Người cung cấp và người sử dụng Việt Nam trên hành lang này

Một phần của tài liệu Hoạt động logistics của việt nam trên hành lang kinh tế đông tây (Trang 62 - 70)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS CỦA VIỆT

IV. Người cung cấp và người sử dụng Việt Nam trên hành lang này

Như đã trình bày ở các phần trước, hiện nay dịch vụ logistics tại Việt Nam đang trong giai đoạn bước đầu phát triển. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận, mặc dù trong thời gian qua đã áp dụng cung cấp dịch vụ logistics nhưng vẫn ở mức độ còn khá sơ khai. Đặc biệt các dịch vụ như đóng gói bao bì, kẻ ký mã hiệu, gom hàng, lưu kho bãi, mua bảo hiểm, thuê tàu, lưu cước, tổ chức vận chuyển hay phân phối hàng hoá… cung cấp cho khách hàng chưa được hình thành như một chuỗi các dịch vụ trong đó các yếu tố, các bộ phận được liên kết chặt chẽ với nhau [46]. Các dịch vụ và hoạt động logistics cung cấp còn lẻ tẻ, gián đoạn. Trên thực tế các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải và giao nhận Việt Nam đến nay còn chưa thực sự có được dịch vụ logistics của riêng mình mà hầu như cung cấp dịch vụ logistics thông qua các doanh nghiệp nước ngoài bằng cách trở thành đại lý cho họ, thực hiện một khâu, một cung đoạn nhỏ nào đó trong quá trình chu chuyển của hàng hóa. Nói một cách khác, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận của Việt Nam mới chỉ tham gia vào chuỗi hoạt động logistics chứ chưa trở thành người tổ chức, kinh doanh dịch vụ logistics theo đúng nguyên nghĩa của nó. Các đại lý logistics của Việt nam như Vietfracht, Vietrans, Vinatrans, Vicoship, Falcon… vẫn áp dụng logistics khá đơn điệu

tổ chức vận chuyển trong nội địa và giao hàng cho các chủ hàng lẻ đối với hàng hoá nhập khẩu theo yêu cầu của các hãng vận tải và giao nhận nước ngoài.

Hoạt động logistics đã rất phát triển trên thế giới nhưng vẫn còn khá mới mẻ đối với Việt Nam và các nước đang phát triển khác. Dịch vụ logistics chủ yếu được cung cấp bởi người giao nhận và cũng chưa thật sự đầy đủ. Xét về cấp độ phát triển có thể chia các công ty giao nhận Việt Nam thành 4 cấp độ như sau [46]:

- Cấp độ 1: các đại lý giao nhận truyền thống. Các đại lý giao nhận này chỉ thực hiện các công việc thuần tuý mà khách hàng yêu cầu như: vận chuyển hàng hoá bằng đường bộ, thay mặt chủ hàng làm thủ tục hải quan, làm chứng từ, lưu kho bãi, giao nhận. Ở cấp độ này, gần 80% các công ty giao nhận Việt Nam hiện nay phải thuê lại kho và dịch vụ vận tải.

- Cấp độ 2: các đại lý giao nhận đóng vai trò người gom hàng và cấp vận đơn gom hàng (House Bill of Lading). Nguyên tắc hoạt động của những người này là phải có đại lý độc quyền tại các cảng lớn để thực hiện việc xếp dỡ hàng hoá. Hiện nay có khoảng 10% các tổ chức giao nhận Việt Nam có khả năng cung cấp dịch vụ gom hàng tại trạm giao nhận (tiếng Anh:

Container Freight Station, sau đây sẽ được gọi là CFS) của chính họ hoặc do họ thuê của nhà thầu.

- Cấp độ 3: đại lý giao nhận đóng vai trò là nhà vận tải đa phương thức. Trong vai trò này, một số công ty đã phối hợp với công ty nước ngoài tại cảng dỡ hàng bằng một hợp đồng phụ để tự động thu xếp vận tải hàng hoá tới điểm cuối cùng theo vận đơn. Tính đến nay đã có tới trên 50% các đại lý giao nhận ở Việt Nam hoạt động như đại lý của người kinh doanh vận tải đa phương thức (MTO).

