Về thể chế và luật pháp

Một phần của tài liệu Hoạt động logistics của việt nam trên hành lang kinh tế đông tây (Trang 93)

II. Các giải pháp thúc đẩy hoạt động logistics của Việt Nam trên hành lang

2.Về thể chế và luật pháp

2.1. Ban hành đồng bộ những chính sách và quy định pháp luật tạo khuôn khổ cho hoạt động logistics khuôn khổ cho hoạt động logistics

Như đã được trình bày từ trước, cho đến thời điểm hiện nay ở Việt Nam chưa có một văn bản pháp lý chính thức nào điều chỉnh về hoạt động logistics, ngoại trừ Nghị định của Chính Phủ số 125/2003/NĐ – CP ngày 29/10/2003 về Vận tải đa phương thức quốc tế. Nhìn nhận thực tế phát triển các hoạt động kinh tế xã hội nói chung, rút ra một kết luận là ngành nào có các quy định pháp luật chặt chẽ, có các chính sách điều chỉnh hợp lý thì ngành

đó sẽ phát triển mạnh mẽ. Chính vì thế, để ngành dịch vụ logistics phát triển tốt thì những tác động về mặt chính sách và thể chế luật pháp là rất quan trọng. Nó sẽ là cơ sở cho các hoạt động logistics và cũng chính là khn khổ cho sự quản lý của Nhà nước về logistics hiệu quả và dễ dàng hơn.

Do vậy, Nhà nước cũng như các địa phương như Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng cần phải sớm xây dựng chiến lược phát triển ngành dịch vụ này một cách tồn diện và lâu dài. Nếu có một chiến lược phát triển đúng đắn sẽ khơng lãng phí các nguồn lực, đầu tư khơng bị dàn trải, có thể tránh được kết quả là đầu tư nhiều mà vẫn manh mún như trong một số lĩnh vực hiện nay. Bởi lẽ lĩnh vực logistics có ý nghĩa quan trọng trong q trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam nên Chính phủ cần sớm đưa ra các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động logistics cũng như các bên tham gia, có các chính sách khuyến khích hỗ trợ cụ thể như chính sách khuyến khích về thuế đối với hoạt động logistics và người kinh doanh logistics, ví dụ: giảm thuế thu nhập công ty cho những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics và giảm thuế xuất nhập khẩu cho các chủ hàng Việt Nam thuê dịch vụ logistics của những doanh nghiệp kinh doanh logistics Việt Nam… Chính điều này sẽ tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động logistics của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và trên hành lang kinh tế Đông – Tây phát triển mạnh mẽ hơn rất nhiều.

Ngoài ra, hoạt động vận tải đa phương thức tại Việt Nam – một dây chuyền dịch vụ vận tải "từ cửa tới cửa" phục vụ đắc lực cho dịch vụ logistics cũng chưa có một cơ quan cụ thể nào quản lý. Các sở ban ngành cũng chưa có chính sách và biện pháp hữu hiệu nhằm phát triển vận tải đa phương thức. Để phát triển vận tải đa phương thức trong thời gian tới, Nhà nước phải kết hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp áp dụng đồng bộ một loạt biện pháp, cụ thể là:

 Xác định cơ quan có thẩm quyền quốc gia quản lý hoạt động kinh doanh vận tải đa phương thức. Cơ quan này sẽ tiến hành việc đăng ký và cấp

yêu cầu trong nước và khu vực. Cơ quan quản lý Nhà nước này sẽ đảm bảo cho việc phát triển và kinh doanh vận tải đa phương thức ở nước ta theo đúng pháp luật Việt Nam và Công ước quốc tế về vận tải đa phương thức, bảo đảm quyền lợi cho các chủ hàng của Việt Nam.

