Cháy trên tàu dầu ở vị trí neo hay ngồi biển

Một phần của tài liệu Đề tài tốt nghiệp: Vận chuyển dầu bằng tàu biển (Trang 123)

Người phát hiện ra đám cháy phải báo động ngay lập tức, chỉ rõ vị trí xảy ra đám cháy. Báo động cháy của tàu được phát ra càng sớm càng tốt.

Thuyền viên ở khu vực cháy phải sử dụng mọi phương tiện cĩ sẵn thích hợp gần nhất để ngăn ngừa sự lan tràn của đám cháy, dập tắt nĩ và ngăn sự tái phát. Nếu các hành động này khơng cĩ hiệu quả thì ngừng ngay và chuyển sang thực hiện kế hoạch ứng cứu khẩn cấp của tàu.

Tất cả các hoạt động liên quan đến hàng, balast, rửa két hoặc truyền nhiên liệu phải được ngừng ngay lập tức và đĩng tất cả các van. Các tàu buộc xung quanh phải được di tản ra xa.

Sau khi mọi người ở khu vực xung quanh đám cháy đã được di tản, đĩng tất cả các cửa lỗ thốt và của khoang càng sớm càng tốt và ngừng ngay các hoạt động thơng thống khí. Tồn bộ boong, vách và các cấu trúc khác ở xung quanh khu vực cháy phải được làm mát bằng nước.

Tàu phải được điều động sao cho ngăn ngừa sự lan tràn của đám cháy do giĩ gây ra.

III. Cháy trên tàu dầu tại cảng dầu:

1/ Hành động của thuyền viên trên tàu:

Nếu lửa bùng lên trong khi tàu dầu đang ở cảng, tàu phải phát báo động bằng âm thanh gồm một loạt hồi cịi dài, mỗi hồi khơng ít hơn 10 giây. Tất cả các hoạt động hàng hĩa, balast, rửa két hoặc truyền nhiên liệu phải dừng lại và máy chính cũng như hệ thống lái phải ở tình trạng sẵn sàng.

Một khi báo động vang lên thì trách nhiệm cứu hỏa trên tàu thuộc về thuyền trưởng hoặc sĩ quan cĩ trách nhiệm, cĩ thuyền viên hỗ trợ. Tổ chức xử lí khẩn cấp cũng nên được áp dụng giống như khi tàu ngồi khơi nhưng cĩ bổ sung thêm một nhĩm dưới sự điều hành của sĩ quan hoặc thủy thủ trưởng để chuẩn bị tháo các cần làm hàng kim loại hoặc ống rồng làm hàng khỏi đường ống chính. Khi cĩ thể huy động cảng dầu và các lực lượng cứu hỏa dân sự thì thuyền trưởng hoặc sĩ quan cĩ trách nhiệm khác phải kết hợp nỗ lực với các nhân viên cứu hỏa chuyên nghiệp đĩ để khống chế đám cháy.

2/ Hoạt động của nhân viên cảng dầu

Khi nghe thấy báo động hỏa hoạn ở tàu dầu, nhân viên trực ở cầu tầu phải báo ngay cho phịng điều hành. Nhân viên phịng điều hàng phải phát báo động và thơng báo cho chính quyền cảng. Bắt đầu dừng tất cả các hoạt động làm hàng, truyền nhiên liệu hoặc bơm balast.

Kế hoạch cứu hỏa khẩn cấp của cảng sẽ triển khai và điều này liên quan đến việc dùng làm hàng, truyền nhiên liệu và chỉnh balast trên tàu ở gần hoặc ở cầu cảng bên cạnh. Tất cả các tàu khác ở cầu cảng bên cạnh phải được thơng báo về sự cố khẩn cấp và khi cần thiết phải chuẩn bị tháo cần làm hàng hoặc ống rồng làm hàng và cho máy tàu cũng như hệ thống lái ở tình trạng sẵn sàng. Nếu cĩ tàu

BẰNG TÀU BIỂN

lai cứu hỏa, phịng điều hành cảng nên mời họ đến để trợ giúp sơ tán những tàu khơng bị ảnh hưởng.

