Đánh giá chung về hoạt động logistics trên hành lang kinh tế Đông –

Một phần của tài liệu Hoạt động logistics của việt nam trên hành lang kinh tế đông tây (Trang 34 - 38)

CHƯƠNG I: HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TRÊN HÀNH LANG KINH TẾ

II. Hoạt động logistics trên hành lang kinh tế Đông – Tây

6. Đánh giá chung về hoạt động logistics trên hành lang kinh tế Đông –

Nếu hình dung mức độ phát triển của 4 yếu tố cơ bản cấu thành nên hệ thống logistics theo thang điểm từ 0 đến 4, với 0 – không hề phát triển và 4 – mức độ phát triển cao nhất, sẽ có điểm số của các quốc gia trên hành lang kinh tế Đông – Tây như sau:

Biều dồ 5: Đánh giá mức độ phát triển các yếu tố cơ bản cấu thành nên hệ thống logistics trên hành lang kinh tế Đông – Tây

Yếu tố cơ bản Việt Nam Lào Thái Lan Myanma

Cơ sở hạ tầng 3 2 3,5 2,5

Thể chế luật pháp 3 2,5 3 2,5

Người gửi/ người nhận 2,5 2 3 2,5

Nhà cung cấp 2 2 2 2

Bình quân logistics 2,625 2,125 2,875 2,375

0 1 2 3 4

Cơ sở hạ tầng

Thể chế luật pháp

Người gửi/ người nhận Nhà cung cấp

Việt Nam Lào Thái Lan Myanma

Kết quả những nghiên cứu và thống kê tại 4 quốc gia trên – dựa trên nền tảng 4 yếu tố cơ bản cấu thành nên hệ thống logistics vĩ mô; cho thấy rằng hệ thống và hoạt động logistics trên hành lang kinh tế Đông – Tây hiện vẫn đang ở mức trung bình yếu:

- Trong số 4 quốc gia, mới chỉ Thái Lan là có sự chuẩn bị kĩ càng nhất cả về mặt tâm lý lẫn các biện pháp để đón đầu sự phát triển của logistics.

Quốc gia này đã xác định mục tiêu sẽ trở thành đầu mối cho hoạt động logistics tại khu vực tiểu vùng sông Mê – kông với các chính sách khá mạnh mẽ để có thể phát triển khả năng logistics của mình. Các địa phương được kì vọng là trung tâm kinh tế thương mại của EWEC là: Tak, Phitsanulok, Khon Kaen và Mukdahan.

- Tiếp đến là Việt Nam, với việc logistics vẫn đang là một nội dung mới mẻ và cũng chưa có một cơ quan nào chịu trách nhiệm quản lý và phát triển ngành kinh tế – công nghiệp này. Việt Nam cũng chưa có chính sách phỏt triển logistics một cỏch rừ ràng, cỏc địa phương là trung tõm kinh tế thương mại trên hành lang kinh tế Đông – Tây là: Huế và Đà Nẵng.

- Thứ ba là Myanma, cửa ngừ phớa Tõy của EWEC. Myanma cần phải cố gắng nhiều hơn nữa trong nỗ lực bắt kịp Thái Lan và Việt Nam trong lĩnh vực logistics. Đại phương được mong đợi là trung tâm kinh tế thương mại của hành lang Đông – Tây: Mawlamyine.

- Xếp cuối cùng trong khả năng logistics là Lào. Chính phủ nước này đặt mục tiêu biến thành cầu nối trên đất liền giữa các quốc gia trong khu vực.

Tuy nhiên, Lào cũng chưa có chính sách phát triên logistics hợp lý, các địa phương là trung tâm kinh tế thương mại trên EWEC là: Seno và Savannakhet.

Tuy nhiên, đánh giá vấn đề một cách tổng quát và khách quan nhất, có thể thấy rằng hành lang kinh tế Đông – Tây đã đem lại một bộ mặt mới cho các địa phương cũng như toàn bộ khu vực này. Trao đổi thương mại giữa các nước trong khu vực trong thời gian qua tăng đáng kể: tổng kim ngạch xuất

nhập khẩu giữa Lào, Thái Lan, Việt Nam và Myanma tăng trung bình 33%/

năm và hứa hẹn sẽ còn tăng thêm nữa. Hàng hoá buôn bán dọc biên giới hành lang chủ yếu phản ánh lợi thế so sánh của mỗi nước, đồng thời đóng vai trò hàng hoá quá cảnh để thâm nhập vào các thị trường khác. Các mặt hàng được trao đổi chủ yếu là: rau, quả, gỗ, gia súc, hàng dệt may... Đã xuất hiện một số mặt hành công nghiệp như hàng điện tử, ôtô và đồ gia dụng.

Biều đồ 6: Số liệu xuất nhập khẩu các quốc gia trên EWEC năm 2007

(Nguồn: Nghiên cứu logistics trên hành lang kinh tế Đông – Tây do tiến sĩ Ruth Banomyong và các cộng sự thực hiện năm 2007)

Trình độ phát triển của một hành lang kinh tế được chia thành 4 cấp độ, đó là [23]:

- Hành lang giao thông vận tải: nối các vùng của một khu vực địa lý;

- Hành lang đa phương thức: nối các vùng của một khu vực địa lý thông qua sự hợp nhất của nhiều hình thức giao thông vận tải;

- Hành lang logistics: không chỉ nối các vùng của một khu vực đại lý mà còn là sự kết hợp và đồng bộ giữa thể chế luật pháp để có thể đạt được

hiệu quả tốt nhất về vận chuyển và lưu trữ hàng hóa, hành khách cũng như các thông tin liên quan;

- Hành lang kinh tế: hành lang có khả năng thu hút vốn đầu tư và thúc đẩy hoạt động kinh tế dọc theo các khu vực địa lý. Sự liên kết về giao thông và các dịch vụ logistics là điều kiện tiên quyết để đạt tới trình độ này.

Như vậy có thể phân loại cấp độ phát triển của từng phần cũng như của toàn bộ hành lang kinh tế Đông – Tây như sau:

Hành lang Cấp độ phát triển

Từ Mawlamyine đến Myawady Hành lang đa phương thức

Từ Tak đến Mukdahan Hành lang logistics

Từ Savannakhet đến Dansavanh Hành lang logistics

Từ Lao Bảo đến Đà Nẵng Hành lang logistics

Toàn bộ hành lang kinh tế Đông – Tây Hành lang giao thông

Mặc dù trên EWEC đã có một số phần đạt đến trình độ phát triển hành lang logistics, nhưng đó chỉ là những phần đơn lẻ chưa tạo nên sự thống nhất cho toàn bộ hệ thống. Điều đáng chú ý hơn nữa là những phần này đều nằm trong biên giới của một quốc gia, nó cho thấy việc liên kết xuyên biên giới đang là điểm yếu nhất của hành lang Đông – Tây. Trên toàn bộ hành lang, chưa có sự xuất hiện của hành lang kinh tế, đây là điều mà chính phủ cũng như doanh nghiệp trong khu vực cần phải cố gắng và nỗ lực nhiều hơn nữa để EWEC có thể đạt được những mục tiêu như mong đợi.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG

Một phần của tài liệu Hoạt động logistics của việt nam trên hành lang kinh tế đông tây (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)