Phân tích môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG thái nguyên (Trang 49)

5. Bố cục của luận văn

3.2.1.Phân tích môi trường vĩ mô

3.2.1.1. Các yếu tố kinh tế

Môi trường kinh tế chỉ bản chất, mức độ tăng trưởng và định hướng phát triển của nền kinh tế, trong đó doanh nghiệp hoạt động. Phân tích môi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ trường kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng, bởi nó bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến sức mua và kết cấu tiêu dùng. Mà chiến lược của mọi doanh nghiệp đều liên quan đến đầu ra, đến thị trường. Các yếu tố kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược của các doanh nghiệp, đặc biệt là các yếu tố sau: Tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái và tỷ lệ lạm phát.

Trong 3 năm từ năm 2008-2012, với chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, thu hút đầu tư nước ngoài, nền kinh tế Việt Nam có sự tăng trưởng đáng kể

Bảng 3.1: Khái quát một số chỉ tiêu kinh tế của Việt Nam 2008-2012 Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 2011 2012

GDP thực tế Tỷ đồng 1.478 1.645 1.981 2.535 2.886

Tốc độ tăng GDP % 6,23 5,32 6,78 5,89 5,03

GDP bình quân đầu người USD 1145 1160 1273 1517 1749

(Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Thống kê Việt Nam)

Mức tăng trưởng năm 2012 thấp hơn mức tăng 5,89% của năm 2011 nhưng trong bối cảnh nền kinh tế thế giới gặp khó khăn, cả nước tập trung thực hiện mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì mức tăng trưởng như vậy là hợp lý. Ta thấy GDP bình quan đầu người năm 2012 là 1749 USD. Đây là tín hiệu khả quan để có thể sơm đạt được mục tiêu 2000USD/người do đại hội XI đề ra cho năm 2015. Tuy nhiên khoảng cách về thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam với nhiều nước còn khá lớn. Nhưng thể hiện được xu hướng gia tăng thu nhập trong dân cư. Để tránh tụt hậu, một mặt Việt Nam phải đạt được tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn, mặt khác phải ổn định tỷ giá và phải giữ được tốc độ tăng trưởng trong dài hạn.

Với một đất nước có lợi thế cạnh tranh- có vị trí thuận lợi trong giao thương quốc tế, lực lượng lao động trẻ dồi dào, càn cù chịu khó, nhưng bên cạnh đó lại có những bất lợi như: Đất chật, người đông, kinh tế phát triển chậm hơn trong khu vực…thì hoạt động xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ trọng . Kim ngạch xuất khẩu hàng năm chiếm tỷ trọng cao trong GDP của cả nước, tạo nguồn thu ngoại tệ để nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, góp phần quan trọng giải quyết đầu ra cho sản xuất , tạo công ăn việc làm cho người lao động. Muốn có chiến lược đúng đắn trong điều kiện kinh tế hội nhập, không thể không phân tích hoạt động xuất nhập khẩu.

Biểu đồ 3.1: Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của ngành dệt may Việt Nam giai đoạn 2008-2012

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)

Năm 2012 ngành dệt may lần thứ tư liên tiếp đứng số một về kim ngạch xuất khẩu trong các ngành hàng của Việt Nam với 15,09 tỷ USD.

3.2.1.2. Các yêu tố chính trị pháp luật

Doanh nghiệp/ tổ chức là tế bào của nền kinh tế. Mọi quyết định của tổ chức đều chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bới các yếu tố của môi trường chính trị.

Một số hiệp định của WTO có thể điều chỉnh hoạt động của ngành may mặc.

Thứ nhất, Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) được ký kết vào năm 1994 có những quy định chung về đối xử quốc gia đối với hoạt động trao đổi hàng hóa, trong đó có hàng dệt may. Theo đó, hàng dệt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ may xuất khẩu của thành viên WTO vào một nước thành viên khác sẽ nhận được những đối xử tốt nhất (chẳng hạn, về thuế nhập khẩu) mà nước thành viên ấy dành cho các thành viên WTO.