2.2. Thơng thống thủ tục Hải quan

Để hoạt động hải quan ngày càng hiệu quả và góp phần tích cực vào việc hỗ trợ thực hiện tốt hơn nữa hoạt động logistics thì bên cạnh việc thực thi các quy định trong luật Hải quan, Nhà nước cũng cần giải quyết một số vướng mắc phát sinh từ luật này. Chính phủ nên ban hành Nghị định về địa bàn hoạt động hải quan và quan hệ giữa hải quan với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thi hành luật Hải quan, Nghị định qui định cụ thể phạm vi tổ chức hoạt động của Hải quan, Quy định về kê khai Hải quan điện tử và trao đổi dữ liệu điện tử trong việc làm thủ tục Hải quan… để tăng cường hiệu quả trong tổ chức triển khai các hoạt động nghiệp vụ Hải quan về kiểm tra sau thông quan, đồng thời ứng dụng tin học trực tiếp phục vụ công tác nghiệp vụ. Cụ thể:

Về phát triển công nghệ thông tin, xây dựng căn cứ pháp lý về kê

khai Hải quan điện tử và trao đổi dữ liệu điện tử: đây là một yêu cầu cấp bách

và chính là khâu đột phá để đảm bảo đổi mới cơ bản về thủ tục Hải quan hiện nay. Thay đổi hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả hoạt động hải quan ngày càng cao, giảm thời gian làm thủ tục hải quan, tạo điều kiện thơng quan hàng hố tốt hơn. Để thực hiện được mục tiêu này, Nhà nước cần hỗ trợ ngành Hải quan xây dựng hệ thống thơng tin liên lạc một cách chính xác nhất; đảm bảo việc truyền và nhận thông tin từ Trung tâm thông tin dữ liệu Tổng cục Hải quan đến các Chi cục Hải quan, cơ quan Nhà nước, tổ chức liên quan nhằm phục vụ yêu cầu quản lý, điều hành, trao đổi và sử dụng dữ liệu điện tử trong việc làm thủ tục hải quan, kiểm tra hàng hoá, quản lý thu nộp thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Đây cũng là mục tiêu số một trong yêu cầu hiện đại

hóa quản lý Hải quan cũng như đảm bảo việc kiểm tra, giám sát Hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bằng phương thức thương mại điện tử.

Về việc quản lý Hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu, xuất

nhập cảnh tại các cảng chuyên dùng và các cửa khẩu quốc tế: hiện nay, Bộ

Giao thơng vận tải đã có văn bản cơng nhận một số cảng chun dùng và cửa khẩu quốc tế có thể cho phép hàng hóa xuất nhập khẩu được ra, vào lưu lượng lớn với những mặt hàng chủ yếu là nguyên liệu phục vụ cho sản xuất. Do vậy, cần phải có văn bản qui định rõ phạm vi địa bàn hoạt động và ranh giới trách nhiệm giữa cơ quan Hải quan và cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, giám sát Hải quan nhằm tránh sự chồng chéo trong nghiệp vụ kiểm tra để giúp thơng quan hàng hố dễ dàng hơn nhằm giảm thời gian "chết" hàng. Các địa phương nằm trên EWEC cần phải vận dụng đúng đắn và hợp lý các quy định này, đồng thời có thể áp dụng một số chính sách khuyến khích đặc biệt tại các địa điểm nhạy cảm như cảng quốc tế Đà Nẵng, cửa khẩu quốc tế Lao Bảo…

Về niêm phong Hải quan: theo qui định tạm thời, đối với lô hàng

xuất khẩu được miễn kiểm tra thực tế nhưng chưa được chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu niêm phong đúng qui cách thì chi cục Hải quan cửa khẩu xuất phải niêm phong. Vấn đề này cần được hướng dẫn thêm tránh gây ách tắc tại cửa khẩu, đặc biệt là tại các cửa khẩu quốc tế trên EWEC. Đây là vấn đề nhức nhối mà các doanh nghiệp thường xuyên kiến nghị với các sở ban ngành khi họ xuất nhập hàng qua các cửa khẩu miền Trung Việt Nam, và hiện nay vẫn chưa có phương án giải quyết triệt để cho tình trạng này.

Như đã đề cập ở những nội dung trên, hoạt động logistics là hoạt động địi hỏi sự chính xác về mặt thời gian, sự vận động liên tục của hàng hoá và các phương tiện chuyên chở để tránh sự tồn đọng và lưu kho lãng phí, là sự kết nối tất cả các công đoạn trong hoạt động giao nhận vận tải một cách nhuần nhuyễn… Các cảng biển và cửa khẩu quốc tê là nơi trung chuyển hàng hoá

lớn nhất nhưng đồng thời cũng là nơi hàng hố có thể bị nằm lại lâu nhất vì những thủ tục pháp lý đơi khi cịn quan liêu, lạc hậu và không phù hợp. Một phần nguyên nhân chính là do thủ tục Hải quan, đặc biệt ở Việt Nam nói chung và các địa phương trên EWEC nói riêng cịn rất phức tạp và tốn kém. Yêu cầu bức thiết đặt ra là phải cải tiến và thơng thống thủ tục một cách triệt để hơn nữa thì hoạt động logistics mới có thể thực sự phát triển mạnh mẽ.

