Nội dung giải pháp

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG thái nguyên (Trang 91)

5. Bố cục của luận văn

4.3.2. Nội dung giải pháp

4.3.2.1. Tìm kiếm thị trường trên các địa bàn mới

Hiện nay công ty đang hướng tới thị trường nội địa. Nhóm mục tiêu khách hàng mà công ty phục vụ thường là nhóm khách hàng trung bình. Nên sản phẩm tạo ra với chi phí thấp nhất nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Để thực hiện được chiến lược này công ty cần tập trung vào công nghệ và quản lý để giảm chi phí.

Để bảo toàn thị trường hiện tại và mở rộng thị trường tương lai, công ty cần mở rông hơn nữa phạm vi đáp ứng nhu cầu khách hàng, nhưng cần lưu ý

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ nếu mở rộng quá sẽ làm cho nguồn lực của công ty bị phân tán, gây trở ngại trong việc tập trung vào thị trường chủ yếu.

Theo phương hướng, mục tiêu đặt ra cho công ty trong những năm tới, tăng quy mô thị trường nội địa là mục tiêu quan trọng song song với mục tiêu xuất khẩu. Đây là sự nhìn nhận chính xác của công ty về khả năng nâng vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường. Trong thực tế, việc tăng quy mô thị trường nội địa sẽ không đem lại nhiều lợi nhuận cho công ty, nhưng công ty đã xác định rằng: “cần phải thu hút được sự quan tâm, yêu quý của khách hàng nội địa dành cho sản phẩm của công ty, mới có niềm tin để khuếch trương sản phẩm trên thị trường quốc tế và có cơ sở để đề ra các giải pháp hữu hiệu cho việc nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, khả năng cạnh tranh của công ty ”.

Để tăng quy mô thị trường nội địa, công ty phải áp dụng mọi giải pháp về vấn đề sản phẩm và công tác marketing. Đối với thị trường nội địa công ty sẽ không gặp nhiều khó khăn về khía cạnh tập quán, văn hoá tiêu dùng của khách hàng. Trong nước, công ty cần hình thành mạng lưới tiêu thụ sản phẩm như mở rộng hoạt động của cửa hàng giới thiệu sản phẩm của công ty, tranh thủ và tận dụng các cửa hàng giới thiệu sản phẩm của công ty, cần phát triển hệ thống đại lý đảm bảo cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng một cách nhanh chóng, thuận tiện, đáng tin cậy.

4.3.2.2. Tìm kiếm thị trường mục tiêu mới

Công ty cũng cần phát triển thị trường xuất nhập khẩu không những mở rộng thêm thị trường mới mà còn phải tăng thị phần của sản phẩm ở các thị trường đã có sẵn. Việc phát triển thị trường xuất khẩu tạo điều kiện cho công ty trong khâu tìm kiếm nguồn hàng với số lượng, chủng loại đang dạng và chất lượng ngày càng cao, và đặc biệt để có thể tránh được tịnh trạng bị ép giá như hiện nay. Thị trường xuất khẩu mở rộng sẽ giúp công ty thu được nhiều lợi nhuận.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Các thị trường truyền thống của công ty như EU, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc luôn có sức tiêu thụ mạnh và các khách hàng của công ty là những người bạn hàng rất đáng tin cậy. Trong thời gian tới công ty phải khai thác tối đa những mối quan hệ này, tạo đà phát triển cho những mối quan hệ lâu dài về sau. Vấn đề này phụ thuộc vào phương thức làm việc, giao nhận hàng của Công ty với đối tác. Để duy trì và hình thành các mối quan hệ tốt đẹp, ngoài việc cố gắng sản xuất các sản phẩm đúng tiêu chuẩn, công ty cần bổ sung thêm phương thức thanh toán trả chậm, thể hiện sự tin tưởng của mình vào khách hàng, tạo tâm lý thoải mái cho khách hàng trong giao dịch. Tất nhiên, để làm được điều này, công ty phải tam khảo và thu thập thông tin từ nhiều nguồn về đối tác để tránh những nhận định sai lầm, gây hậu quả xấu.

