Phân tích môi trường nội bộ của công ty Cổ phần Đầu tư và

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG thái nguyên (Trang 76)

5. Bố cục của luận văn

3.3.2.Phân tích môi trường nội bộ của công ty Cổ phần Đầu tư và

mại TNG Thái Nguyên

3.3.2.1. Sản phẩm cung cấp

Hoạt động chính của công ty là sản xuất và mua bán hàng may mặc; sản xuất bao bì giấy, nhựa làm túi nilon, áo mưa nilon và nguyên, phụ liệu hàng may mặc; đào tạo nghề may công nghiệp; mua bán máy móc thiết bị công nghiệp, thiết bị phòng cháy chữa cháy; xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, đầu tư xây dựng cơ sở kỹ thuật hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư; vận tải hàng hóa đường bộ, vận tải hàng hóa bằng xe taxi, cho thuê nhà phục vụ mục đích kinh doanh; dịch vụ xuất nhập khẩu, ủy thác xuất nhập khẩu, giao nhận hàng hóa; mua bán thiết bị vi tính, máy văn phòng, thiết bị viễn thông; dịch vụ cho thuê hosting, đăng ký tên miền, thiết kế website; dịch vụ cho thuê máy vi tính, máy chiếu, lắp đặt sửa chữa máy vi tính, máy văn phòng; mua bán máy, thiết bị, phụ tùng, vật tư cơ khí, điện; dịch vụ lắp đặt, sửa chữa, cải tạo công trình cơ khí, điện nước; gia công sản phẩm cơ khí.

3.3.2.2. Marketing

Hoạt động marketing trong công ty gồm: Nghiên cứu thị trường để nhận dạng các cơ hội kinh doanh, hoạch định các chiến lược về phân phối sản phẩm, về giá cho phù hợp với thị trường mà công ty đang hướng đến, đồng thời là yếu tố chính tạo điều kiện cho cung và cầu trên thị trường gặp nhau, là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Trải qua 28 năm hoạt động và phát triển, công ty đã trở nên khá quen thuộc với các hãng cung cấp hàng may mặc trên thị trường thế giới, đặc biệt là thị trường Mỹ và Canada. Năm 2006 Công ty đã được The Children’s Place (Mỹ) trao tặng danh hiệu “Nhà cung cấp uy tín. Đạt được điều này, bên cạnh chất lượng và giá thành sản phẩm không thể không kể tới sự đóng góp của hoạt động marketing.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Trong những năm tới, Công ty xác định thị trường xuất khẩu vẫn là chủ lực. Tuy nhiên để tránh việc quá phụ thuộc vào thị trường Mỹ, Công ty sẽ đẩy mạnh phát triển thị trường Mê -hi -cô và Nam Mỹ. Đồng thời, Công ty sẽ tăng cường tiếp cận, mở rộng và từng bước thâm nhập vào thị trường nội địa.

Đối với khách hàng truyền thống: Công ty luôn duy trì và không ngừng củng cố, phát triển mối quan hệ với khách hàng truyền thống để khách hàng luôn cảm thấy hài lòng với các sản phẩm, dịch vụ của công ty. Hằng năm công ty đều tổ chức gặp gỡ, trao đổi đánh giá quá trình làm việc trong năm để lắng nghe ý kiến phản hồi của khách hàng, từ đó rút kinh nghiệm trong giai đoạn tiếp theo.

Để tiếp cận các khách hàng mới, nhất là tại thị trường xuất khẩu, Công ty cũng thường xuyên tham gia các hội chợ quốc tế (như hội chợ hàng dệt may tại Mỹ, Đức, Trung Quốc, Liên bang Nga...) và các chương trình xúc tiến thương mại cấp Quốc gia, các chương trình liên kết với Vinatex và Vitas, các hội thảo về dệt may và xuất khẩu tổ chức tại Hà Nội, các đơn vị trong ngành. Đối với các nhà cung cấp, hàng năm công ty đều đánh giá, tôn vinh các nhà cung cấp đã có nhiều đóng góp cho kết quả của công ty.

3.3.2.3. Nguồn nhân lực

Là một doanh nghiệp với trên 7.268 lao động (tại thời điểm 31/12/2013), Công ty luôn quan tâm tới đời sống và môi trường làm việc cho người lao động. Bên cạnh các chế độ về Bảo hiểm, an toàn lao động mà Bộ luật Lao động quy định, Công ty còn áp dụng các tiêu chuẩn về lao động khác như tiêu chuẩn Trách nhiệm Xã hội SA 8000, để đảm bảo các quyền lợi của người người lao động, từ đó, người lao động luôn an tâm gắn bó với Công ty.

