thống đường bộ của Việt Nam chỉ trội hơn so với Myanma, vẫn còn thua kém so với đường bộ chất lượng tốt của Thái Lan và càng không so sánh được với hệ thống đường bộ mới được xây dựng của Lào. Nhận xét như vậy để rút ra rằng, Chính phủ, chính quyền các địa phương cũng như các doanh nghiệp Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa nhằm làm cho hệ thống cơ sở hạ tầng của Việt Nam bứt phá và trở thành điểm sáng trên toàn bộ hành lang kinh tế này.
III. THỂ CHẾ LUẬT PHÁP CỦA VIỆT NAM TRÊN HÀNH LANG KINH TẾ ĐÔNG – TÂY KINH TẾ ĐÔNG – TÂY
1. Quy định chung của Việt Nam
Hoạt động logistics có mang lại hiệu quả hay khơng cịn phụ thuộc vào mơi trường pháp lý có đầy đủ và đảm bảo thơng thống hay khơng. Vì là lĩnh vực còn rất mới đối với Việt nam kể cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn cho nên đến nay trong hệ thống pháp luật của Việt nam chưa có nhiều nguồn đề cập tới hoạt động logistics nói chung cũng như trong lĩnh vực kinh doanh dịch
trong những nguyên nhân cơ bản làm cho việc áp dụng và phát triển logistics ở Việt nam hiện chưa thật sự mạnh mẽ. Tiêu biểu là:
- Bộ luật Hàng hải Việt Nam chưa đề cập tới một loạt các vấn đề làm nền tảng cho hoạt động logistics như: người kinh doanh vận tải đa phương thức, khả năng chuyển nhượng của vận đơn vận tải đa phương thức, trách nhiệm và miễn trách nhiệm về chậm giao hàng của người vận tải đa phương thức, trách nhiệm ngoài hợp đồng vận tải đa phương thức, thời hiệu tố tụng, thẩm quyền của trọng tài… [15].
Mặc dù những năm qua, Nhà nước đã hết sức cố gắng tạo dựng một hệ thống pháp luật thích hợp và đảm bảo sự chắc chắn, ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập khu vực cũng như trên thế giới nhưng rất nhiều vấn đề còn phải trơng đợi ở tương lai. Tình hình cũng diễn ra tương tự trên hành lang kinh tế Đông – Tây, Chính phủ và các địa phương Việt Nam trên hành lang đã có rất nhiều cố gắng nhằm hồn chỉnh thể chế luật pháp và giảm nhẹ thủ tục hành chính. Song do trình độ hiểu biết, kinh nghiệm soạn thảo và ban hành còn hạn chế cho nên cũng không tránh khỏi những nhược điểm và bất cập. Hệ thống luật pháp nhìn chung cịn yếu và thiếu đã ảnh hưởng tới sự phát triển hoạt động kinh tế thương mại nói chung và hoạt động logistics nói riêng. Ngồi ra, sự thiếu nhất quán về thể chế luật pháp giữa các quốc gia trên EWEC cũng là một lý do không nhỏ làm hoạt động logistics trên hành lang này chưa thể bùng nổ mạnh mẽ:
- Ví dụ đầu tiên là các thủ tục rườm rà tại biên giới. Rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh du lịch của Thái Lan trong buổi quảng bá về du lịch miền Trung do Tổng cục du lịch và Sở du lịch Đà Nẵng, Quảng Nam và Thừa Thiên – Huế tổ chức tại Bangkok (Thái Lan) đã không ngớt lời than phiền về các thủ tục rườm rà của ta khi họ đưa khách Thái theo tuyến đường bộ vào Việt Nam qua cửa khẩu Lao Bảo. Tờ khai phương tiện xuất cảnh nhập cảnh tại cửa khẩu Lao Bảo có quá nhiều mục phải kê khai và còn rườm rà, trong
khi phía Lào và Thái Lan sử dụng những tờ khai đơn giản hơn. Theo ông Thavorn Nguyen Van – giám đốc công ty du lịch Thái – Việt Tour – cho biết: “Chúng tôi khi đưa khách vào Việt Nam đều đầy đủ giấy tờ nhưng luôn bị hạch hỏi và tốn nhiều thời gian để làm thủ tục qua cửa khẩu”. Nhiều người đồng tình với ơng Thavorn và cho biết thủ tục đầy đủ nhưng nếu không “bơi trơn” thì việc phải chờ hàng giờ để được qua cửa khẩu là chuyện thường ngày [48]. Chưa kể cịn có khơng ít lời than phiền thái độ lạnh lùng, tắc trách của cán bộ hải quan, biên phịng ở các cửa khẩu. Ơng Phùng Cư, giám đốc công ty du lịch Tân Hồng (Đà Nẵng), đơn vị chuyên đứng ra tổ chức đón các tour caravan đường bộ từ Thái Lan sang miền Trung cho biết do chưa có sự thống nhất, liên kết giữa các cơ quan hải quan, cơng an, biên phịng... nên việc tổ chức đón các đồn khách caravan vào Việt Nam vẫn còn hạn chế. Trong khi nhu cầu đi du lịch bằng ôtô từ Thái Lan và các nước trong khu vực ASEAN đến miền Trung rất lớn.