Phịng điều hành cảng phải chịu trách nhiệm về việc mời các trợ giúp từ bên ngồi như đội cứu hỏa dân sự, xuống cấp cứu, trợ giúp y tế, hoa tiêu.

IV. Cháy nổ ở cầu cảng:

1/ Hành động của tàu:

Khi cĩ cháy hoặc nổ ở cầu cảng, các tàu ở cầu đĩ phải báo ngay sự cố tới phịng điều hành cảng bằng phương pháp nhanh nhất cĩ thể áp dụng (điện thoại, VHF…), dừng tất cả các hoạt động làm hàng, truyền nhiên liệu, bơm balast và làm sạch két cũng như rút khơ hàng trong tất cả các cần làm hàng hoặc ống rồng để tháo rời. Hệ thống cứu hỏa chính của tàu phải đủ áp suất và phải sử dụng đến nước dạng sương ở những vị trí chiến lược để chống bắt lửa. Máy tàu, máy lái và các thiết bị tháo dây phải ở trạng thái sẵn sàng. Cầu thang hoa tiêu phải được vắt ra ngồi mạn. Xem xét ngay biện pháp di chuyển tàu đi nơi khác.

2/ Hành động của các tàu ở các cầu khác:

Khi nghe thấy báo động ở cảng dầu hoặc nhận được thơng báo về hỏa hoạn ở cảng thì tàu dầu đang ở cảng dầu khơng bị hỏa hoạn cũng phải dừng mọi hoạt động làm hàng, bơm ballast hoặc truyền nhiên liệu; chuẩn bị sẵn sàng hệ thống cứu hỏa trên tàu; và hệ thống máy tàu, máy lái; tháo dây phải sẵn sàng sử dụng ngay.

V. Dời tàu khẩn cấp khỏi cầu cảng

Nếu lửa trên tàu dầu hoặc trên cầu cảng khơng thể khống chế được thì cần thiết phải xem xét liệu cĩ nên cho tàu rời cầu hay khơng. Kế hoạch này yêu cầu phải cĩ sự tư vấn giữa đại diện chính quyền cảng hoặc giám đốc cảng, nhân viên cảng dầu cĩ trách nhiệm, thuyền trưởng tàu dầu và sĩ quan trưởng của chính quyền sở tại phụ trách cứu hỏa. Kế hoạch phải nhấn mạnh sự cần thiết tránh hành động vội vàng cĩ thể làm tăng hơn là giảm nguy hiểm đối với con người, tàu dầu, cảng dầu, các tàu khác cập cầu gần đĩ và các trang thiết bị kế cận khác.

Nếu một tàu dầu đang cháy cần thiết phải di chuyển khỏi cầu thì trong hồn cảnh như vậy, cĩ thể các thuyền viên của tàu khơng cĩ khả năng trợ giúp. Do vậy cảng dầu phải cĩ kế hoạch khẩn cấp cung cấp nhân lực để đĩng van, tháo ống rồng hoặc cần làm hàng, tháo dây tàu, và vận hành thiết bị cứu hỏa khơng cần đến sự trợ giúp của thuyền viên tàu dầu.

Kế hoạch phải bao hàm:

+ Chỉ định người với chính quyền cảng để quyết định liệu cĩ cần phải cho tàu dầu đang cháy rời cầu khơng.

+ Kế hoạch hành động phải chú ý đến các tàu ở các cầu khác.

+ Chỉ định vị trí an tồn để tàu dầu đang cháy cĩ thể di chuyển đến đĩ nếu cĩ quyết định phải di chuyển tàu.

BẰNG TÀU BIỂN

Quyết định di chuyển tàu trong tình trạng cĩ thể kiểm sốt được hoặc phải nằm lại cầu trước hết phải dựa trên cơ sở đảm bảo sinh mạng, nhưng cũng cần phải xem xét đến các mặt:

+ Khả năng thiết bị cứu hỏa ở cảng dầu và tính sẵn sàng của thiết bị cứu hỏa từ các nguồn gần đĩ.

