Tình hình kinh doanh của công ty Cổ phần Đầu tư vàThương mạ

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG thái nguyên (Trang 75)

5. Bố cục của luận văn

3.3.1.Tình hình kinh doanh của công ty Cổ phần Đầu tư vàThương mạ

TNG Thái Nguyên qua các năm

Doanh thu lũy kế đạt 1,186 tỷ đồng năm 2013. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là khu vực Bắc Mỹ đặc biệt là Mỹ chiếm khoảng 79%, sản phẩm chủ lực được khách hàng Bắc Mỹ rất ưa chuộng. Các nhà nhập khẩu lớn như JC Penney, Wal-mart, GAP đều biết đến TNG là nhà xuất khẩu lớn sản phẩm may mặc của Việt Nam.

Công ty cũng khai thác được đáng kể nguồn cung trong nước để góp phần sản phẩm có xuất xứ tại Việt Nam lớn và tạo đà, điểm nhấn khi chính phủ Việt Nam và chính phủ Mỹ ký hiệp định TPP sẽ đem lại một vị thế vô cùng lớn cho ngành dệt may và Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG Thái Nguyên. Duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong khi nền kinh tế trong nước và thế giới gặp khủng khoảng. Áp dụng triệt để việc đưa các phần mềm trong công tác quản lý. Tập trung phát triển các thương hiệu nội địa, từng bước thâm nhập thị trường nội địa để đưa người tiêu dùng trong nước đến với các sản phẩm của công ty. Minh bạch hóa các thông tin về đơn hàng để các bộ phận cùng giám sát thực hiện đơn hàng. Phân chia trách nhiệm cụ thể từng đơn vị, bộ phận. Phân quyền sâu cho các giám đốc chi nhánh may để có toàn quyên quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân cấp sâu, có sự giám sát các bộ phận.

Tình hình thực hiện so với kế hoạch: doanh thu lũy kế đạt 1,186 tỷ đồng đạt 98% so với năm 2012. Trong khi nền kinh tế khó khăn, các ngành hàng khác đang sụt giảm mạnh thì công ty với lợi thế xuất khẩu vẫn duy trì là do kiểm soát chặt chẽ chi phí đầu vào, giao quyền sâu cho các bộ phận để chủ động thực hiện kế hoạch được giao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG thái nguyên (Trang 75)