Thứ hai, Hiệp định về Hàng rào Kỹ thuật trong Thương mại cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của ngành dệt may. Với mục tiêu nhằm bảo đảm các quy định, tiêu chuẩn, thủ tục kiểm định và chứng nhận không tạo ra những trở ngại không cần thiết đối với thương mại, rõ ràng, Hiệp định này có thể ảnh hưởng đến việc vận dụng các hàng rào kỹ thuật nhằm hạn chế nhập khẩu hàng dệt may ở các nước thành viên.

Trong những năm gần đây, các quốc gia thành viên đã áp dụng rất nhiều quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật, với lý do nhằm bảo đảm cho hàng hóa đủ chất lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người dân bản xứ - vốn có mức sống cao hơn - hoặc nhằm khuyến khích các xã hội hiện đại sử dụng các hàng hóa thân thiện với môi trường. Tuy vậy, những lý do này thường được sử dụng để bào chữa cho những rào cản kỹ thuật có tác động bóp méo quá mức cần thiết. Bản thân việc đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật của nước ngoài cũng gây ra những khoản chi phí không nhỏ cho các nhà sản xuất và xuất khẩu, và làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu.

Thứ ba, các quy định về xuất xứ của hàng hóa cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng thâm nhập thị trường của các sản phẩm dệt may. Các quy định này liên quan đến các tiêu chí được sử dụng nhằm xác định xem sản phẩm được sản xuất ở đâu. Đây là một phần quan trọng trong quy định thương mại vì nhiều chính sách có phân biệt giữa các nước xuất khẩu (liên quan đến hạn ngạch, thuế suất ưu đãi, chống bán phá giá, v.v.), trong khi quá trình toàn cầu hóa đang khiến các sản phẩm được sản xuất qua các công đoạn ở nhiều nước khác nhau trước khi đến với người tiêu dùng cuối cùng.

Theo Hiệp định về Quy định xuất xứ, các thành viên WTO phải bảo đảm các quy định xuất xứ được ban hành và thực thi một cách minh bạch,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ mà không có tác dụng hạn chế, bóp méo, hay gián đoạn đối với thương mại quốc tế, và được quản lý một cách thống nhất, đầy đủ, và hợp lý. Về dài hạn, Hiệp định hướng tới sự hài hòa hóa các quy định về xuất xứ của các nước thành viên WTO, ngoại trừ các quy định trong một số hiệp định ưu đãi thương mại (như hiệp định thương mại tự do). Tất cả các quốc gia đều thừa nhận rằng việc hài hòa hóa các quy định này sẽ góp phần thúc đẩy thương mại quốc tế. Các quy định về xuất xứ được sử dụng nhằm: thực hiện các biện pháp và công cụ chính sách thương mại như thuế chống bán phá giá, các biện pháp tự vệ, v.v.; xác định xem liệu sản phẩm nhập khẩu sẽ nhận được ưu đãi tối huệ quốc hay chỉ là ưu đãi thương mại; thống kê thương mại; vận dụng các quy định về nhãn mác; và phục vụ cho mua sắm chính phủ. Tuy vậy, các quy định này cũng có thể được vận dụng thiếu hợp lý với mục đích bảo hộ. Chính vì vậy, Hiệp định về xuất xứ hàng hóa có thể ảnh hưởng đến hoạt động của ngành dệt may.

Thứ tư, định giá hải quan cũng là một vấn đề cần được tính đến. Định giá hải quan là một thủ tục hải quan được thực hiện nhằm xác định giá trị hải quan của hàng nhập khẩu. Đối với các đơn vị nhập khẩu, quá trình này có ý nghĩa quan trọng như là mức thuế được áp dụng, vì nếu mức thuế được tính theo tỷ lệ % của giá trị hải quan, giá trị hải quan cũng ảnh hưởng đến mức thuế phải chịu đối với hàng nhập khẩu. Hiệp định về định giá hải quan trong khung khổ WTO hướng tới một hệ thống định giá hàng hóa cho mục đích hải quan được thực hiện một cách công bằng, đồng nhất, và trung tính. Kể từ khi kết thúc vòng đàm phán Uruguay, hiệp định này đã được thay thế bằng hiệp định về thực thi Điều VII của GATT 1994, và chỉ áp dụng đối với quá trình định giá hàng nhập khẩu để áp dụng mức thuế nhập khẩu theo tỷ lệ %.

