CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS CỦA VIỆT
III. Thể chế luật pháp của Việt Nam trên hành lang kinh tế Đông – Tây
2. Các địa phương nằm trên EWEC
Cùng chung cố gắng với Chính phủ là nỗ lực của các Sở, ban ngành tại các địa phương nằm trên hành lang kinh tế Đông – Tây của nước ta. Các địa phương này cũng đã cố gắng đưa ra các chính sách, quy định tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự phát triển của kinh tế thương mại và hoạt động logistics.
- Đầu tiên là tình Quảng Trị với “Chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư của Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo”. Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo được Chính phủ cho phép áp dụng cơ chế chính sách ưu đãi ở mức cao nhất theo quy định hiện hành của Pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập. Theo quy chế này thì Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo vừa có đặc điểm tính chất của Khu chế xuất, Khu công nghiệp lại vừa có đặc điểm tính chất của Khu kinh tế cửa khẩu, Khu bảo thuế... [41]. Đây là đặc điểm riêng có và là lợi thế riêng biệt so
tạo điều kiện thuận lợi nhất có thể cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư tại Lao Bảo. Doanh nghiệp khi đầu tư vào Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo được hưởng các chính sách ưu đãi tối đa theo quy định của Luật đầu tư và các ưu đãi theo Điều ước Quốc tế mà Việt Nam ký kết và tham gia. Theo đó, doanh nghiệp được hưởng các chính sách ưu đãi về các loại thuế: Thuế thu nhập doanh nghiệp; Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Thuế giá trị gia tăng; Thuế tiêu thụ đặc biệt; Thuế thu nhập cá nhân. Ngoài ra, doanh nghiệp còn được hưởng các ưu đãi như thời gian thuê đất; tiền thuê đất; giá và thủ tục thuê đất. Nhờ đó, Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo được thúc đẩy phát triển với tốc độ nhanh hơn, sẵn sàng mở rộng cửa chào đón các doanh nhân và các nhà đầu tư.
Biều đồ 10: Cơ cấu ngành kinh tế các địa phương trên EWEC
0%
20%
40%
60%
80%
100%
Đà Nẵng
Quảng Trị
Dịch vụ CN khác Sản xuất Nông nghiệp
(Nguồn: Nghiên cứu logistics trên hành lang kinh tế Đông – Tây do tiến sĩ Ruth Banomyong và các cộng sự thực hiện năm 2007)
- Tiếp đến là nỗ lực của Đà Nẵng với “Chính sách thông thoáng và cơ chế một cửa”. Đà Nẵng được đánh giá là địa phương có chính sách thu hút đầu tư rất thông thoáng. Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không quá 5 ngày làm việc; mọi thay đổi, bổ sung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không quá 3 ngày làm việc; cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư không quá 10 ngày làm việc. Các thủ tục liên quan đến chủ trương đầu tư, địa điểm đầu tư, quy hoạch, giải phóng và bàn giao mặt bằng, hợp đồng thuê đất hoặc chuyển quyền sử dụng đất... đều được thực hiện theo cơ chế ''một cửa'' tại Trung tâm xúc tiến đầu tư Đà Nẵng. Việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư được thực hiện theo cơ chế ''một cửa'' tại Sở kế hoạch và đầu tư. Nhà đầu tư được miễn mọi chi phí có liên quan đến công tác giải quyết các thủ tục đầu tư ngoài việc nộp lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật [35].