Do đặc điểm ngành may là ngành sử dụng nhiều lao động và tính chất công việc đòi hỏi sự khéo léo tỉ mẩn, phù hợp với nữ giới, do đó lao động nữ chiếm 92% trong cơ cấu lao động theo giới của Công ty. Về cơ cấu lao động theo trình độ, công nhân đã qua đào tạo chiếm 89%, tiếp đó là lao động phổ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ thông. Điều này đòi hỏi Công ty phải áp dụng các chính sách phù hợp để vừa có thể thu hút và tạo động lực cho người lao động.

Biểu đồ cơ cấu lao động theo giới

Nam 8% Nữ

92%

Biểu đồ 3.2: Cơ cấu lao động của công ty năm 2012

(Nguồn: Phòng kế toán Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG Thái Nguyên)

Đối với người lao động mới và chưa biết nghề may công nghiệp sẽ

được công ty ký hợp đồng đào tạo nghề. Năm 2012, Trung tâm đào tạo TNG đã tiếp nhận khoảng 1600 học viên, chiếm 42 % lao động nhận mới vào công ty, chi phí trung bình cho một học viên/tháng là 2.000.000 đồng. Đối với CBCNV, Công ty hỗ trợ 100% tiền lương, tiền học phí đào tạo đối với cán bộ được cử đi học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đặc biệt, công ty còn hỗ trợ tiền học phí với con của CBCNV đang học tại các trường đại học có nguyện vọng vào làm việc tại công ty.

Công ty đã xây dựng hệ thống thang bảng lương và ban hành các quy chế trả lương, trả thưởng rất linh hoạt theo hình thức chấm “điểm hay” dựa trên 03 thành tố: Know, how, Giải quyết vấn đề và trách nhiệm. Nguyên tắc này khắc phục được tình trạng phân phối bình quân, giúp đánh giá đúng mức độ đóng góp của từng vị trí công tác trong công ty, gắn liền tiền lương với năng suất, chất lượng và hiệu quả của từng người, khuyến khích được người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, tạo đà nâng cao hiệu suất làm việc.

Công ty cũng thực hiện chính sách công khai mức lương, theo đó lao động của công ty được xếp thành 7 cấp khác nhau, tiêu chí xếp hạng và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ mức lương của từng hạng được công khai để người lao động cùng theo dõi và phấn đấu.

Ngoài chế độ khen thưởng bằng tiền, công ty còn khen thưởng dưới hình thức tham quan dã ngoại nước ngoài, bằng cổ phiếu để vừa động viên người lao động, vừa tạo ra sự gắn bó của người lao động với công ty.

3.3.2.4. Hệ thống thông tin

Công ty đã có trang web riêng tuy nhiên trang web vẫn còn đơn giản ít thông tin đã có những bộ phận quản trị mạng chuyên trách đảm nhiệm quản trị hệ thống mạng nội bộ trong toàn công ty như : Bộ phận tiếp nhận thông tin để cập nhật lên Website của công ty, thiết kế, đổi mới giao diện Website và quản trị Website của công ty, quản lý hòm thư điện tử, nghiên cứu, ứng dụng phần mềm quản lý vào công tác quản lý của công ty. Tuy nhiên trên trang web chưa quảng bá được hình ảnh các sản phẩm, tốc độ sử lý thông tin còn hạn chế, chưa kịp thời do cơ chế cung cấp thông tin trong nội bộ công ty còn chồng chéo. Tốc độ xử lý thông tin còn chậm, trình độ xử lý thông tin còn hạn chế. Phần mềm quản lý chế độ chính sách cho người lao động nhằm kiểm soát việc thanh toán chế độ chính sách không đúng cho người lao động chưa được hoàn thiện. Đầu tư phần mềm về theo dõi đánh giá chất lượng cán bộ, phấn đấu đến năm 2013 việc đánh giá chất lượng cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ của toàn công ty được lượng hóa bằng điểm số theo phần mềm. Tiếp tục nghiên cứu để ứng dụng các phần mềm tiên tiến khác vào công tác quản lý và điều hàng sản xuất kinh doanh của công ty để giảm chi phí, tăng được giá trị gia tăng cho sản phẩm và tăng được hiệu quả sản xuất kinh doanh.

3.3.2.5. Nghiên cứu phát triển

Để tăng tính chủ động về sản xuất sản phẩm và đa dạng hoá chủng loại, mở rộng thị phần trong nước, năm 2005 công ty đã thành lập sáu trung tâm Thời trang TNG. Tại Hà Nội có bốn trung tâm, Thái Nguyên có hai trung tâm. Ngoài ra còn có 36 đại lý khác nhau với nhiệm vụ kinh doanh sản phẩm thời trang mang thương hiệu TNG. Trải qua hơn hai năm hoạt động công ty đã cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ra các mẫu sản phẩm mới để chiếm lĩnh thị trường nội địa, trước tiên là hàng đồng phục học sinh, sinh viên, trang phục công sở. Các sản phẩm hướng tới phục vụ đối tượng là nhân dân có thu nhập thấp và trung bình đang được nghiên cứu, thăm dò để đưa vào sản xuất hàng loạt. Dự kiến các sản phẩm mới phục vụ thị trường trong nước này sẽ chiếm tỷ trọng từ 10 - 15% doanh thu toàn Công ty.