+ Sự sẵn sàng của tàu lai để trợ giúp tàu dầu rời cầu. + Khả năng tầu dầu di chuyển theo sức máy của bản thân.

+ Sự sẵn sàng của vị trí an tồn mà ở đây tàu dầu bị cháy cĩ thể tiến đến hoặc được lai kéo đến và cĩ thể cho lên cạn.

+ Khả năng cĩ đủ các thiết bị và nhân viên cứu hỏa nếu tàu dầu được kéo vào địa điểm an tồn.

+ Tình trạng gần các tàu khác ở cảng dầu.

+ Tàu bè và các phương tiện khác trong vùng, và khả năng đĩng cửa cảng trong một thời gian.

+ Sự sẵn sàng các thiết bị để khống chế mọi ơ nhiễm.

+ Khả năng đầu tư vào thu nhập của tàu dầu cũng như của các phương tiện cảng dầu cĩ thể trở nên bị ngưng trệ hay bị phá hỏng do hỏa hoạn.

BẰNG TÀU BIỂN

Chƣơng 2

PHÕNG CHỐNG Ơ NHIỄM BIỂN

Phần này đề cập các biện pháp ngăn ngừa ơ nhiễm biển từ tàu dầu, đồng thời nêu một số quy định về xả dầu theo MARPOL 73/78

I. Các nguồn gây ơ nhiễm quan trọng từ tàu dầu:

+ Đâm va và mắc cạngiờ

+ Tràn dầu trong khi giao nhận hàng + Cháy nổ

+ Các vụ xã nước thường lệ trong quá trình bơm xã Ballast và vệ sinh tàu.

II. Các biện pháp giảm thiểu việc xả dầu thƣờng lệ:

a) Các két ballast riêng biệt (SBT):

Hầu hết các tàu dầu mới bây giờ đều được yêu cầu lắp đặt các két ballast riêng biệt. Các két này kết hợp hệ thống các bơm và các đường ống hồn tồn riêng biệt chỉ dùng cho ballast sạch.

b) Hệ thống xếp chồng (LOT):

Đây là hệ thống xử lý ballast trên các tàu dầu. LOT giúp làm giảm rất lớn lượng dầu xả từ các tàu dầu hàng năm.

LOT đặc biệt hữu hiệu khi kết hợp với việc rửa bằng dầu thơ và các két lắng đa giai đoạn.

Kỹ thuật này đơn giản là để tách dầu khỏi nước một cách tự nhiên. Dầu sẽ nổi trên mặt nước. Điều này làm giảm đáng kể khơí lượng dầu trộn lẫn trong nước (tức là trong nhũ tương dầu/nước). Nước ―sạch‖ sau đĩ sẽ được dở khỏi tàu, cịn dầu thì được giữ lại trên tàu và ―xếp chồng‖ hàng mới lên. Cịn nếu khơng thì các cặn nhũ tương dầu/ nước sẽ được bơm lên két lắng ở bờ.

c) Dỡ cặn rửa và ballast bẩn lên các phương tiện ở bờ:

Kỹ thuật LOT rất hữu hiệu đối với các tàu dầu thơ trên chuyến hành trình khơng tải dài nhưng khơng phải tất cả các tàu dầu đều dùng được. Ví dụ trêncác tàu chở dầu tinh chế, việc xếp chồng sẽ gây ơ nhiễm nghiêm trọng đối với hầu hết các loại hàng.

Các tàu chạy tuyến ngắn ven bờ cũng khơng thể dùng LOT vì:

+ Cặn dầu nước và ballast phải cĩ đủ thời gian để ổn lắng nước trước khi bơm nước ở đáy ra. Chuyến đi ngắn khơng cho đủ thời gian để ổn lắng.

+ Luật khơng cho phép bơm bất cứ dầu nào khỏi tàu trong vùng cấm (cách bờ gần nhất trên 50NM – xa hơn đối với một số vùng). Hệ thống LOT dù cĩ hiệu quả thế nào cũng phải thải ra một số dầu.

