Đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Hoạt động logistics của việt nam trên hành lang kinh tế đông tây (Trang 106 - 113)

II. Các giải pháp thúc đẩy hoạt động logistics của Việt Nam trên hành lang

3.6.Đào tạo nguồn nhân lực

3. Về phía người cung cấp và người sử dụng

3.6.Đào tạo nguồn nhân lực

Như đã trình bày nhiều lần trong nghiên cứu này, hoạt động logistics là một quy trình rất phức tạp và mang tính chun mơn hóa cao. Vì vậy, muốn ứng dụng và phát triển logistics có hiệu quả trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và thế giới, thì các doanh nghiệp cần phải có sự hiểu biết đầy đủ về logistics cũng như vận hành nhuần nhuyễn các công đoạn của logistics. Cho nên vấn đề đào tạo và xây dựng nguồn nhân lực là một nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển của logistics ở Việt Nam hiện nay. Ở trên, khóa luận đã đề cập tới việc xây dựng cơ sở đào tạo nguồn nhân lực – đó là u cầu vĩ mơ đối với Chính phủ cũng như các sở ban ngành; còn nội dung này sẽ trình bày giải pháp xây dựng nguồn nhân lực từ phía các doanh nghiệp cung cấp và sử dụng dịch vụ logistics.

Có thể nói nơm na rằng người kinh doanh logistics là kiến trúc sư về giao nhận vận tải, cho nên người hoạt động trên lĩnh vực này phải hội tụ đầy đủ những kiến thức về thương mại cũng như vận tải giao nhận quốc tế và các lĩnh vực khác có liên quan. Để có được nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự phát triển logistics trong các doanh nghiệp kinh doanh vận tải giao nhận ở Việt Nam, các doanh nghiệp cần triển khai các biện pháp sau đây:

 Thứ nhất, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực để phục vụ yêu cầu đặt ra của ngành và của bản thân doanh nghiệp mình, chiến lược phát triển nguồn nhân lực có thể nằm trong chiến lược phát triển hoạt động logistics nói chung. Doanh nghiệp có thể đặt hàng với các cơ

sở đào tạo hoặc các trường đại học về số lượng nhân sự cần thiết trong tương lai.

 Thứ hai, cần tổ chức cho cán bộ, công nhân viên – đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo tham gia những khoá học ngắn hạn hoặc dài hạn về tổ chức và điều hành hoạt động của dịch vụ logistics. Nội dung đào tạo cần tập trung vào lĩnh vực logistics, tổ chức vận hành chuỗi dịch vụ logistics và quản lý sự vận động của chuỗi logistics cũng như các quy định pháp lý liên quan tới hoạt động logistics. Ngoài ra, kiến thức về vận tải giao nhận truyền thống cũng cần được trang bị cho người học để phục vụ các công đoạn trong hệ thống dây chuyền dịch vụ logistics. Trong đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự phát triển logistics có hai nội dung khơng thể thiếu đó là kiến thức tin học và trình độ ngoại ngữ. Việc truyền, nhận xử lý thông tin để ra được những quyết định đúng đắn sẽ đơn giản hoá thủ tục giấy tờ, xử lý kịp thời tình huống nâng cao được hiệu quả hoạt động. Hình thức đào tạo có thể áp dụng nhiều hình thức như đào tạo trong nước hoặc hợp tác với nước ngoài trong đào tạo, tổ chức các hội thảo trao đổi kinh nghiệm và học tập kinh nghiệm của quốc tế hay khảo sát thực tế. Ngồi ra, có thể thơng qua sự hỗ trợ của các dự án đào tạo logistics của ASEAN, FIATA hay ESCAP và sự hỗ trợ kỹ thuật của các tập đoàn logistics quốc tế để phát triển nguồn nhân lực logistics của Việt Nam. Việc cập nhật thường xuyên những kiến thức mới từ những khoá học như vậy mang tính thời sự rất cao, giúp cho người kinh doanh thích ứng được với những thay đổi mạnh mẽ của thị trường.