- Tiếp đến là trở ngại tay lái nghịch giữa Thái Lan và Việt Nam. Đại diện Tổng cục du lịch Thái Lan, ông Pichai Raktashinha – giám đốc phát triển du lịch Đơng Dương – cho biết việc Chính phủ Việt Nam chưa cho phép ôtô tay lái nghịch của Thái Lan vào Việt Nam là một hạn chế lớn cho việc thu hút nguồn khách du lịch đường bộ. Hiện tại phía Thái Lan muốn đưa khách caravan đi ôtô tay lái nghịch vào Việt Nam phải chờ xin phép Chính phủ rất lâu và mất nhiều thời gian mới tổ chức tour được. Điển hình, để tổ chức cho đồn caravan gần 100 chiếc ơtơ tay lái nghịch của Thái Lan vào miền Trung tham dự các hoạt động của tuần lễ EWEC diễn ra tại Đà Nẵng từ 25/8 đến 2/9, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ở Đà Nẵng đã phải mất hàng chục cuộc đi lại và “ăn dầm nằm dề” ở Hà Nội mới xin được giấy phép và quyết định của Phó thủ tướng cho việc đón đồn [45]. Ơtơ của Việt Nam hiện chưa được vào Thái Lan, cịn ơtơ tay lái nghịch của Thái Lan chỉ được vào đến khu
trong Chính phủ hai nước kiến nghị cần sớm giải quyết việc cho phép ôtô của hai nước Việt Nam và Thái Lan được lưu thông qua lại để tăng nguồn khách du lịch và hàng hóa. Đồng thời, thống nhất mức phí giữa các trạm thu phí giao thơng của ba nước. Cũng theo phản ảnh của DN, hiện nội dung tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải tạm nhập tái xuất còn chưa thống nhất tại cả ba nước.
Dù còn nhiều hạn chế như vậy, phải công nhận rằng Chính phủ các quốc gia trong khu vực nói chung, Chính phủ Việt Nam nói riêng đã nỗ lực hết sức mình nhằm hoàn thiện dần thể chế luật pháp trên hành lang kinh tế Đông – Tây này. Tại cuộc gặp gỡ của lãnh đạo các quốc gia có EWEC đi qua, Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm cùng với ơng U Maung Myint – Thứ trưởng, trưởng đồn đại biểu Myanma và ơng Sommai Phasee – Thứ trưởng, trưởng đoàn đại biểu vương quốc Thái Lan đều thống nhất quan điểm của ba chính phủ trong mong muốn rằng hành lang kinh tế Đông – Tây sẽ là hành lang kinh tế không biên giới. Muốn vậy, cả bốn nước trong khu vực phải hợp tác chặt chẽ hơn nữa và có những chính sách mang tính đồng bộ và nhất quán cao nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng của EWEC cả về giao thông, vận tải, thương mại, du lịch để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, tăng cường thương mại và liên kết... Như để chứng minh cho sự nhất trí này, một loạt đổi mới đã được tiến hành:
- Về thủ tục xuất nhập cảnh cho khách du lịch ở các cửa khẩu, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Vũ Dũng tại Diễn đàn đầu tư – thương mại – du lịch trên hành lang kinh tế Đông – Tây cuối năm 2006 cũng cho hay Chính phủ hai nước Việt Nam và Lào sẽ ngồi lại với nhau để cùng bàn bạc và thống nhất về việc cho xe thông thương qua cửa khẩu Lao Bảo và Dansavanh, đồng thời thủ tục tại các cửa khẩu sẽ được cải tiến để giảm thời gian đi lại cho du khách [43]. Theo thỏa thuận mới nhất đạt được giữa các Chính phủ và các địa phương nằm trên hành lang kinh tế Đông – Tây, phương tiện chở khách du
lịch được đi từ Thái Lan qua Lào và theo các cửa khẩu Cầu Treo (quốc lộ 8), Lao Bảo (quốc lộ 9), Bờ Y (quốc lộ 40) vào Việt Nam và đến các điểm du lịch dọc quốc lộ 1 từ Vinh tới Nha Trang.