Do đĩ đối với các tàu dầu sản phẩm và tàu chạy tuyến ngắn, cần xử lý cặn và ballast theo cách khác:

+ Bơm cặn rửa và ballast bẩn lên bờ ở cảng dở cĩ thiết bị tiếp nhận và xử lý. + Đối với các tàu dầu sản phẩm, việc xếp hàng hầu như diễn ra ở các nhà máy tinh chế. Ở đây cĩ sẵn các phương tiện tiếp nhận và xử lý cặn và ballast bẩn.

BẰNG TÀU BIỂN

III. Các biện pháp ngăn chặn nạn tràn dầu:

1. Ống mềm và cần làm hàng:

Đây là những thứ cĩ các đai nối mỏng dễ vỡ giữa đường ống chính của tàu với hệ thống đường ống trên bờ. Phải thực hiện thao tác nối hết sức cẩn thận. Khi nối phải chèn thêm giữa các khớp bích một tấm lĩt bằng sợi ( mặt đệm cách điện). Đường ống mềm phải được đỡ bằng các đai chằng, yên đỡ hoặc dây buộc tàu chứ khơng phải bằng đai chằng với một dây thừng đơn. Những đai này được treo lên các cánh tay địn đỡ ống tại khu vực đường ống chính. Các đai cách nhau khoảng 10ft dọc chiều dài ống mềm.

Cần làm hàng xét trên một số mặt thì ưu việt hơn ống mềm nhưng chúng cho phép dịch chuyển rất ít về mũi và lái. Chỉ cần một xung đột mạnh về phía trước hoặc sau tàu là cần gãy ngay. Do đĩ phải chăm sĩc các dây buộc tàu thật cẩn thận và giữ cho đường ống chính và cần làm hàng thẳng hàng.

Trước khi tháo ống mềm và cần làm hàng ra, phải làm sạch đường ống bằng cách xả dầu trong ống vào các hầm hàng của, dùng khí nén thổi sạch ống, dùng bơm trên bờ để hút cạn, hoặc đơn giản xả dầu vào các máng hứng. Sau khi tháo, phải gắn mặt bích bít đầu ống mềm, cần làm hàng và đường ống chính.

2. Ngơn ngữ:

Đảm bảo hiểu rõ các tín hiệu trước và trong khi làm hàng cũng như các tín hiệu ngưng khẩn cấp (ví dụ phát bằng cịi tàu) để tránh nguy cớ tràn dầu.

3. Thiết bị hỏng hĩc:

Các vụ tràn dầu vì lí do này khĩ mà ngăn chặn được nên phải cảnh giới thật cẩn thận để cĩ thể phát hiện kịp thời và đưa ra các biện pháp xử lí khẩn cấp thích hợp khi tình huống xảy ra nhằm giảm hậu quả đến mức thấp nhất.

4. Các van thơng biển:

Việc khĩa các van khơng đúng cách sẽ gây tràn dầu.

Để tránh, trước khi nhận hàng, phải kiểm tra van thơng biển. Nên cĩ 2 người kiểm tra độc lập nhau. Loại kiểm tra này rất quan trọng.

Khi trực ca phải thường xuyên lưu ý vùng nước xung quanh tàu. Nếu cĩ vệt gì tương tự như dầu phải cho ngừng ngay làm hàng và kiểm tra.

IV. Những hành động khi phát hiện dầu tràn trong khi đang làm hàng.

Hành động thơng minh và nhanh chĩng cĩ thể giảm thiểu hậu quả dầu tràn. Khi phát hiện dầu tràn phải:

1) Khĩa ngay các van của các đường ống cĩ dầu tràn ra. 2) Báo ngay cho thuyền trưởng và đại phĩ.

3) Báo động cho buồng máy và yêu cầu họ cho áp suất vào hệ thống chữa cháy chính nếu cần. Báo các thuyền viên chuẩn bị phương tiện chữa cháy. 4) Thơng báo ngay cho cảng biết.