Giải quyết được vấn đề nguồn nhân lực – vấn đề cuối cùng trong số các trở ngại cho sự phát triển hoạt động logistics, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp trên hành lang kinh tế Đơng – Tây nói riêng sẽ có một nền móng vững chắc để có thể cạnh tranh với các hàng logistics quốc tế khác. “Vạn sự khởi đầu nan” nhưng bạn, tôi, chúng ta tin tưởng rằng các doanh nghiệp nước nhà sẽ thành công trên con đường đầy thử thách này. Đến

lúc đó, hoạt động logistics cũng như các hoạt động kinh tế thương mại khác của Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ, sánh vai với quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới.

KẾT LUẬN

Trên thế giới hoạt động logistics đã có một q trình phát triển lâu dài và ngày càng bộc lộ những ưu việt một cách rõ rệt. Càng ngày dịng lưu chuyển của hàng hố càng dài hơn, từ người sản xuất hàng hoá phải đi qua rất nhiều người trung gian mới tới được người tiêu dùng cuối cùng; càng ngày tính chất phong phú và sự vận động phức tạp của hàng hóa càng địi hỏi sự quản lý chặt chẽ hơn. Chính những u cầu thực tế đó đã thúc đẩy hoạt động logistics phát triển mạnh mẽ, làm thay đổi bộ mặt của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải giao nhận nói riêng và các lĩnh vực khác có liên quan nói chung. Mặt khác, sự phát triển vô cùng mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã cho phép sự kết hợp chặt chẽ các quá trình sản xuất, lưu kho, tiêu thụ hàng hoá với hoạt động vận tải giao nhận có hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn và đồng thời cũng phức tạp hơn. Thực tế chứng minh chỉ có áp dụng hoạt động logistics, các doanh nghiệp mới có thể đáp ứng nhất những yêu cầu trên. Hiện nay, logistics đang ở thời kỳ phát triển sôi động nhất trên thế giới và mang lại cho các tập đoàn logistics quốc tế những nguồn lợi to lớn. Mặc dù đây là một lĩnh vực còn khá mới mẻ tại nước ta, đặc biệt trên hành lang kinh tế Đơng – Tây thì hoạt động này cịn rất mới mẻ nhưng trên thực tế, Việt Nam hội tụ rất nhiều điều kiện để có thể ứng dụng và phát triển bền vững dịch vụ logistics. Các địa phương của Việt Nam trên EWEC có đầy đủ những tiềm năng để có thể trở thành trung tâm logistics của khu vực, song để phát triển logistics một cách thực sự thì địi hỏi phải mất rất nhiều thời gian, công sức và tiền của. Do đó, cần thiết phải có sự hỗ trợ của Chính phủ cũng như các sở ban ngành trong việc cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, tạo môi trường pháp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động logistics của các doanh nghiệp Việt Nam trên hành lang này phát triển. Sự hỗ trợ của chính quyền cùng với nỗ lực phát triển tự thân của các doanh nghiệp hứa hẹn sẽ đem lại kết quả tươi sáng.

Quả thật, hành lang kinh tế Đơng – Tây có tiềm năng phát triển nhưng để tiềm năng trở thành hiện thực thì các doanh nghiệp, các địa phương phải giải quyết rất nhiều bài tốn hóc búa trong những năm sắp tới. Mười hai giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển hoạt động logistics của Việt Nam trên hành lang này đã được chọn lọc và nghiên cứu kĩ lưỡng, bởi nếu không được xem xét cẩn thận thì giải pháp nhiều khi lại có tác dụng ngược đối với vấn đề. Đặc biệt trong những năm tới, sản xuất hàng hoá tại khu vực này sẽ phát triển, khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu ngày càng tăng lên, thị trường xuất nhập khẩu ngày càng mở rộng thì việc phát triển hoạt động logistics cùng với các hoạt động kinh tế thương mại khác của các địa phương nước ta trên hành lang này càng phải được chú trọng hơn nữa. Với nỗ lực của Nhà nước cùng các doanh nghiệp trong lĩnh vực vận tải giao nhận, chắc chắn trong tương lai không xa hoạt động logistics sẽ thực sự phát triển ở Việt Nam nói chung cũng như hành lang kinh tế Đơng – Tây nói riêng và trở thành cơng cụ sắc bén để các doanh nghiệp nước ta giành được thắng lợi trên trường quốc tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. PGS.TS. Nguyễn Hồng Đàm (2003), Vận tải và giao nhận trong ngoại

thương, NXB Giao thông vận tải.