- Cấp độ 4: đại lý giao nhận trở thành nhà cung cấp dịch vụ logistics – đây là kết quả tất yếu của quá trình hội nhập. Hiện nay chưa có công ty nào

của nước ta đạt đến trình độ này. Tuy nhiên trong những năm gần đây, khá nhiều tập đoàn logistics lớn trên thế giới đã có văn phòng đại diện tại Việt Nam và hoạt động rất hiệu quả trong thời gian qua như: APL Logistics, TNT, NYK Logistics, Maersk Logistics, Birkart, Ikea, Kunhe, Nagel, Schenker…

Chỉ trong vòng năm năm, số lượng công ty đăng ký hoạt động trong lĩnh vực logistics ngày càng gia tăng, hàng loạt công ty giao nhận vận tải cũng đã đổi tên thành công ty dịch vụ Logistics. Các công ty hoạt động trong lĩnh vực logistics của Việt Nam từ chỗ làm đại lý cho hãng nước ngoài hoặc liên doanh liên kết với nước ngoài sẽ học hỏi và tích luỹ được nhiều kinh nghiệm để dần dần trưởng thành và có thể hoạt động độc lập, về lâu dài có thể cạnh tranh với các công ty logistics khác trên thế giới và có thể trở thành nhà cung cấp dịch vụ logistics một cách đầy đủ của Việt Nam.

Hoạt động logistics của các doanh nghiệp Việt Nam trên hành lang kinh tế Đông – Tây cũng nằm trong hoàn cảnh tương tự. Phải thừa nhận rằng, không kể đến Đà Nẵng thì các địa phương nằm trên EWEC của Việt Nam đều ở trình độ phát triển trung bình so với các địa phương và khu vực khác trong cả nước. Chính vì thế, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics phần lớn mới ở cấp độ 1, một số rất ít đạt đến cấp độ 2. Các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics cũng chưa thật sự lớn mạnh, đa số là các công ty hoạt động trong ngành xuất nhập khẩu. Với tình hình thực tế là cả nhà cung cấp và nhà sử dụng đều mới ở trình độ thấp, chưa có nhiều kinh nghiệm thì hoạt động cung cấp cũng như sử dụng dịch vụ logistics sẽ phát triển rất chậm. Tuy nhiên, tình hình đã có sự thay đổi đáng kể khi các hãng nước ngoài và các doanh nghiệp lớn trong nước nhìn thấy những tiềm năng của khu vực này. Kể từ cuối năm 2006, khi EWEC chính thức được thông tuyến, hoạt động logistics đã phong phú hơn rất nhiều vì sự có mặt của các nhà cung cấp chuyên nghiệp và các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ chuyên nghiệp – những

đang bỏ ngỏ này. Nhờ đó, tương quan giữa doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics của Việt Nam trên EWEC so với doanh nghiệp của các nước bạn đã có sự thay đổi đáng kể – trong thời điểm hiện tại Việt Nam đang có những doanh nghiệp mạnh, có khả năng cạnh tranh. Hoạt động logistics trên hành lang kinh tế Đông – Tây đã mang lại cho các doanh nghiệp nhiều lợi thế như:

- Giảm chi phí và thời gian: hiện nay, đa phần các doanh nghiệp giao nhận vận tải biển của Việt Nam không có hệ thống kho vận toàn cầu, nên thường mất một khoản phí lớn cho việc thuê kho để lưu trữ hàng hoá. Khi áp dụng logistics trong vận tải biển, các doanh nghiệp buộc phải có hệ thống kho của riêng mình cả ở trong nước và nước ngoài, do đó khi làm công tác giao nhận vận tải các doanh nghiệp có thể gom các lô hàng lẻ và lưu kho chờ đến khi có thể đóng thành một lô hàng lớn thì chuyển xuống tàu gửi đi. Như vậy, chi phí gửi một lô hàng lớn sẽ rẻ hơn là gửi một lô hàng nhỏ lẻ, thêm vào đó sẽ không phải mất thêm một khoản chi phí thuê kho. Ngoài ra mục tiêu của logistics là vận chuyển hàng đến đúng lúc (Just in time) và không để hàng tồn kho (zero stock), tức là phải đảm bảo tối thiểu hoá thời gian chờ đợi tại các điểm và tránh lưu kho. Do đó, người cung cấp dịch vụ logistics phải sắp xếp lịch trình phù hợp cho hàng hoá tới cảng là được bốc ngay lên phương tiện vận chuyển và khi tới cảng đích là được dỡ ngay xuống giao cho chủ hàng, nên giảm được thời gian hàng phải nằm chờ tại kho hàng hay trên phương tiện vận tải, chủ hàng cũng như người vận tải sẽ không tốn chi phí lưu kho hay chi phí phạt chậm xếp dỡ hàng, những chi phí ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành cung cấp dịch vụ giao nhận, vận tải. Tình hình tương tự sẽ xảy ra ở các tuyến đường sắt và đường ôtô, khi doanh nghiệp cũng cố gắng hết mức có thể giảm thời gian hàng hóa từ tay người gửi đến tay người nhận hay thời gian hàng lưu tại các kho đường bộ. Điển hình do EWEC là tuyến hành lang giao thông đường bộ, cho nên các hãng logistics lại càng phải chú trọng vấn đề này hơn nữa.

- Tăng sự linh hoạt và chủ động trong hoạt động của các doanh nghiệp: khi áp dụng logistics các doanh nghiệp phải có một hệ thống kho bãi, chủ động trong việc lưu kho và bảo quản hàng hoá, có đội xe hoặc đội tàu của riêng mình để chủ động về giá cước, và giành được quyền vận tải nhằm mang lại doanh thu lớn hơn. Đồng thời khi áp dụng logistics, buộc các doanh nghiệp giao nhận vận tải phải có một hệ thống quản trị thông tin với việc ứng dụng thành tựu công nghệ thông tin, giúp các doanh nghiệp chủ động trong việc nắm bắt thụng tin kịp thời để đưa ra những quyết định đỳng đắn như: nắm rừ lịch trình di chuyển của hàng hóa, tình trạng hoạt động của các cảng để có thể bố trí tàu vào cảng kịp thời, tình trạng hoạt động của các tuyến giao thông đường ôtô, có kế hoạch chủ động gom hàng để chuyển đi đúng tuyến, nắm bắt kịp thời sự biến động của giá cả và linh hoạt thay đổi cho phù hợp với thị trường chung.

Hơn nữa, việc áp dụng logistics còn giúp cho việc tiến hành các thủ tục thông quan hàng hoá thuận tiện hơn. Khi hàng hoá chưa về tới cửa khẩu thì thông tin về hàng đã được hải quan nước sở tại nhận được và làm sẵn thủ tục, khi hàng về tới cửa khẩu sẽ mất ít thời gian hơn trong khâu làm thủ tục và các doanh nghiệp sẽ chủ động sẵn sàng hơn trong việc vận chuyển hàng hóa, giảm thiểu thời gian thông quan.

- Tăng khả năng cạnh tranh: như đã phân tích, khi ứng dụng logistics, các doanh nghiệp giao nhận vận tải nói chung sẽ giảm được chi phí, giảm thời gian “chết” mà hàng phải chờ đợi để được giải phóng, đảm bảo đúng lịch trình của hàng, để hàng đến nơi đúng lúc và đúng chỗ. Điều đó làm tăng chất lượng dịch vụ giao nhận vận tải, giảm giá thành dịch vụ, tăng uy tín và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp vì yếu tố giá cả và chất lượng của dịch vụ là hai yếu tố quan trọng nhất tác động tới chủ hàng quyết định thuê hãng logistics nào cung cấp dịch vụ cho mình. Áp dụng logistics đòi hỏi phải có hệ thống tiêu chuẩn đạt chất lượng quốc tế, như vậy thì đương nhiên chất lượng