Theo đó, định giá hải quan chủ yếu dựa trên giá hàng hóa thực trả - thường được thể hiện trên hóa đơn - có thực hiện một số điều chỉnh được nêu trong Điều VIII. 6 phương pháp định giá được sử dụng là: (1) giá trị giao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ dịch; (2) giá trị giao dịch của hàng hóa giống hệt; (3) giá trị giao dịch của hàng hóa tương tự; (4) phương pháp trừ (deduction); (5) phương pháp tính toán (computed method); (6) phương pháp dự phòng (fall back method).

Hiện tại các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang thực hiện các hợp đồng gia công là chủ yếu, vì vậy các doanh nghiệp chưa thấy rõ được sự ảnh hưởng của Hiệp định này. Tuy nhiên các doanh nghiệp đang phấn đấu tăng dần tỷ lệ đơn hàng, do vậy việc hiểu biết hiệp định này là một việc cần thiết để các doanh nghiệp chủ động sử dụng được lợi thế của phương pháp định giá này tăng tính cạnh tranh của sản phẩm may mặc Việt Nam khi hội nhập thế giới.

Một hiệp định khác có thể ảnh hưởng đến ngành dệt may khi gia nhập WTO là quy định về việc bãi bỏ hạn ngạch nhập khẩu đối với hàng dệt may, sau khi Hiệp định về dệt may (ATC) chấm dứt vào cuối năm 2004. Trước đây, trong giai đoạn 1974-1994, theo Hiệp định về thỏa thuận đa sợi (MFA), hạn ngạch nhập khẩu hàng dệt may được đàm phán song phương giữa các thành viên WTO, qua đó cho phép nhập khẩu hàng dệt may không chịu điều chỉnh hoàn toàn của GATT. Trong giai đoạn 1995-2004, Hiệp định ATC được thực hiện với vai trò là một công cụ chuyển đổi, giúp đưa các sản phẩm dệt may trở lại quy trình tự do hóa theo GATT 1994. Kể từ 01/01/2005, hàng dệt may xuất khẩu từ một nước thành viên WTO sang một nước thành viên khác sẽ không còn chịu hạn ngạch nữa. Như vậy, với việc gia nhập WTO, Việt Nam sẽ không còn gặp phải vấn đề hạn ngạch khi xuất khẩu hàng dệt may nữa. Điều này giúp Việt Nam có nền tảng cạnh tranh công bằng hơn, ít nhất là về mặt pháp lý, với các nước sản xuất hàng dệt may khác như Ấn Độ, Băng-la-đét, Trung Quốc, v.v.

Ngoài ra, hoạt động xuất nhập khẩu hàng dệt may cũng chịu điều chỉnh của các quy định khác trong khung khổ của WTO như xử lý tranh chấp, tự vệ. Nếu cho rằng một đối tác thành viên khác vi phạm các quy định về thương (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ mại của WTO, các nước có thể vận dụng cơ chế xử lý tranh chấp ở cấp độ đa phương, thay vì đơn phương thực hiện các biện pháp đáp trả. Kể từ vòng đàm phán Uruguay, quá trình xử lý tranh chấp đã được tổ chức tốt hơn, với các bước được quy định rõ ràng. Quy định về thời hạn xử lý tranh chấp cũng rõ ràng hơn, trong khi thời gian của các bước lại linh hoạt.

Mặc dù vậy, các quốc gia liên quan cũng có thể tự đàm phán và xử lý tranh chấp. Cơ chế tự vệ cũng cho phép vận dụng những bảo hộ khẩn cấp đối với hàng nhập khẩu. Khi ấy, một thành viên WTO có thể tạm thời hạn chế nhập khẩu một loại hàng hóa nào đó nếu ngành công nghiệp trong nước bị tổn thương hoặc bị đe dọa do nhập khẩu hàng hóa ấy gia tăng. Tuy nhiên, các biện pháp này ít được sử dụng, vì các chính phủ thường ưu tiên đàm phán song phương nhằm thuyết phục các nước đối tác tự nguyện hạn chế xuất khẩu.