3.3.2.6. Tình hình tài chính -kế toán

Bảng 3.6: Khả năng thanh toán nhanh của công ty giai đoạn 2008-2012 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2008 2009 2010 2011 2012

Tiền và các khoản tương

đương tiền (tỷ đồng) 53.1 80.2 70.5 124 181.4

Nợ ngắn hạn (tỷ đồng) 161.5 215.9 198.1 328.9 489.4

Khả năng thanh toán 0.33 0.37 0.36 0.38 0.37

(Nguồn: Phòng kế toán Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG Thái Nguyên)

Giai đoạn từ 2008 - 2009, khả năng thanh toán nhanh có xu hướng tăng, cụ thể là năm 2008 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 0. 33 đồng tiền và các khoản tương đương tiền đảm bảo, năm 2009 cứ đồng nợ ngắn hạn thì có 0.37 đồng tài sản có khả năng thanh khoản cao đảm bảo, tức là đã tăng 0. 04 lần so với năm 2008. vào năm 2010 có 0.36 đồng tiền và các khoản tương đương tiền đảm bảo cho nợ ngắn hạn, giảm so với 2009 0.01 lần. Sang đến giai đoạn 2010 - 2011, khả năng thanh khoản của doanh nghiệp tăng 0.38 lần, và đến năm 2012 khả năng thanh khoản của doanh nghiệp giảm 0.37 lần so với năm 2011.

Như vậy, qua 5 năm hệ số thanh toán nhanh đang có xu hướng giảm dần tuy nhiên vẫn còn ở mức thấp, điều này thể hiện khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty chưa tốt. Do đó trong những năm tới công ty cần phải nâng dần hệ số này lên.

3.3.2.6. Năng lực cốt lõi

Công ty xác định ngành nghề sản xuất kinh doanh cốt lõi của TNG là sản xuất hàng may mặc xuất khẩu vì nó tiếp tục mang sự ổn định và lợi nhuận cho TNG trong nhiều năm tới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ TNG đang có các khách hàng là nhà bán lẻ có thương hiệu lớn như Columbia Sportswear, The Children’s Place, Capital, ITOCHU, Câhrd, JOHN NEW YORK, ....Các khách hàng này đều cam kết đặt hàng lâu dài, ổn định với công ty. Các khách hàng này đều đề nghị TNG tăng thêm sản lượng hàng năm, TNG chủ động cung cấp được nguyên phụ liệu và chuyển dần sang làm mẫu phát triển để tăng giá trị lợi nhuận trên sản phẩm

TNG có bề dầy kinh nghiệm trong sản xuất hàng may mặc xuất khẩu nên có nhiều lợi thể để tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường.

Biểu đồ 3.3: Kế hoạch sản xuất kinh doanh từ năm 2014-2016

(Nguồn: Phòng Kế toán Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG Thái Nguyên) 3.3.2.7. Về cơ sở vật chất

Công ty hiện nay có tổng diện tích quản lý và sử dụng là 104895 m2 được bố trí tại các cơ sở chi nhánh cụ thể như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.7: Thông tin cơ sở vật chất của công ty năm 2012-2013

TT Tên chi nhánh Diện tích (m2

)

1 Chi nhánh may việt thái 12961

2 Chi nhánh may viêt đức 9847

3 Chi nhánh may sông công 1 9313

4 Chi nhánh may sông công 2 9313

5 Chi nhánh may sông công 3 10000

6 Chi nhánh may sông công 4 10000

7 Chi nhánh may phú bình 1 9500

8 Chi nhánh may phú bình 2 9500

9 Chi nhánh may phú bình 3 9500

10 Chi nhánh may đại từ 12961

11 Chi nhánh bao bì- giặt 1000 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

12 Chi nhánh sản xuất bong thêu 1000

(Nguồn: Phòng Kế toán Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG Thái Nguyên)

Chi nhánh Việt Thái và chi nhánh may Đại Từ có diện tích đất sử dụng là 12961m2 đây là hai chi nhánh có diện tích sử dụng lớn nhất trong tất cả 12 chi nhánh của công ty. Tại đây có 16 dây chuyền may, 860 công nhân. Ngoài ra công ty còn đầu tư xây dựng khu nhà ở cho công nhân. Khu nhà ở cho công nhân này chỉ đáp ứng được 1/3 số công nhân của chi nhánh. Chủ yếu vẫn là ưu tiên những công nhân ở xa và những công nhân có gia đình, con nhỏ.

Các chi nhánh gần như đều nằm ở trung tâm thành phố hoặc các huyện nên rất thuận lợi cho công nhân của công ty và thuận lợi cho việc thu hút nhân công.

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG thái nguyên (Trang 76)