dụng logistics toàn cầu, người giao nhận chỉ cần nhập số vận đơn cùng với mã số chuyến hàng vào máy tính và chỉ sau 5 phút đã có thể nắm bắt được các thông tin chi tiết về ngày, giờ, địa điểm hàng đến và thông báo lại cho chủ hàng. Như vậy, doanh nghiệp càng ngày càng cung cấp dịch vụ tốt hơn cho khách hàng, giữ chân được những khách hàng cũ và thu hút được thêm nhiều khách hàng mới. Logistics đã thực sự trở thành một vũ khí cạnh tranh lợi hại, giúp những ai biết sử dụng giành chiến thắng.

- Tăng doanh thu và lợi nhuận: những lợi ích mà logistics mang lại cho các doanh nghiệp giao nhận vận tải trên hành lang kinh tế Đông – Tây quả là không nhỏ: giảm chi phí, giảm thời gian hàng “chết”, nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp… và điều này là hệ quả tất yếu cho việc tăng doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp. Doanh nghiệp áp dụng logistics sẽ thực hiện trọn gói dịch vụ cung cấp hàng hoá “từ kho tới kho”, như vậy nghiễm nhiên có thể thu thêm các khoản phí từ phía chủ hàng, dẫn tới doanh thu của doanh nghiệp tăng lên. Thêm nữa, nếu có một doanh nghiệp nào đó đứng ra làm đầu mối cung ứng dịch vụ logistics thì sẽ thu hút được rất nhiều người giao nhận khác tham gia, trở thành các chân rết thu gom hàng để chuyên chở nhằm hưởng lợi từ hệ thống kho vận và mạng thông tin toàn cầu của doanh nghiệp. Như vậy học thuyết kinh tế “lợi thế tăng theo quy mô” đã thể hiện đầy đủ sự đúng đắn của nó: chi phí gửi một lô hàng lớn bao giờ cũng rẻ hơn rất nhiều so với chi phí gửi nhiều lô hàng nhỏ lẻ. Các doanh nghiệp giao nhận, thu phí từ các chủ hàng lẻ nhưng lại gom vào thành một lô hàng lớn và gửi cho người chuyên chở thực sự với mức phí của một lô hàng lớn và thu lợi nhuận từ phần chênh lệch đó. Như vậy thông qua việc cung ứng dịch vụ logistics thì các doanh nghiệp giao nhận vận tải càng thu được nhiều lợi nhuận hơn.

Thuận lợi như vậy, nhưng các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics nói chung và dịch vụ vận tải giao nhận nói riêng của Việt Nam trên

hành lang kinh tế Đông – Tây đang phải đối mặt với khá nhiều khó khăn, có thể kể đến như:

- Khó khăn đầu tiên chính là vấn đề chi phí. Do hoạt động logistics bao gồm nhiều khâu, nhiều công đoạn nên để áp dụng toàn bộ hoạt động này cần chi phí khá lớn và phức tạp hơn dịch vụ vận tải giao nhận thông thường.

Doanh nghiệp cần đầu tư nhiều hơn vào kho tàng bến bãi nhà xưởng, năng lực giao thông vận tải, mạng lưới thông tin liên lạc, nguồn nhân lực…

- Tiếp theo là khó khăn về vấn đề nhân lực. Việt Nam hiện nay còn rất thiếu những người điều hành có năng lực và kinh nghiệm trong lĩnh vực logistics. Trong bất cứ một lĩnh vực nào, con người và tri thức vẫn là một yếu tố quyết định. Không có hoặc thiếu người điều hành có năng lực và kinh nghiệm thì không thể thành công và đạt hiệu quả trong hoạt động thực tiễn.