- Cuối cùng là tỉnh Thừa Thiên – Huế: trong những năm gần đây, Thừa Thiên – Huế luôn có sự nỗ lực trong việc thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp và dịch vụ. Từ khi tham gia vào hành lang kinh tế Đông – Tây, tỉnh lại càng đẩy mạnh việc hoàn thiện thể chế luật pháp và thông thoáng trong thủ tục. Nổi bật nhất là “Chính sách khuyến khích công nghiệp và dịch vụ”, “Chính sách đẩy mạnh kinh tế tư nhân”, “Chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài” cùng với những nỗ lực để đẩy mạnh ngành công nghiệp không khói – du lịch. Nhờ vậy, Thừa Thiên – Huế đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể: cơ cấu kinh tế chuyển đổi theo hướng cụng nghiệp hoỏ, hiện đại hoỏ rừ rệt, tỷ trọng nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ thay đổi từ 44,2% – 19,7%
– 36,1% năm 1990 thành 22,2% – 34,1% – 43,7% năm 2007; số doanh nghiệp tư nhân mới đăng ký trong 5 năm (2003 – 2007) cao gấp 7 lần so với 8 năm trước đó (1995 – 2002); khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài mới hình thành từ năm 1992 nhưng đã đóng góp rất lớn vào tăng trưởng kinh tế của
GDP của tỉnh, 42% trong tổng thu ngân sách địa phương [38]. Với những tín hiệu đáng mừng như vậy, tin tưởng rằng mục tiêu năm 2008 của Thừa Thiên – Huế là tăng trưởng kinh tế đạt 9%, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 160 triệu USD, số lượng khách du lịch đạt 1,4 triệu lượt người… sẽ được hoàn thành.
Nhìn lại quá trình phát triển của thể chế pháp luật tại Việt nam trong thời gian qua, có thể nhận thấy hệ thống luật pháp phục vụ hoạt động kinh tế thương mại, cụ thể là các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, quan hệ kinh tế quốc tế, giao thông vận tải… luôn được Nhà nước và Quốc hội quan tâm. Chỉ trong một thời gian ngắn, một loạt các hoạt động trong xã hội đã được thể chế hoá bằng luật như: Luật Hàng hải, Luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Đầu tư, Luật Bảo hiểm, Luật Giao thông đường bộ… Bên cạnh các bộ luật chuyên ngành còn có các văn bản dưới luật như pháp lệnh, quy định, quy chế… có liên quan nhằm bổ sung, hướng dẫn trong quá trình thực thi pháp luật hiện hành. Một số bộ luật khác cũng đang được xây dựng hoặc bổ sung cho hoàn thiện để được ban hành trong thời gian không xa. Ngoài việc cố gắng xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp trong nước, Chính phủ Việt Nam còn tham gia ký kết hoặc phê chuẩn các Công ước, Điều ước, Hiệp định song biên hoặc đa biên mang tính quốc tế hay khu vực liên quan tới hoạt động buôn bán, vận tải giao nhận, sản xuất kinh doanh… nhằm tạo điều kiện cho quá trình phát triển kinh tế của đất nước và khu vực, đáp ứng yêu cầu hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới.
Chính phủ đã nỗ lực như vậy, chính quyền các địa phương cũng tỏ ra rất tích cực trong công tác hoàn chỉnh cơ chế, thông thoáng thủ tục, đẩy mạnh đổi mới, hỗ trợ tối đa cho việc phát triển kinh tế – xã hội. Đặc biệt các địa phương nằm trên hành lang kinh tế Đông – Tây còn chịu nhiều sức ép đổi mới hơn nữa, nhưng cho đến thời điểm hiện tại mọi việc vẫn đang tiến triển theo hướng tốt đẹp. Qua đó lạc quan rằng, mặc dù hiện nay hệ thống pháp luật Việt
Nam tuy chưa đầy đủ và còn khá nhiều bất hợp lý; song với sự đổi mới của nền kinh tế xã hội, nhận thức đúng đắn của các nhà lãnh đạo và đặc biệt là nỗ lực của toàn thể bộ máy chính quyền và các doanh nghiệp, thể chế pháp luật của Việt Nam nói chung và các địa phương nằm trên hành lang kinh tế Đông – Tây nói riêng sẽ được điều chỉnh, phát triển và hoàn thiện dần, nhằm tạo ra một môi trường pháp lý thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế xã hội trong đó có hoạt động logistics phát triển.
IV. NGƯỜI CUNG CẤP VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG VIỆT NAM TRÊN