2. Nguyễn Vũ Hoàng (2003), Các liên kết kinh tế - thương mại quốc tế,

NXB Thanh niên.

3. GS.TS. Nguyễn Thị Mơ (2002), Hoàn thiện pháp luật về thương mại và

hàng hải trong điều kiện Việt Nam hội nhập kinh tế, NXB Chính trị

quốc gia.

4. PGS.TS. Nguyễn Như Tiến (2004), Logistics và khả năng áp dụng, phát triển Logistics trong các doanh nghiệp kinh doanh vận tải giao nhận ở Việt Nam.

5. Tạp chí Vận tải biển (số 12/2007).

6. PGS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân (2003), Logistics những vẫn đề cơ bản,

NXB Thống kê.

7. Báo cáo của Tổng cục hàng hải Việt Nam – Vinalines (2007).

8. Báo cáo hoạt động tại cảng Tiên Sa (5/2008).

9. Báo cáo tài chính cơng ty Gemadept (2007).

10. Bộ Giao thơng vận tải tải (2007), Báo cáo của Viện Chiến lược và phát

triển giao thông vận tải.

11. Bộ Giao thông vận tải (2006), Xây dựng tổng đồ phát triển hệ thống giao thông vận tải phục vụ cơng nghiệp hố hiện đại hố.

12. Báo cáo của Tổng cục Hải quan (2007).

13. Cục hàng hải Việt Nam, Ngành hàng hải Việt Nam bước vào thế kỷ XXI. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

14. Luật Thương Mại.

15. Luật Hàng hải Việt Nam.

17. Nghị định của Chính Phủ số 125/2003/NĐ – CP (29/10/2003), Vận tải đa phương thức quốc tế.

18. Niên giám thống kê (2007), NXB Thống kê.

19. Tạp chí “ Thơng tin của Tổng cục thống kê” (số 4 và 5/2008).

20. Tạp chí “Con số và sự kiện” (số 1 và 2/2008).

21. Tạp chí Hàng hải Việt Nam (số 3/2008).

22. Tồn cầu hố và phát triển bền vững (2003), NXB Khoa học xã hội.

II. TÀI LIỆU TIẾNG ANH

23. Ruth Banomyong (3/2007), East – West Economic Corridor Logistics

Benchmark Study.

24. General Chauncey B. Baker, Transportation of Troops and Material,

Hudson Publishing Company.

25. Donald J. Bowersox, Logistics Stragic Planning for the 1990’s.

26. Donald J. Browersox and David J. Closs, Logistical Management.

27. Martin Christopher, Logistics and Competitive.

28. Richchard L. Dawe, The Impact of Information Technology on Matrials Logistics.

29. Dr. Richard Gray and Dr. Gilsoo Kim, Logistics and International Shipping.

30. Norman E. Hutchinson, An Intergrated Approach to Logistics Management, Florida Institute of Technology.

31. Douglas M. Lambert (1998), Fundamental of Logistics, Mc Graw –

Hill.

32. Douglas M. Lambert, International Logistics and Transportation.

33. ESCAP, Global Trends in Logistics and Supply Chain Management.

III. TÀI LIỆU TRÊN INTERNET 34. vi.wikipedia.org

36. www.dragonlogistics.com.vn 37. www.giaothongvantai.com.vn 38. www.hue.gov.vn 39. www.inboundlogistics.com 40. www.maersk-logistics.com 41. www.quangtri.gov.vn 42. www.smenet.com.vn 43. www.thanhnien.com.vn 44. www.total-logistics.eu.com 45. www.vietnamnet.vn 46. www.viffas.org.vn 47. www.vinalines.com.vn 48. www.vnexpress.net 49. www.unctad.com

Một phần của tài liệu Hoạt động logistics của việt nam trên hành lang kinh tế đông tây (Trang 106 - 113)