Phân tích theo ma trận SWOT từ thực trạng tại Công ty Cổ phần

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG thái nguyên (Trang 89)

5. Bố cục của luận văn

4.2.Phân tích theo ma trận SWOT từ thực trạng tại Công ty Cổ phần

Đầu tƣ và Thƣơng mại TNG Thái Nguyên

Từ ma trận SWOT ở chương 3 tác giả tiến hành thiết lập, đề xuất các phương án chiến lược tương ứng trên cơ sở kết hợp các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 4.1. Hình thành các phƣơng án chiến lƣợc cho Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Thƣơng mại TNG Thái Nguyên

Tên chiến lƣợc

Các kết hợp

đƣợc sự dụng Nội dung chủ yếu của chiến lƣợc

Chiến lược mở

rộng thị trường

S3+O2

Mở rộng thị trường là cách tăng trưởng bằng cách thâm nhập vào những thị trường mới với những sản phẩm Công ty hiện đang sản xuất.

Từng bước mở rộng thị trường, đa dạng hóa các sản phẩm và các lĩnh vực kinh doanh đáp ứng nhu cầu thị trường.

Để thực hiện chiến lược mở rộng thị trường tốt công ty cần khai thác triệt để lợi thế và vận dụng thế mạnh của công ty, xác định các mục tiêu mở rộng thị trường và những điều kiện cơ bản để thực hiện mục tiêu đó. Phải dự đoán được môi trường kinh doanh trong tương lai, trong đó quan trọng nhất là dự báo được biến động của thị trường. Phải kết hợp độ chín muồi với thời cơ, chiến lược không chín muồi thì công ty không phát triển được thị trường. Cần xây dựng chiến lược phát triển thị trường dự phòng vì chiến lược để thực thi trong tương lai

Chiến lược chi phí thấp

S1+S2+S3+ T3+T4

Mục tiêu của chiến lược này là sản xuất các sản phẩm với chi phí thấp nhất để vượt qua các đối thủ cạnh tranh trong ngành, để tồn tại và phát triển. Với mục tiêu này công ty không tập trung vào khác biệt hóa sản phẩm mà dừng lại ở mức thấp, chấp nhận được ở mức chi phí thấp. Công ty cũng không đi tiên phong trong việc nghiên cứu và phát triển để tìm ra các sản phẩm mới. Công ty cũng không phân nhóm khách hàng mà chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu cho khách hàng trung bình. Chiến lược tăng trưởng tập trung W4+O2+O3+O6

Chiến lược này chủ yếu nhằm cải thiện những sản phẩm và thị trường hiện có mà không thay đổi yếu tố nào. Khi theo đuổi chiến lược này công ty cần tập trung nỗ lực khai thác những cơ hội sẵn có về những sản phẩm đang sản xuất ở những thị trường đang tiêu thụ bằng cách làm tốt hơn những gì hiện tại công ty đang làm. Như vậy là công ty vẫn tiếp tục theo đuổi ngành kinh doanh chủ lực.

Chiến lược marketing

W1+W2+W3+ T3+T4

Chiến lược marketing có mục tiêu nâng cao năng lực, đáp ứng trước những thay đổi của cầu thị trường và đối thủ, đồng thời chuẩn bị phương án ứng phó với những cơ hội và rủi ro.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Qua sự kết hợp có thể hình thành nên các chiến lược khác nhau tương ứng. Tuy nhiên tác giả trong phạm vi đề tài nghiên cứu chỉ đưa ra bốn phương án chiến lược trên cơ sở các kết hợp. Trên thực tế công ty hoàn toàn có thể đồng tời đưa ra các giải pháp kết hợp khác nhau.

4.3. Một số giải pháp để thực hiện chiến lƣợc tại công ty Cổ phần Thƣơng mại và Đầu tƣ TNG Thái Nguyên

4.3.1. Quan điểm xây dựng giải pháp

Các giải pháp phải phù hợp với đường lối chính sách, chương trình phát triển kinh tế xã hội, chiến lược phát triển ngành may của nhà nước cụ thể:

-Hiệp định thương mại hàng dệt và may mặc

-Quyết định số 241/WTO/VB về thông báo nhất thể hóa bước một theo điều 2.6 của hiệp định về hàng dệt và may mặc.