Đối với các thị trường tiềm năng như Mỹ và Bắc Phi, kế hoạch thâm nhập thị trường cần đặt ra cấp thiết hơn lúc nào hết. Bởi vì cho tới nay, công ty chưa mở rộng xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường này đã là quá muộn, không thể để tới lúc sản phẩm của công ty vào tới “đất hứa” chưa kịp tìm chỗ đứng cho mình đã bị đẩy ra bởi sự phát triển quá nhanh của các đối thủ của các quốc gia khác. Với thị trường Mỹ, công ty cần tìm hiểu đầy đủ các thủ tục nhập hàng và các quy định với hàng nhập khẩu, vì yêu cầu của khách hàng về sản phẩm trên thị trường này là khá khắt khe, ngoài ra còn bị hạn chế bởi hạn ngạch. Đối với thị trường Bắc Phi cũng rất cần thiết đối với công ty. Đây là thị trường có người tiêu dùng với nền văn hoá đa dạng, truyền thống tập quán rất khác nhau nên nhu cầu rất đa dạng, có mức thu nhập cao nhưng lại khá tiết kiệm và thích dùng đồ vật rẻ tiền mà có chất lượng tốt. Một điểm thuận lợi cho hàng tiêu dùng nhập khẩu mà điển hình là hàng may mặc, vì đó là các quốc gia của khu vực ít phát triển công nghiệp hàng tiêu dùng. Chính vì lẽ đó, công ty cần nhanh chóng thâm nhập vào thị trường này vì các công ty may mặc Trung Quốc vẫn đang dẫn đầu về chiến lược xuất khẩu hàng tiêu dùng giá rẻ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Một điểm yếu của các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam là thị trường xuất khẩu và nhập khẩu không có sự gắng bó liên kết, doanh nghiệp nào xuất thì cứ xuất, doanh nghiệp nào nhập thì cứ nhập, mà không có sự tương hỗ lẫn nhau, nên không tạo một thế cân bằng, có đi có lại giữa các thị trường. Để vượt qua trở ngại đó, công ty cần tận dụng đặc điểm của thị trường nhập khẩu và thị trường xuất khẩu của công ty (nhập nguyên vật liệu để làm xuất khẩu hàng gia công), tranh thủ mối quan hệ buôn bán với các thị trường đó để sau này có điều kiện khuếch trương sản phẩm của mình ngay trên thị trường nhập khẩu.

4.3.2.3. Tiếp tục duy trì xuất khẩu bằng gia công

Xu hướng hội nhập mạnh mẽ và quá trình gia nhập các tổ chức WTO, hay TPP đã làm cho Công ty ngày càng có lợi thế hơn trong xuất khẩu hàng gia công đi các nước. Chính nhờ hoạt động xuất khẩu này đã mang lại rất nhiều lợi nhuận cho công ty. Thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, EU, Nhật Bản …đã phục hồi và trên đà tăng trưởng. Bên cạnh đó với quyết tâm hoàn thành việc đàm phán ký kết hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương đã trở thành động lực cho khách hàng các thị trường chính mạnh dạn đầu tư và ký thêm hợp đồng xuất khẩu với Việt Nam. Mặt khác công ty còn có cách lợi thế như ổn định chính trị, chi phí nhân công thấp. Hơn nữa Công ty luôn thực hiện đúng các tiêu chuẩn khách hàng đặt ra.

4.3.2.4. Tăng quy mô sản xuất

Với cách này công ty tập trung tăng quy mô sản xuất nhằm giảm chi phí kinh doanh sản xuất sản phẩm, lợi dụng ưu thế về kỹ thật - công nghệ, thay thế nguyên vật liệu rẻ, nguồn lao động dồi dào…kết quả là tạo ra sản phẩm giá thấp hơn giá đối thủ cạnh tranh. Năm 2014 nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) sẽ được ký kết góp phần mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu . Kinh tế thế giới và kinh tế trong nước đang phục hồi dần. Đón bắt cơ hội này công ty đang đầu tư mở rộng quy mô sản xuất. Công ty dự kiến tuyển dụng thêm 2000 lao động và xây dựng thêm nhà xưởng mới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