Logistics là một lĩnh vực rất mới đối với các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận của Việt nam nói riêng cho nên nguồn nhân lực còn rất yếu và thiếu. Đội ngũ cán bộ quản lý điều hành hiện đang được đào tạo để đáp ứng nhu cầu quản lý, kinh nghiệm ngày càng được nâng cao, hầu hết đạt trình độ đại học. Tuy nhiên họ vẫn làm việc với phong cách quản lý cũ, chưa thích ứng kịp với điều kiện hoàn cảnh mới, chưa được trang bị toàn diện kiến thức về logistics cũng như quản trị logistics.

Về đội ngũ nhân viên nghiệp vụ phần lớn có bằng cấp nhưng lại chưa được đào tạo chuyên sâu về logistics, tất cả đều phải tự nâng cao trình độ. Về đội ngũ công nhân lao động trực tiếp trên thực tế trình độ học vấn thấp cho nên còn rất mơ hồ với hoạt động logistics. Công việc của họ đơn điệu chỉ là bốc xếp, kiểm đếm, coi giữ, lái xe… và sử dụng sức người nhiều hơn là máy móc.

- Vai trò của mạng lưới thông tin trong quá trình tổ chức dịch vụ logistics là rất quan trọng và có thể nói nó quyết định sự thành công hay không của các nhà cung cấp dịch vụ này. Nhưng các doanh nghiệp kinh

mức độ còn hạn chế. Việt nam còn thiếu những thiết bị công nghệ cần thiết cho các hoạt động liên quan tới logistics. Trên thế giới hiện nay vai trò của công nghệ thông tin được đánh giá rất cao, nhiều người cho rằng công nghệ thông tin như vị cứu tinh đối với các nhà sản xuất kinh doanh. Logistics chỉ có thể ứng dụng và phát huy hiệu quả trên cơ sở tận dụng các ưu điểm của công nghệ tin học, bằng việc ứng dụng các luồng thông tin để giám sát theo dừi toàn bộ quỏ trỡnh vận động của hàng hoỏ. Việc sử dụng hệ thống trao đổi dữ liệu bằng hệ thống máy tính điện tử (tiếng Anh: Electronic Data Interchange, sau đây dược gọi là EDI) với sự hỗ trợ của mạng lưới thông tin liên lạc và công nghệ xử lý đóng vai trò sống còn đối với sự di chuyển của hàng hoá và chứng từ. Như vậy có thể hiểu logistics trong toàn bộ quá trình phân phối vật chất, thực chất là sử dụng thông tin để tổ chức và quản lý chu trình di chuyển hàng hoá qua nhiều công đoạn, chặng đường, phương tiện, địa điểm khác nhau. Hiện tại ở Việt Nam số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận sử dụng các thiết bị công nghệ cao để phục vụ công việc kinh doanh còn hết sức hạn chế, chủ yếu dùng để phục vụ công việc văn phòng. Sự phát triển của mạng nội bộ doanh nghiệp trên hệ thống thông tin toàn cầu nhằm cập nhật, khai thác, kiểm tra, giám sát mọi hoạt động phục vụ nhu cầu kinh doanh song chưa thật sự trở thành một nghiệp vụ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Khái quát lại, logistics là một trong những hoạt động còn mới mẻ của các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh tế thương mại trên hành lang kinh tế Đông – Tây nói riêng và Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, không có một hoạt động nào của doanh nghiệp lại không có nhu cầu ứng dụng logistics. Một doanh nghiệp dù là nhỏ nhất cũng cần phải có cơ sở vật chất ở một địa điểm nào đó, có hoạt động dự trữ tất cả những gì cần cho sản xuất ra sản phẩm, và có các phương thức vận tải để thu mua vật liệu sản xuất cũng như để phân phối sản phẩm cuối cùng… Hoạt động và dịch vụ logistics đã phát triển rất

Một phần của tài liệu Hoạt động logistics của việt nam trên hành lang kinh tế đông tây (Trang 62 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)