-Hiệp định số 216/WTO/VB về thực thi điều VII của hiệp định chung về thuế quan và thương mại -GATT(1994)

-Hiệp định số 215/WTO/VB về thủ tục cấp phép nhập khẩu

-Thông báo 0577/TM-DM của bộ Thương mại ngày 20 tháng 5 năm 2005 - Quyết định số 36/2008/QĐ-TTg, Ngày 10 tháng 3 năm 2008 của thủ tướng chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.

4.3.2. Nội dung giải pháp

4.3.2.1. Tìm kiếm thị trường trên các địa bàn mới (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện nay công ty đang hướng tới thị trường nội địa. Nhóm mục tiêu khách hàng mà công ty phục vụ thường là nhóm khách hàng trung bình. Nên sản phẩm tạo ra với chi phí thấp nhất nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Để thực hiện được chiến lược này công ty cần tập trung vào công nghệ và quản lý để giảm chi phí.

Để bảo toàn thị trường hiện tại và mở rộng thị trường tương lai, công ty cần mở rông hơn nữa phạm vi đáp ứng nhu cầu khách hàng, nhưng cần lưu ý

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ nếu mở rộng quá sẽ làm cho nguồn lực của công ty bị phân tán, gây trở ngại trong việc tập trung vào thị trường chủ yếu.

Theo phương hướng, mục tiêu đặt ra cho công ty trong những năm tới, tăng quy mô thị trường nội địa là mục tiêu quan trọng song song với mục tiêu xuất khẩu. Đây là sự nhìn nhận chính xác của công ty về khả năng nâng vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường. Trong thực tế, việc tăng quy mô thị trường nội địa sẽ không đem lại nhiều lợi nhuận cho công ty, nhưng công ty đã xác định rằng: “cần phải thu hút được sự quan tâm, yêu quý của khách hàng nội địa dành cho sản phẩm của công ty, mới có niềm tin để khuếch trương sản phẩm trên thị trường quốc tế và có cơ sở để đề ra các giải pháp hữu hiệu cho việc nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, khả năng cạnh tranh của công ty ”.

Để tăng quy mô thị trường nội địa, công ty phải áp dụng mọi giải pháp về vấn đề sản phẩm và công tác marketing. Đối với thị trường nội địa công ty sẽ không gặp nhiều khó khăn về khía cạnh tập quán, văn hoá tiêu dùng của khách hàng. Trong nước, công ty cần hình thành mạng lưới tiêu thụ sản phẩm như mở rộng hoạt động của cửa hàng giới thiệu sản phẩm của công ty, tranh thủ và tận dụng các cửa hàng giới thiệu sản phẩm của công ty, cần phát triển hệ thống đại lý đảm bảo cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng một cách nhanh chóng, thuận tiện, đáng tin cậy.

4.3.2.2. Tìm kiếm thị trường mục tiêu mới

Công ty cũng cần phát triển thị trường xuất nhập khẩu không những mở rộng thêm thị trường mới mà còn phải tăng thị phần của sản phẩm ở các thị trường đã có sẵn. Việc phát triển thị trường xuất khẩu tạo điều kiện cho công ty trong khâu tìm kiếm nguồn hàng với số lượng, chủng loại đang dạng và chất lượng ngày càng cao, và đặc biệt để có thể tránh được tịnh trạng bị ép giá như hiện nay. Thị trường xuất khẩu mở rộng sẽ giúp công ty thu được nhiều lợi nhuận.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Các thị trường truyền thống của công ty như EU, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc luôn có sức tiêu thụ mạnh và các khách hàng của công ty là những người bạn hàng rất đáng tin cậy. Trong thời gian tới công ty phải khai thác tối đa những mối quan hệ này, tạo đà phát triển cho những mối quan hệ lâu dài về sau. Vấn đề này phụ thuộc vào phương thức làm việc, giao nhận hàng của Công ty với đối tác. Để duy trì và hình thành các mối quan hệ tốt đẹp, ngoài việc cố gắng sản xuất các sản phẩm đúng tiêu chuẩn, công ty cần bổ sung thêm phương thức thanh toán trả chậm, thể hiện sự tin tưởng của mình vào khách hàng, tạo tâm lý thoải mái cho khách hàng trong giao dịch. Tất nhiên, để làm được điều này, công ty phải tam khảo và thu thập thông tin từ nhiều nguồn về đối tác để tránh những nhận định sai lầm, gây hậu quả xấu.

