CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG
I. Dự báo sự phát triển hành lang kinh tế Đông – Tây trong tương lai
2. Dự báo sự phát triển
Như đã trình bày trong chương I, hành lang kinh tế Đông – Tây là một tổng dự án trong đó có 10 dự án lớn và gần 70 dự án/ tiểu dự án. Đến nay, toàn bộ các dự án về giao thông vận tải quan trọng nhất trên EWEC đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng. Hành lang đã chính thức thông tuyến từ cuối năm 2006 với việc khánh thành cầu Hữu Nghị 2, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội nói chung và hoạt động logistics nói riêng. Chính sự hoàn thành cơ bản về cơ sở hạ tầng giao thông sẽ kéo theo nhiều yêu cầu về các yếu tố khác, khi mà mức sống của nhân dân trong khu vực được cải thiện và nền kinh tế chung phát triển hơn. Cùng với sự phát triển hệ thống giao thông đường bộ, chắc chắn hành lang kinh tế này cũng sẽ được triển khai phát triển đồng bộ các loại hình giao thông khác như đường sắt, đường hàng không… Ngay từ bây giờ, tầm nhìn về hạ tầng phải dài hạn và có quy hoạch theo cách của các nước phát triển, tức là cần có tầm nhìn xuyên thế kỷ thay vì phải sửa chữa chắp vá giống như một số tuyến giao thông nội bộ của các quốc gia GMS.
Theo báo cáo của bốn quốc gia, trong số mười dự án lớn, có hai dự án (mục tiêu) đã hoàn thành:
Xây dựng tuyến đường bộ Đông – Tây;
Xây dựng các cảng trung chuyển tại Mawlamyine (Myanma) và Đà Nẵng (Việt Nam).
Tám dự án (mục tiêu) còn lại hiện vẫn đang triển khai hoặc sắp được thực hiện trong thời gian tới. Tuy nhiên cũng có thể nhận thấy rằng, theo yêu
Thuận lợi hóa vận chuyển người và hàng hóa qua biên giới;
Phát triển cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc;
Phát triển nguồn nhân lực phục vụ giao thông vận tải.
Lý do khiến các dự án này sẽ được ưu tiên hơn, là vì hiện nay toàn bộ EWEC mặc dù đi qua bốn quốc gia nhưng đang được đánh giá là một hành lang giao thông vận tải không hơn không kém. Trên cơ sở 77 dự án chính và dự án phụ đã được xác định là những nhân tố hình thành nền tảng hành lang với việc tập trung phát triển giao thông, năng lượng, viễn thông, du lịch, thương mại, công nghiệp và các khu công nghiệp và đầu tư tư nhân; cần thiết phải phân ra các hạng mục ưu tiên để tìm kiếm sự hỗ trợ của các nhà đầu tư và tổ chức quốc tế vì sự phát triển có hiệu quả của hành lang. Để phát triển lên cấp độ cao hơn là hành lang đa phương thức, các địa phương cũng như doanh nghiệp hoạt động trên hành lang kinh tế Đông – Tây trước tiên cần giải quyết được những trở ngại qua biên giới (Cross border). Có như vậy, các hình thức vận tải mới phát triển đa dạng do nhu cầu thực sự của các doanh nghiệp cung cấp cũng như sử dụng dịch vụ vận tải – nhận thấy lợi ích của việc giao thông trên EWEC sẽ tiết kiệm thời gian cũng như chi phí của họ hơn rất nhiều, điều hiện nay vẫn chưa phải là sự thật. Tiếp theo đó, việc phát triển cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc và phát triển nguồn nhân lực sẽ giải quyết hai khó khăn chính đã được đề cập trong chương II – hai khó khăn mà phần lớn các doanh nghiệp trên hành lang kinh tế Đông – Tây nói chung cũng như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics nói riêng mắc phải. Để thực hiện được ba dự án (mục tiêu) kể trên, theo ý kiến của các chuyên gia về kinh tế thì các doanh nghiệp và các quốc gia trên EWEC sẽ mất ít nhất một đến hai thập kỷ nỗ lực không ngừng.
Nhưng kết quả đạt được sẽ rất khả quan, và khi mà toàn bộ hành lang Đông – Tây đã đạt tới trình độ phát triển là hành lang logistics thì việc phát triển các dự án (mục tiêu) còn lại chỉ còn là vấn đề thời gian nữa mà thôi. Tới
lúc này, các dự án về sáng kiến hành lang kinh tế cũng như sáng kiến của Ban công tác phát triển hành lang kinh tế Đông – Tây thuộc Ủy ban hợp tác kinh tế và công nghiệp ASEAN – METI sẽ phát huy tác dụng tối đa. Cuối cùng, khi EWEC đã chập chững bước vào ngưỡng cửa của hành lang kinh tế, nghĩa là các địa phương đã có cơ cấu công – nông nghiệp – dịch vụ hợp lý với một số ngành công nghiệp mũi nhọn thì việc các dự án về phát triển năng lượng, phát triển thêm các ngành công nghiệp mới, phát triển dịch vụ – đặc biệt là du lịch… sẽ là mục tiêu tiếp theo của các địa phương cũng như các doanh nghiệp trong khu vực này. Theo các nhà dự báo thì trong khoảng 50 năm nữa, với tốc độ phát triển như hiện nay EWEC sẽ đạt tới trình độ của một hành lang kinh tế theo đúng nghĩa của nó. Các nhà sáng lập sẽ mỉm cười khi ba lý do chính cho sự ra đời của hành lang kinh tế Đông – Tấy trở thành hiện thực, đó là:
- Thứ nhất, tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế nhằm thúc đẩy giao lưu thương mại, đầu tư và phát triển giữa các nước;
- Thứ hai, giảm chi phí vận tải trong khu vực hành lang này cũng như tạo điều kiện cho việc vận chuyển hành khách và hàng hóa được thuận lợi và đạt hiệu quả cao hơn;
- Thứ ba, góp phần xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ phát triển khu vực dọc biên giới và các vùng nông thôn, tăng thu nhập cho các hộ thu nhập thấp, cung cấp việc làm cho phụ nữ và phát triển du lịch.
Ví dụ khả quan nhất chính là Đà Nẵng. Các chuyên gia của Viện Nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA) cho rằng, Đà Nẵng có lợi thế phát triển đến 100% trên EWEC cũng như hưởng lợi không nhỏ từ đường cao tốc châu Á số 1. Theo ERIA, với hiện trạng hành lang kinh tế Đông – Tây như hiện nay sẽ giúp GDP của Đà Nẵng tăng thêm 1% vào năm 2025. Nếu xây dựng hoàn chỉnh đường cao tốc EWEC, chỉ số tăng trưởng sẽ là 1,13%
(so với Savannakhet là 1,02% và Mukdahan là 1,08%). Nhưng nếu cùng với
đến năm 2025 tăng 2,29% so với 1,71% của Savannakhet (Lào) và 1,40% của Mukdahan (Thái Lan). Đà Nẵng cũng chiếm số 1 về tăng thu nhập bình quân đầu người ở miền Trung dưới tác động của EWEC với mức tăng 128,6% vào năm 2025! [43].
II. CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG LOGISTICS CỦA