4.3.2.5. Đẩy mạnh hoạt động marketing

Yêu cầu của hoạt động Marketing là nghiên cứu nắm bắt thị trường nhằm thoả mãn nhu cầu về hàng may mặc. Nhiều năm qua Công ty đã thấy được vai trò của công tác này, tuy nhiên không phải lúc nào yêu cầu trên cũng đạt kết quả cao. Việc năm bắt thị trường trong tình hình luôn biến động như những năm qua không phải là điều dễ dàng.

Hoạt động marketing là cả một quá trình xác định chính xác nhu cầu tiêu dùng thực tế và nhu cầu tiềm năng của thị trường, xác định trạng thái cung cầu trên các thị trường ở các quốc gia có nền văn hoá khác nhau để không sản xuất những sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu của thị trường, không để thừa hoặc thiếu sản phẩm, đồng thời định được mức giá cả hợp lý lăm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, mở rộng việc tham gia thực hiện các chương trình giới thiệu, quảng cáo, khuyến mại, giới thiệu sản phẩm mới đến với khách hàng,… Như vậy, ngoài các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm và có chính sách giá cả hợp lý, hoạt động marketing được coi là hoàn thiện và có hiệu quả khi được bổ sung đầy đủ các hoạt động khuếch trương sản phẩm, như quảng cáo, yểm trợ sản phẩm, xúc tiến bán hàng.

* Về quảng cáo

Quảng cáo cho sản phẩm và Công ty tại các thị trường mục tiêu như Hàn Quốc, Nhật Bản,… Ngoài quảng cáo giới thiệu chung về Công ty, cần phải có nội dung quảng cáo chi tiết về sản phẩm của Công ty. Tuỳ vào yêu cầu khuếch trương sản phẩm và khả năng tài chính, có thể chọn các phương thức quảng cáo thích hợp từ các ấn phẩm, các cửa hàng, đến các phương tiện truyền thanh, truyền hình, trang web…. hoặc thông qua Công ty, các Bộ, ngành có chức năng, các chương trình hội chợ, hội nghị giới thiệu sản phẩm của Hiệp hội Dệt - May.

Trước kia công tác quảng bá sản phẩm chưa được chú ý. Một phần do chi phí quảng cáo khá cao, một phần chi cho bộ phận marketing lớn. Để sản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ phẩm được nhiều người biết đến đặc biệt là với chiến lược mở rộng thị trường trong nước. Trong thời gian tới công ty cần đẩy mạnh quảng bá sản phẩm nhằm phát triển thị trường. một số giải pháp giúp cho khách hàng biết đến công ty nhiều hơn:

- Đăng tin bán hàng trên trang web bán hàng trực tuyến và các diễn đàn thời trang, thậm trí cả trên face book

- Thông qua công cụ google: Hiện nay công nghẹ thông tin phát triển khách hàng dễ dàng tìm kiếm sản phẩm thông qua mạng internet.Cần nâng cấp giá trị thông tin công ty trong hệ thống tìm kiếm google sao cho khi người dùng gõ chữ “tng” hoặc may thời trang sẽ ra trang web của công ty đầu tiên như vậy khả năng khách hàng biết đến công ty sẽ cao hơn.

- Công ty nên tham gia hội chợ thương mại nhằm quảng bá sản phẩm để khách hàng có thể biết đến công ty.

* Về hoạt động yểm trợ sản phẩm.

Đây là những hoạt động có liên quan đến các dịch vụ sản phẩm và thông tin mà Công ty cần cung cấp thêm cho khách hàng, cho người sử dụng sản phẩm. Các dịch vụ sản phẩm chủ yếu là catalogue (giới thiệu những thông tin cần thiết về sản phẩm và Công ty), nhằm cung cấp thông tin để kích thích việc gia tăng tiêu thụ sản phẩm.