- Ông Cao Viết Sinh – Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết phía Việt Nam sẽ cố gắng trong thời gian sớm nhất hồn chỉnh cơ chế chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp bên ngoài đầu tư vào khu vực miền Trung; đồng thời hỗ trợ để các doanh nghiệp nước nhà tiếp cận với đầu tư và giao thương với các quốc gia nằm trên EWEC.
- Thay mặt Thủ tướng Chính phủ, mới đây Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã chỉ đạo các Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Giao thơng vận tải, Bộ Cơng Thương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan thực hiện các giải pháp, chính sách, thỏa thuận tạo thuận lợi cho hợp tác phát triển Hành lang kinh tế Đông – Tây… [48].
2. Các địa phƣơng nằm trên EWEC
Cùng chung cố gắng với Chính phủ là nỗ lực của các Sở, ban ngành tại các địa phương nằm trên hành lang kinh tế Đông – Tây của nước ta. Các địa phương này cũng đã cố gắng đưa ra các chính sách, quy định tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự phát triển của kinh tế thương mại và hoạt động logistics.
- Đầu tiên là tình Quảng Trị với “Chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư của Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo”. Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo được Chính phủ cho phép áp dụng cơ chế chính sách ưu đãi ở mức cao nhất theo quy định hiện hành của Pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập. Theo quy chế này thì Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo vừa có đặc điểm tính chất của Khu chế xuất, Khu cơng nghiệp lại vừa có đặc điểm tính chất của Khu kinh tế cửa khẩu, Khu bảo thuế... [41]. Đây là đặc điểm riêng có và là lợi thế riêng biệt so
tạo điều kiện thuận lợi nhất có thể cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư tại Lao Bảo. Doanh nghiệp khi đầu tư vào Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo được hưởng các chính sách ưu đãi tối đa theo quy định của Luật đầu tư và các ưu đãi theo Điều ước Quốc tế mà Việt Nam ký kết và tham gia. Theo đó, doanh nghiệp được hưởng các chính sách ưu đãi về các loại thuế: Thuế thu nhập doanh nghiệp; Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Thuế giá trị gia tăng; Thuế tiêu thụ đặc biệt; Thuế thu nhập cá nhân. Ngoài ra, doanh nghiệp còn được hưởng các ưu đãi như thời gian thuê đất; tiền thuê đất; giá và thủ tục thuê đất. Nhờ đó, Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo được thúc đẩy phát triển với tốc độ nhanh hơn, sẵn sàng mở rộng cửa chào đón các doanh nhân và các nhà đầu tư.
Biều đồ 10: Cơ cấu ngành kinh tế các địa phương trên EWEC
0% 20% 40% 60% 80% 100% Đà Nẵng Quảng Trị Dịch vụ CN khác Sản xuất Nông nghiệp
(Nguồn: Nghiên cứu logistics trên hành lang kinh tế Đông – Tây do tiến sĩ Ruth Banomyong và các cộng sự thực hiện năm 2007)
- Tiếp đến là nỗ lực của Đà Nẵng với “Chính sách thơng thống và cơ chế một cửa”. Đà Nẵng được đánh giá là địa phương có chính sách thu hút đầu tư rất thơng thống. Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không quá 5 ngày làm việc; mọi thay đổi, bổ sung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không quá 3 ngày làm việc; cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư không quá 10 ngày làm việc. Các thủ tục liên quan đến chủ trương đầu tư, địa điểm đầu tư, quy hoạch, giải phóng và bàn giao mặt bằng, hợp đồng thuê đất hoặc chuyển quyền sử dụng đất... đều được thực hiện theo cơ chế ''một cửa'' tại Trung tâm xúc tiến đầu tư Đà Nẵng. Việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư được thực hiện theo cơ chế ''một cửa'' tại Sở kế hoạch và đầu tư. Nhà đầu tư được miễn mọi chi phí có liên quan đến cơng tác giải quyết các thủ tục đầu tư ngoài việc nộp lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật [35].