Ngoài các hiệp định trong khung khổ WTO, các hiệp định thương mại tự do khác mà Việt Nam tham gia ký kết và thực thi cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu hàng dệt may. Đáng chú ý, các hiệp định thương mại tự do này chủ yếu được ký trong khung khổ của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Các hiệp định thương mại này bao gồm Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA), Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA), Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP), và Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Úc - Niu Dilân (AANZFTA). Ngoài ra, Việt Nam còn có Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) - có thể ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu dệt may vào thị trường Nhật Bản. Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). TPP được coi là một hiệp định có phạm vi rộng với mức độ cam kết sâu. TPP có thể được mở rộng ra đối với các thành viên của APEC, thậm chí ngoài khu vục Châu á- Thái Bình Dương. TPP mở cửa thị trường toàn diện, cắt giảm gần như toàn bộ 100% thuế quan, có nhiều lợi ích trong việc phát triển kinh tế và đẩy mạnh xuất khẩu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.2.1.3. Các yếu tố văn hóa xã hội - dân cư

Việt Nam là một nước đông dân. Dân số và tốc độ tăng dân số qua các năm 2008- 2012 như sau:

Bảng 3.2: Dân số Việt Nam từ 2008-2012 Năm Dân số trung bình

(nghìn ngƣời) Tốc độ tăng dân số(%) Thành thị (%) Nông thôn (%) 2008 85789 1,07 29,6 70,4 2009 86160 1,06 27,9 72,1 2010 86932,5 1,05 30,5 69,5 2011 87840,0 1,04 31,75 68,25 2012 88772,9 1,06 31,94 68,06

(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam)

Qua số liệu trên có thể thấy dân số Việt Nam ngày càng tăng qua các năm. Năm 2012 dân số xấp xỉ 89 triệu người, tăng 1,06% so với năm 2011.Dân số đông cùng với đời sống người dân ngày càng được nâng cao trình độ dân trí ngày càng cao khiến cho khuynh hướng tiêu dùng ngày càng phổ biến trong dân cư. Cơ cấu chi tiêu ngày càng thay đổi theo mức sống. Với số lượng dân đông như vậy đây là thị trường tiêu thụ rất lớn của công ty.

3.2.1.3. Công nghệ kỹ thuật

Công nghệ là một điểm yếu của ngành may sẵn, dẫn đến năng suất lao động không cao, khối lượng chủng loại mẫu mã sản phẩm còn đơn điệu. Đã có nhiều doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO và thực tế thiết bị của ngành cũng được đổi mới khoảng 50%, nhưng trình độ tự động hoá cũng chỉ đạt mức trung bình trong khu vực. Tính chung trình độ công nghệ của ngành còn lạc hậu so với các nước tiên tiến trong khu vực khoảng hơn một thập kỉ, riêng công nghệ cắt may và may còn lạc hậu so với các nước phát triển trong khu vực khoảng 5 năm, năng suất lao động của ngành chỉ bằng 60-70% năng suất lao động của các nước phát triển trong khu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ vực. Công nghệ kém dẫn đến năng suất lao động thấp, vải cung cấp cho may sẵn chất lượng kém, không ổn định dẫn đến phải nhập khẩu.

Công nghệ phụ liệu cho ngành may sẵn cũng ở tình trạng tương tự. Các loại phụ liệu như chỉ may, khoá, kéo cũng phải nhập từ 30-70% tổng nhu cầu. Từ sau khi cổ phần hóa, công ty đã đầu tư các thiết bị chuyên dùng tự động tiên tiến, hiện đại, với tổng giá trị đầu tư lên tới 76 tỷ bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, để nâng cao năng suất và đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.

3.2.1.4. Môi trường quốc tế

Trong năm 2014 mặc dù nền kinh tế thế giới chưa hẳn đã phục hồi, tình hình có nhiều chiều hướng sáng hơn. Mức tăng trưởng dự kiến của các ngành kinh tế phát triển năm nay là gần 1,9 %. Kinh tế châu âu bắt đầu thấy tia hi vọng sau 3 năm đen tối. Tăng trưởng của kinh tế Mỹ đang tăng tốc, với các dự báo cho năm 2014 đều cao hơn mức 2% so với năm 2013. EU cũng thoát

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG thái nguyên (Trang 49)