* Về công tác xúc tiến bán hàng:

Công ty cần duy trì và phát huy tác dụng của các hoạt động xúc tiến bán hàng thông qua các hội chợ thời trang tiêu dùng trong nước và quốc tế bằng những mẫu mã luông thay đổi, phong phú thích hợp với thị hiếu tiêu dùng của từng thời kỳ. Hoạt động này thực sự có ý nghĩa đối với Công ty trong việc nâng sức cạnh tranh của sản phẩm, vì thị trường may mặc đang có sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà sản xuất, các sản phẩm tương đối giống nhau về chất lượng và giá cả, khối lượng hàng bán lại phụ thuộc vào mức độ quen biết giữa khách hàng với Công ty. Các hình thức chủ yếu của xúc tiến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ bán hàng là thay đổi hình thức mẫu mã sản phẩm, khuyến khích mua hàng (giảm giá, quà tặng,…), trưng bầy catalogue tại các cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Ngoài ra, cửa hàng giới thiệu sản phẩm phải được trang hoàng đẹp, đẩy đủ về mẫu mã, việc thử hoặc đổi hàng của khách hàng cũng phải được tạo điều kiện thuận lợi hơn.

* Hình ảnh, uy tín của sản phẩm

Ở công ty hiện nay, sản phẩm chỉ được thị trường quốc tế nhận biết là được sản xuất tại Việt Nam (made in Vietnam) thông qua vài dòng trữ ghi trên container, mà đặc biệt không có chút thông tin nào trên sản phẩm. Nhưng trong tương lai, để làm cho hình ảnh về sản phẩm và công ty cũng như công ty có trong tiềm thức của người tiêu dùng, sản phẩm của công ty phải mang nhãn hiệu, tên hoặc biểu tượng của công ty. Việc ghi nhãn vào bao bì giúp người tiêu dùng có đủ thông tin trung thực về chất lượng và nguồn gốc của sản phẩm. Trong thực tiễn, nhãn hiệu hàng hoá là một công cụ cạnh tranh đảm bảo lợi thế trên thị trường nước ngoài. Việc gắn tên nhãn vào sản phẩm không chỉ đơn thuần để xác nhận sản phẩm của công ty và phân biệt với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, mà còn để đảm bảo và duy trì một danh tiếng.

Đối với công ty, việc sản xuất gia công và gắn nhãn gắn tên nước ngoài có thể thuận lợi là công ty không phải lo lắng trong khâu tiêu thụ sản phẩm trực tiếp với người tiêu dùng, nhưng có bất lợi về mặt lâu dài là không khẳng định được mình trên thị trường. Tuy nhiên, điểm bất lợi này khó có thể khắc phục trong ngày một ngày hai. Để thâm nhập thị trường nước ngoài, nhất là thị trường các nước công nghiệp phát triển, việc tạo uy tín qua nhãn hiệu hàng hoá sẽ gặp phải những khó khăn nhất định và công ty cũng như công ty cần phải khắc phục những khó khăn đó trong phạm vi có thể.

- Về kỹ thuật: hàng hoá đã đăng ký nhãn hiệu phải đảm bảo chất lượng ổn định, vì vậy việc duy trì chất lượng ổn định phải được quan tâm.

- Tài chính: chi phí cho các công tác quảng cáo, xúc tiến,… là rất cao, do đó công ty cần sử dụng và kết hợp chi tiêu một các hợp lý và có hiệu quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Cung cấp: sản phẩm đã có nhãn hiệu phải đảm bảo lúc nào cũng cung cấp đủ nhu cầu thị trường, nếu chỉ vắng bóng trên thị trường một thời gian vì một lý do nào đó sẽ bị lu mờ và bị sản phẩm khác thế chỗ.

Vị trí của những người đến sau thường thấp và không có được thị phần lớn. Nhưng khi đã có đủ điều kiện, công ty cần mạnh dạn gắn nhãn mác riêng của mình lên sản phẩm, bước đầu có thể gặp khó khăn do chưa được người mua tin tưởng, song không có bước đầu đó, Công ty sẽ không bao giờ đến được với khách hàng bằng chính tên tuổi của mình.

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG thái nguyên (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)