5) Nếu đang ở cảng của Hoa Kỳ, dùng điện thoại hoặc vơ tuyến báo ngay cho đội bảo vệ bờ biển (The Coast Guard) về vụ tràn dầu. Báo tên, chức danh,

BẰNG TÀU BIỂN

tên tàu, tên hãng tàu và vị trí nơi xảy ra tràn dầu. Luật pháp yêu cầu cần phải làm báo cáo này ngay sau khi phát hiện cĩ dầu tràn.

V. Ngăn ngừa ơ nhiễm từ các hoạt động rửa két:

Tất cả các cặn rửa nên được dỡ lên các phương tiện tiếp nhận thích hợp. Các cặn bùn ở đáy két khơng nên chất đống trên boong để chất lỏng của nĩ chảy khỏi tàu mà nên được đưa lên bờ hoặc đặt vào các container kín dầu.

Khi làm vệ sinh két trên các tàu cĩ hàng rời ở các két tiếp giáp thì phải chắc chắn tất cả các van ở các đường ống nối với các két tiếp giáp này được đĩng chặt.

VI. Xả bỏ hàng (jettison):

Xả bỏ hàng là biện pháp cuối cùng để cứu sinh mạng trên biển hoặc vì an tồn cho tàu. Vì vậy quyết định xả bỏ hàng xuống biển chỉ được thực hiện khi đã xem xét mọi lựa chọn dựa trên các thơng tin cĩ sẵn về ổn định và sức nổi dự trữ của tàu. Nếu cần phải xả bỏ hàng thì cần phải chú ý thực hiện:

 Buồng máy phát báo động. Tùy thuộc hồn cảnh hiện tại mà xem xét việc đổi các đầu hút ở buồng máy (Engine room intakes) từ cao xuống thấp.

 Việc xả phải thơng qua van biển và phải ở phía đối nghịch với các đầu hút ở buồng máy.

 Nếu xả từ mặt boong, các ống rồng di động phải được nối dài đến dưới mặt nước.

 Tất cả các biện pháp an tồn đối với các hoạt động bình thường cĩ liên quan đến sự hiện diện của khí dễ cháy trong vùng lân cận boong thì đều phải được tuân theo.

 Nên phát báo động bằng vơ tuyến.

VII. Một số quy định về xả dầu đối với tàu dầu (theo MARPOL 73/78):

1. Khống chế việc xả dầu:

a) Đối với tàu dầu, khơng được xả ra biển các loại dầu và hỗn hợp dầu, trừ khi hồn tồn thỏa mãn các điều kiện sau:

 Khơng ở trong vùng dặc biệt.

 Cách bờ gần nhất trên 50 NM.

 Đang hành trình.

 Tốc độ xả dầu tức thời khơng vượt quá 60 lit/hải lí.

 Tổng lượng dầu thải khơng vượt quá 1/15 000 tổng lượng dầu chuyên chở đối với tàu dầu đang hoạt động, và 1/30 000 đối với tàu dầu mới.

 Trong quá trình hoạt động, tàu dầu phải cĩ hệ thống theo dõi và khống chế lượng dầu thải và bố trí khoang lắng thích hợp.

b) Các định nghĩa:

 Tàu dầu mới: là tàu dầu:

+ Hợp đồng đĩng mới được đặt sau ngày 1/6/1979, hoặc

+ trong trường hợp khơng cĩ hợp đồng đĩng mới thì sống tàu được đặt hoặc cơng việc ở giai đoạn tương tự của quá trình đĩng mới sau ngày 1/2/1980, hoặc

BẰNG TÀU BIỂN

+ Ngày giao tàu là sau ngày 1/6/1982, hoặc

+ Nĩ đã thực hiện phần lớn cơng việc hốn cải: đối với nĩ thì hợp đồng được đặt sau ngày 1/6/1982, hoặc trong trường hợp khơng cĩ hợp đồng thì cơng việc hốn cải đã được bắt đầu sau ngày 1/1/1980, hoặc nĩ được hồn thành sau ngày 1/6/1982.

 Tàu dầu đang hoạt động: là tàu dầu khơng phải là loại tàu dầu mới.

Một phần của tài liệu Đề tài tốt nghiệp: Vận chuyển dầu bằng tàu biển (Trang 123)