Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Đầu tư

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG thái nguyên (Trang 44)

5. Bố cục của luận văn

3.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Đầu tư

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG Thương mại TNG

Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG Thái Nguyên là công ty được thành lập dưới hình thức chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần theo quyết định số 3774/QĐ-UB ngày 16/12/2002 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên, tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh theo luật doanh nghiệp và các luật khác có liên quan, có tên giao dịch đối ngoại là

TNG Investment and Trading Join Stock Company , trụ sở chính đặt tại số 160 Đường Minh Cầu - Phường Phan Đình Phùng - Thành Phố Thái Nguyên.

Tiền thân của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG là công ty may Bắc Thái được thành lập ngày 22/11/1979 theo quyết định số 488/QĐ- UB của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bắc Thái, do Cộng hoà dân chủ Đức tài trợ cho Việt Nam với số vốn đầu tư ban đầu là 691.000 đồng và 262 cán bộ công nhân viên, nhiệm vụ chính của công ty là may quần áo bảo hộ lao động theo chỉ tiêu trên giao hàng năm.

Từ ngày đi vào hoạt động (02/01/1980) đến năm 1986, công ty luôn hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao, sản xuất ổn định, cán bộ công nhân viên đủ việc làm, thu nhập ổn định, sản xuất kinh doanh có lãi với mức tăng trưởng bình quân là 16%/năm.

Giai đoạn 1986 - 1992 là thời kỳ khó khăn nhất của công ty, có lúc tưởng chừng công ty đã đứng trên bờ vực của sự phá sản. Song, bằng nỗ lực của mình, công ty không những đứng vững trên thị trường nội địa mà còn mở ra thị trường xuất khẩu bắt đầu từ việc may quần áo bảo hộ lao động xuất khẩu sang thị trường các nước Đông Âu, sau đó là áo Jacket và nhiều mặt hàng khác sang thị trường Châu Âu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Năm 1997, thực hiện Nghị định của Chính phủ về việc sắp xếp lại doanh nghiệpnhà nước, công ty may Bắc Thái được đổi tên thành Công ty May Thái Nguyên theo Quyết định số 576/QĐ-UB của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên. Ngày 01/01/2003, công ty may Thái Nguyên được chuyển đổi thành Công ty Cổ phần may xuất khẩu Thái Nguyên với hình thức sở hữu là 100% sở hữu tư nhân. Ngày 17/05/2007 Công ty đã đăng ký đại chúng với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, ngày 28/08/2007 Đại hội đồng cổ đông xin ý kiến biểu quyết bằng văn bản quyết định đổi tên công ty thành Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG, với số vốn điều lệ 54.300.000.000 đồng với tổng diện tích đất đai là 22.556m2

.

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty đã không ngừng đầu tư, cải tiến, sửa chữa nhà xưởng và đổi mới máy móc, thiết bị theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá để nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Hiện nay, tổng số cán bộ, công nhân viên của Công ty là trên 7.000 người, tổng số dây chuyền máy móc thiết bị là 78 dây chuyền, sản lượng hàng năm đạt 15.000.000 quần và 7.500.000 áo Jacket, thị trường tiêu thụ chính là Mỹ, Me- xi-cô, Ca-na-da, Đức, Nga, CH Séc, Pháp, Tây Ban Nha...Công ty đã được Chủ tịch nước trao tăng “Huân chương lao động hạng ba” về thành tích trong sản xuất kinh doanh.

Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Thái Nguyên là doanh nghiệpchuyên sản xuất và kinh doanh hàng may mặc xuất khẩu cho người lớn, trẻ em như: áo Jacket, quần dài, quần soóc, bộ thể thao và trang phục thời trang; bên cạnh truyền thống là may mặc Công ty còn triển khai một số hoạt động khác như sản xuất bao bì, nguyên phụ liệu ngành may, vận tải hàng hoá, đào tạo nghề may... Tuy nhiên, các hoạt động này mới chỉ đáp ứng nhu cầu trong nội bộ công ty, chưa trực tiếp đem lại doanh thu và lợi nhuận.

Hoạt động chủ yếu của công ty là sản xuất và kinh doanh hàng may mặc, hoạt động này gồm hai lĩnh vực là sản xuất gia công hàng may mặc cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ khách hàng theo các đơn đặt hàng để xuất khẩu và sản xuất hàng tiêu thụ nội địa, trong đó sản xuất gia công hàng may mặc cho khách hàng theo các đơn đặt hàng để xuất khẩu là lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính, chủ yếu và chiếm từ 80% đến 90% toàn bộ hoạt động của Công ty.

Đối với lĩnh vực nhận gia công toàn bộ để xuất khẩu, căn cứ vào hợp đồng ký kết với đối tác, Công ty tiến hành gia công sản phẩm dựa trên những nguyên vật liệu và mẫu mã hàng do bên đối tác chuyển đến, do đó công ty có thể tận dụng được nguồn lao động, góp phần giải quyết việc làm và đảm bảo thu nhập cho người lao động mà không phải đầu tư nhiều cho việc thiết kế mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm, không phải chuẩn bị nguyên vật liệu và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên lĩnh vực này có tính ổn định không cao, Công ty phải phụ thuộc hoàn toàn vào đối tác và các hợp đồng có thể ký kết được với họ.

Đối với lĩnh vực sản xuất hàng tiêu thụ nội địa yêu cầu Công ty phải đặc biệt tập trung cho khâu thiết kế mẫu mốt, gắn nhãn hiệu kết hợp với quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, tạo thương hiệu riêng tại thị trường trong nước và thế giới. Các sản phẩm may mặc của Công ty trong lĩnh vực này đã góp phần giải quyết nhu cầu cho người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh Thái Nguyên nhưng còn gặp nhiều khó khăn do hàng may mặc nhập lậu, trốn thuế tràn ngập thị trường với giá rẻ đã làm ảnh hưởng xấu đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công ty.

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG thái nguyên (Trang 44)