2.3. Thành lập cơ quan quản lý logistics tại Việt Nam

Như đã biết, Hội đồng quản trị logistics Mỹ là một cơ quan chuyên trách về các hoạt động logistics của quốc gia này. Quy mơ và vị trí của cơ quan này là rất quan trọng bởi chi phí cho hoạt động logistics của Mỹ đạt đến gần 4.000 tỷ USD trong năm 2007. Có thể nói, Hội đồng quản trị logistics Mỹ đảm nhiệm một khối lượng công việc khổng lồ từ việc quản lý cho tới hoạch định các chính sách cho lĩnh vực logistics. Từ bài học thực tiễn này, dễ thấy rằng việc ra đời một cơ quan tương tự ở Việt Nam rất có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay bởi lẽ nó sẽ xâu chuỗi tồn bộ các hoạt động logistics cũng như các yếu tố có liên quan một cách hiệu quả nhất. Thiết nghĩ sự phối hợp giữa Bộ Giao thông vận tải và Bộ Công thương sẽ cho ra đời một cơ quan như vậy ở nước ta. Cơ quan này sẽ thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu như sau:

 Thứ nhất, nghiên cứu đề xuất các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động logistics và các vấn đề phát sinh trong hoạt động logistics;

 Thứ hai, thu hút và kêu gọi đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cho vụ logistics, phối hợp với các cơ quan chức năng và các sơ ban ngành của Nhà nước để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cho logistics và dịch vụ logistics;

 Thứ ba, giúp đỡ thành lập và phát triển các doanh nghiệp logistics quốc gia;

 Thứ năm, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ – nhất là thương mại điện tử và công nghệ truyền dữ liệu áp dụng trong logistics;

 Thứ sáu, hoạch định chính sách và đề xuất các biện pháp phát triển logistics của Việt Nam trong điều kiện hội nhâp quốc tế;

 Cuối cùng là phối hợp với các tổ chức khu vực và quốc tế trong việc phát triển hoạt động logistics như các tổ chức quản lý logistics hay các tập đoàn logistics quốc tế lớn…

3. Về phía ngƣời cung cấp và ngƣời sử dụng 3.1. Đẩy mạnh nhận thức

Bên cạnh những giải pháp vĩ mơ từ phía Chính phủ, các địa phương và các sở ban ngành nhằm nâng cấp cơ sở hạ tầng, đón đầu cơng nghệ và cải thiện môi trường pháp lý, thông thống thủ tục Hải quan thì cũng cần phải có những nỗ lực từ chính các doanh nghiệp sử dụng và cung cấp dịch vụ logistics thì mới có thể thúc đẩy sự phát triển của logistics trên hành lang kinh tế Đông – Tây. Yêu cầu cấp bách số một hiện nay của các doanh nghiệp chính là vấn đề nhận thức về logistics. Mặc dù hiện nay phần lớn các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải đã có ý thức về tầm quan trọng của logistics, nhưng vấn đề vẫn cịn khá nan giải. Ngay với chính các cơng ty có hoạt động cung cấp dịch vụ được gọi là hoạt động logistics trên hành lang kinh tế Đông – Tây thì một tỉ lệ nhân viên vẫn còn mơ hồ về khái niệm logistics và hầu hết đội ngũ cán bộ nhân viên chưa được qua những khoá học đào tạo chuyên biệt về lĩnh vực này. Vì vậy để có thể mở rộng và phát triển hoạt động logistics, các doanh nghiệp cần phối hợp với các tổ chức đào tạo hay các trường đại học tổ chức các khoá đào tạo ngắn hạn cũng như dài hạn về giao nhận kho vận, vận tải đa phương thức và về hoạt động logistics; tăng cường nâng cao nhận thức về hoạt động logistics. Điều này sẽ giúp các thành viên trong doanh nghiệp hiểu đúng bản chất và đặc điểm của hoạt động