Đối với các thị trường tiềm năng như Mỹ và Bắc Phi, kế hoạch thâm nhập thị trường cần đặt ra cấp thiết hơn lúc nào hết. Bởi vì cho tới nay, công ty chưa mở rộng xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường này đã là quá muộn, không thể để tới lúc sản phẩm của công ty vào tới “đất hứa” chưa kịp tìm chỗ đứng cho mình đã bị đẩy ra bởi sự phát triển quá nhanh của các đối thủ của các quốc gia khác. Với thị trường Mỹ, công ty cần tìm hiểu đầy đủ các thủ tục nhập hàng và các quy định với hàng nhập khẩu, vì yêu cầu của khách hàng về sản phẩm trên thị trường này là khá khắt khe, ngoài ra còn bị hạn chế bởi hạn ngạch. Đối với thị trường Bắc Phi cũng rất cần thiết đối với công ty. Đây là thị trường có người tiêu dùng với nền văn hoá đa dạng, truyền thống tập quán rất khác nhau nên nhu cầu rất đa dạng, có mức thu nhập cao nhưng lại khá tiết kiệm và thích dùng đồ vật rẻ tiền mà có chất lượng tốt. Một điểm thuận lợi cho hàng tiêu dùng nhập khẩu mà điển hình là hàng may mặc, vì đó là các quốc gia của khu vực ít phát triển công nghiệp hàng tiêu dùng. Chính vì lẽ đó, công ty cần nhanh chóng thâm nhập vào thị trường này vì các công ty may mặc Trung Quốc vẫn đang dẫn đầu về chiến lược xuất khẩu hàng tiêu dùng giá rẻ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Một điểm yếu của các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam là thị trường xuất khẩu và nhập khẩu không có sự gắng bó liên kết, doanh nghiệp nào xuất thì cứ xuất, doanh nghiệp nào nhập thì cứ nhập, mà không có sự tương hỗ lẫn nhau, nên không tạo một thế cân bằng, có đi có lại giữa các thị trường. Để vượt qua trở ngại đó, công ty cần tận dụng đặc điểm của thị trường nhập khẩu và thị trường xuất khẩu của công ty (nhập nguyên vật liệu để làm xuất khẩu hàng gia công), tranh thủ mối quan hệ buôn bán với các thị trường đó để sau này có điều kiện khuếch trương sản phẩm của mình ngay trên thị trường nhập khẩu.

4.3.2.3. Tiếp tục duy trì xuất khẩu bằng gia công

Xu hướng hội nhập mạnh mẽ và quá trình gia nhập các tổ chức WTO, hay TPP đã làm cho Công ty ngày càng có lợi thế hơn trong xuất khẩu hàng gia công đi các nước. Chính nhờ hoạt động xuất khẩu này đã mang lại rất nhiều lợi nhuận cho công ty. Thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, EU, Nhật Bản …đã phục hồi và trên đà tăng trưởng. Bên cạnh đó với quyết tâm hoàn thành việc đàm phán ký kết hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương đã trở thành động lực cho khách hàng các thị trường chính mạnh dạn đầu tư và ký thêm hợp đồng xuất khẩu với Việt Nam. Mặt khác công ty còn có cách lợi thế như ổn định chính trị, chi phí nhân công thấp. Hơn nữa Công ty luôn thực hiện đúng các tiêu chuẩn khách hàng đặt ra.

4.3.2.4. Tăng quy mô sản xuất

Với cách này công ty tập trung tăng quy mô sản xuất nhằm giảm chi phí kinh doanh sản xuất sản phẩm, lợi dụng ưu thế về kỹ thật - công nghệ, thay thế nguyên vật liệu rẻ, nguồn lao động dồi dào…kết quả là tạo ra sản phẩm giá thấp hơn giá đối thủ cạnh tranh. Năm 2014 nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) sẽ được ký kết góp phần mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu . Kinh tế thế giới và kinh tế trong nước đang phục hồi dần. Đón bắt cơ hội này công ty đang đầu tư mở rộng quy mô sản xuất. Công ty dự kiến tuyển dụng thêm 2000 lao động và xây dựng thêm nhà xưởng mới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

4.3.2.5. Đẩy mạnh hoạt động marketing

Yêu cầu của hoạt động Marketing là nghiên cứu nắm bắt thị trường nhằm thoả mãn nhu cầu về hàng may mặc. Nhiều năm qua Công ty đã thấy được vai trò của công tác này, tuy nhiên không phải lúc nào yêu cầu trên cũng đạt kết quả cao. Việc năm bắt thị trường trong tình hình luôn biến động như những năm qua không phải là điều dễ dàng.

