Diện tích 5.053,99 km² Số thị xã/ huyện 8 huyện Số dân 1.134.480 người Mật độ 224,5 người/ km²

Cơ sở hạ tầng của tỉnh được cải thiện rõ rệt đặt nền móng cho q trình cơng nghiệp hố – hiện đại hố và nâng cao tiềm lực kinh tế địa phương. So với những năm của thập kỷ 80, công tác đầu tư xây dựng trong thời kỳ đổi mới có sự phát triển nhanh chóng cả về quy mơ vốn và khối lượng cơng trình. Nhiều năng lực sản xuất mới đã được đầu tư và đang từng bước phát huy tác dụng như các tuyến giao thơng nối với cầu Hịa Xuân (Phong Điền), cầu Trường Hà (Phú Vang), các cửa khẩu nối với nước bạn Lào, và cảng nước sâu Chân Mây. Thừa Thiên – Huế cũng ở vào vị trí trung độ của cả nước, nằm giữa Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh là hai trung tâm lớn của hai vùng kinh tế

phát triển nhất Việt Nam, là nơi giao thoa giữa điều kiện tự nhiên – kinh tế – xã hội của cả hai miền Nam – Bắc.

Thừa Thiên – Huế là một trong những trung tâm văn hoá, du lịch, trung tâm giáo dục đào tạo, y tế lớn của Việt Nam và là cực phát triển kinh tế quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Được xác định là một trong năm tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Thừa Thiên – Huế nằm trên trục giao thơng chính, có cảng biển nước sâu Chân Mây và cảng Thuận An với độ sâu 18 – 20 m đủ điều kiện xây dựng cảng nước sâu với công suất và quy mô lớn phục vụ cho khu vực miền Trung, Tây Nguyên và tiểu vùng sông Mê – Kông. Tỉnh cảng hàng không Phú Bài nằm trên đường quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt chạy dọc theo tỉnh, có 81 km biên giới với Lào. Với vị thế đó, Thừa Thiên Huế được xác định là cửa ngõ của tuyến hành lang thương mại Đông – Tây nối Myanma, Thái Lan, Lào với biển Đơng. Với vị trí thuận lợi này, tỉnh có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế sản xuất hàng hoá và mở rộng giao lưu kinh tế – xã hội với các địa phương trong nước và thế giới [38].

Quần thể di tích Cố đơ Huế với những kiệt tác về kiến trúc cung đình, những cơng trình văn hố, lăng tẩm đã được UNESCO xếp hạng là một trong những di sản văn hoá lớn của thế giới bao gồm cả văn hoá vật thể và phi vật thể, nơi có nhiều di tích lịch sử, văn hố, danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: sông Hương, núi Ngự, đèo Hải Vân, núi Bạch Mã, bãi biển Lăng Cô, Thuận An, Cảnh Dương và hàng trăm chùa chiền với kiến trúc dân tộc độc đáo như chùa Thiên Mụ, Bảo Quốc... Với hai di sản văn hoá nhân loại đã được xếp hạng, Thừa Thiên – Huế cũng là trung tâm của con đường hành trình di sản văn hố thế giới trên đất nước Việt Nam: Hạ Long – Phong Nha – Huế – Hội An – Mỹ Sơn – đường Hồ Chí Minh. Đây là lợi thế rất lớn của tỉnh, cho phép phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn mang tầm vóc quốc gia và trong tương lai với những chính sách đúng đắn có thể mang tầm vóc quốc tế.

Một phần của tài liệu Hoạt động logistics của việt nam trên hành lang kinh tế đông tây (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)