- Cuối cùng là tỉnh Thừa Thiên – Huế: trong những năm gần đây, Thừa Thiên – Huế ln có sự nỗ lực trong việc thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp và dịch vụ. Từ khi tham gia vào hành lang kinh tế Đông – Tây, tỉnh lại càng đẩy mạnh việc hoàn thiện thể chế luật pháp và thơng thống trong thủ tục. Nổi bật nhất là “Chính sách khuyến khích cơng nghiệp và dịch vụ”, “Chính sách đẩy mạnh kinh tế tư nhân”, “Chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài” cùng với những nỗ lực để đẩy mạnh ngành cơng nghiệp khơng khói – du lịch. Nhờ vậy, Thừa Thiên – Huế đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể: cơ cấu kinh tế chuyển đổi theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá rõ rệt, tỷ trọng nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ thay đổi từ 44,2% – 19,7% – 36,1% năm 1990 thành 22,2% – 34,1% – 43,7% năm 2007; số doanh nghiệp tư nhân mới đăng ký trong 5 năm (2003 – 2007) cao gấp 7 lần so với 8 năm trước đó (1995 – 2002); khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi mới hình thành từ năm 1992 nhưng đã đóng góp rất lớn vào tăng trưởng kinh tế của
GDP của tỉnh, 42% trong tổng thu ngân sách địa phương [38]. Với những tín hiệu đáng mừng như vậy, tin tưởng rằng mục tiêu năm 2008 của Thừa Thiên – Huế là tăng trưởng kinh tế đạt 9%, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 160 triệu USD, số lượng khách du lịch đạt 1,4 triệu lượt người… sẽ được hồn thành.
Nhìn lại quá trình phát triển của thể chế pháp luật tại Việt nam trong thời gian qua, có thể nhận thấy hệ thống luật pháp phục vụ hoạt động kinh tế thương mại, cụ thể là các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, quan hệ kinh tế quốc tế, giao thông vận tải… luôn được Nhà nước và Quốc hội quan tâm. Chỉ trong một thời gian ngắn, một loạt các hoạt động trong xã hội đã được thể chế hoá bằng luật như: Luật Hàng hải, Luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Đầu tư, Luật Bảo hiểm, Luật Giao thông đường bộ… Bên cạnh các bộ luật chun ngành cịn có các văn bản dưới luật như pháp lệnh, quy định, quy chế… có liên quan nhằm bổ sung, hướng dẫn trong quá trình thực thi pháp luật hiện hành. Một số bộ luật khác cũng đang được xây dựng hoặc bổ sung cho hoàn thiện để được ban hành trong thời gian khơng xa. Ngồi việc cố gắng xây dựng và hồn thiện hệ thống luật pháp trong nước, Chính phủ Việt Nam còn tham gia ký kết hoặc phê chuẩn các Công ước, Điều ước, Hiệp định song biên hoặc đa biên mang tính quốc tế hay khu vực liên quan tới hoạt động buôn bán, vận tải giao nhận, sản xuất kinh doanh… nhằm tạo điều kiện cho quá trình phát triển kinh tế của đất nước và khu vực, đáp ứng yêu cầu hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới.
Chính phủ đã nỗ lực như vậy, chính quyền các địa phương cũng tỏ ra rất tích cực trong cơng tác hồn chỉnh cơ chế, thơng thống thủ tục, đẩy mạnh đổi mới, hỗ trợ tối đa cho việc phát triển kinh tế – xã hội. Đặc biệt các địa phương nằm trên hành lang kinh tế Đơng – Tây cịn chịu nhiều sức ép đổi mới hơn nữa, nhưng cho đến thời điểm hiện tại mọi việc vẫn đang tiến triển theo hướng tốt đẹp. Qua đó lạc quan rằng, mặc dù hiện nay hệ thống pháp luật Việt
Nam tuy chưa đầy đủ và còn khá nhiều bất hợp lý; song với sự đổi mới của nền kinh tế xã hội, nhận thức đúng đắn của các nhà lãnh đạo và đặc biệt là nỗ