Hoạt động marketing là cả một quá trình xác định chính xác nhu cầu tiêu dùng thực tế và nhu cầu tiềm năng của thị trường, xác định trạng thái cung cầu trên các thị trường ở các quốc gia có nền văn hoá khác nhau để không sản xuất những sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu của thị trường, không để thừa hoặc thiếu sản phẩm, đồng thời định được mức giá cả hợp lý lăm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, mở rộng việc tham gia thực hiện các chương trình giới thiệu, quảng cáo, khuyến mại, giới thiệu sản phẩm mới đến với khách hàng,… Như vậy, ngoài các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm và có chính sách giá cả hợp lý, hoạt động marketing được coi là hoàn thiện và có hiệu quả khi được bổ sung đầy đủ các hoạt động khuếch trương sản phẩm, như quảng cáo, yểm trợ sản phẩm, xúc tiến bán hàng.

* Về quảng cáo

Quảng cáo cho sản phẩm và Công ty tại các thị trường mục tiêu như Hàn Quốc, Nhật Bản,… Ngoài quảng cáo giới thiệu chung về Công ty, cần phải có nội dung quảng cáo chi tiết về sản phẩm của Công ty. Tuỳ vào yêu cầu khuếch trương sản phẩm và khả năng tài chính, có thể chọn các phương thức quảng cáo thích hợp từ các ấn phẩm, các cửa hàng, đến các phương tiện truyền thanh, truyền hình, trang web…. hoặc thông qua Công ty, các Bộ, ngành có chức năng, các chương trình hội chợ, hội nghị giới thiệu sản phẩm của Hiệp hội Dệt - May.

Trước kia công tác quảng bá sản phẩm chưa được chú ý. Một phần do chi phí quảng cáo khá cao, một phần chi cho bộ phận marketing lớn. Để sản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ phẩm được nhiều người biết đến đặc biệt là với chiến lược mở rộng thị trường trong nước. Trong thời gian tới công ty cần đẩy mạnh quảng bá sản phẩm nhằm phát triển thị trường. một số giải pháp giúp cho khách hàng biết đến công ty nhiều hơn:

- Đăng tin bán hàng trên trang web bán hàng trực tuyến và các diễn đàn thời trang, thậm trí cả trên face book

- Thông qua công cụ google: Hiện nay công nghẹ thông tin phát triển khách hàng dễ dàng tìm kiếm sản phẩm thông qua mạng internet.Cần nâng cấp giá trị thông tin công ty trong hệ thống tìm kiếm google sao cho khi người dùng gõ chữ “tng” hoặc may thời trang sẽ ra trang web của công ty đầu tiên như vậy khả năng khách hàng biết đến công ty sẽ cao hơn.

- Công ty nên tham gia hội chợ thương mại nhằm quảng bá sản phẩm để khách hàng có thể biết đến công ty.

* Về hoạt động yểm trợ sản phẩm.

Đây là những hoạt động có liên quan đến các dịch vụ sản phẩm và thông tin mà Công ty cần cung cấp thêm cho khách hàng, cho người sử dụng sản phẩm. Các dịch vụ sản phẩm chủ yếu là catalogue (giới thiệu những thông tin cần thiết về sản phẩm và Công ty), nhằm cung cấp thông tin để kích thích việc gia tăng tiêu thụ sản phẩm.

* Về công tác xúc tiến bán hàng:

Công ty cần duy trì và phát huy tác dụng của các hoạt động xúc tiến bán hàng thông qua các hội chợ thời trang tiêu dùng trong nước và quốc tế bằng những mẫu mã luông thay đổi, phong phú thích hợp với thị hiếu tiêu dùng của từng thời kỳ. Hoạt động này thực sự có ý nghĩa đối với Công ty trong việc nâng sức cạnh tranh của sản phẩm, vì thị trường may mặc đang có

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG thái nguyên (Trang 89)