những bước phát triển của logistics diễn ra trên toàn thế giới nhằm tiến tới nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của hoạt động này đối với doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh của mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đó là vấn đề của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, cịn đối với các doanh nghiệp sử dụng thì sao? Hiện nay tại Việt Nam nhu cầu tiềm năng về dịch vụ này là khá lớn nhưng bản thân những tổ chức, doanh nghiệp lại chưa định hình rõ về nhu cầu của chính mình và cũng chưa có khái niệm rõ ràng về loại hình dịch vụ có thể thoả mãn những nhu cầu đó. Nhiệm vụ của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải và logistics là quảng bá cho loại hình dịch vụ này mạnh mẽ hơn nữa; giúp các doanh nghiệp khác – các khách hàng của mình nhận thức đầy đủ về hoạt động logistics và những nhu cầu tiềm tàng của họ. Thực hiện mục tiêu này, các nhà cung cấp chỉ có thể tiến hành bằng cách đẩy mạnh hoạt động marketing để thu hút nhiều khách hàng và giữ vững vị thế cạnh tranh của mình. Các doanh nghiệp kinh doanh logistics cũng cần phải đẩy mạnh hoạt động marketing quốc tế để có thể tham gia chủ động vào thị trường giao nhận vận tải và logistics quốc tế. Đây là một nhiệm vụ vơ cùng khó khăn vì chúng ta là những người đi sau, phần lớn chưa có kinh nghiệm và tiềm lực. Vẫn biết là như vậy, nhưng nâng cao nhận thức là mục tiêu vô cùng cấp thiết vì hoạt động logistics chỉ có thể phát triển đúng hướng khi đã giải quyết được vấn đề này. Đánh giá đúng tầm quan trọng của hoạt động logistics chính là chìa khóa cho thành cơng của các doanh nghiệp Việt Nam.

3.2. Nâng cao chất lƣợng dịch vụ đi đôi với giảm giá thành

Một dịch vụ được cung cấp trên thị trường sẽ có hai yếu tố quan trọng và quyết định nhất chính là chất lượng và giá cả. Chất lượng của dịch vụ logistics như đã được trình bày ở những phần trên, được đánh giá trên nhiều góc độ khác nhau nhưng nhìn chung khách hàng sẽ hài lịng khi hàng hố của họ đến được đích đúng thời hạn trong tình trạng tốt với chi phí thấp nhất. Sau

khi nắm vững những kiến thức về logistics, để đứng vững trong mơi trường cạnh tranh khốc liệt khơng có sự bảo hộ của Nhà nước khi các Hiệp định về tự do hóa thương mại Việt Nam ký kết hồn tồn có hiệu lực thì cách duy nhất là các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng dịch vụ và từng bước giảm giá thành. Điều này sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp kinh doanh logistics phải áp dụng những phương pháp quản trị logistics một cách hiệu quả nhất kết hợp với đổi mới cơ cấu bộ máy và áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.

Thứ nhất, việc tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng cũ, hiện đại hóa các trang thiết bị hiện có, mua sắm các trang thiết bị mới để tạo điều kiện cho cơng tác giao nhận hàng hóa cũng như cơng tác quản lý của các doanh nghiệp này đạt được hiệu quả cao là việc làm rất cần thiết. Trước mắt, các doanh nghiệp phải hồn thiện các loại hình dịch vụ đang cung cấp cho khách hàng. Hình thức chun chở hàng hóa bằng container ngày càng phổ biến do những lợi ích thiết thực mà nó đem lại nên các doanh nghiệp hoạt động logistics cũng cần đầu tư cho hoạt động này: xây dựng cho mình những kho bãi container riêng tạo thuận lợi cho việc đóng hàng, giao nhận Container; mua mới đội xe và tàu container nhằm tăng cường khả năng chuyên chở... Đối với các kho bãi đã xây dựng từ lâu cần nhanh chóng cải tạo, nâng cấp theo hướng hiện đại, đảm bảo vừa an toàn vừa đạt hiệu quả kinh tế cao. Đối với kho hàng, các doanh nghiệp nên trang bị những máy móc theo hướng tự động hóa, lắp đặt hệ thống điều hành bằng máy vi tính vừa đảm bảo độ chính xác vừa giúp cho cơng tác quản lý đạt được hiệu quả cao.

Thứ hai, các doanh nghiệp cũng cần đa dạng hố các loại hình dịch vụ cung cấp cho khách hàng để dần hướng tới phát triển tồn diện mơ hình dịch

Một phần của tài liệu Hoạt động logistics của việt nam trên hành lang kinh tế đông tây (Trang 93)