Các công trình nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế ý định nghỉ việc của nhân viên văn phòng công ty cổ phần XNK y tế domesco khu vực TPHCM (Trang 21 - 26)

7. Kết cấu đề tài nghiên cứu

1.4 Các công trình nghiên cứu liên quan

Mặc dù chưa có một lý thuyết nào có thể đưa ra những đánh giá về dự định nghỉ việc của nhân viên một cách toàn diện và đầy đủ, tuy nhiên, trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu cả trong và ngoài nước giúp tìm được một số nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến ý định nghỉ việc của nhân viên trong tổ chức hoặc trong một số lĩnh vực cụ thể.

- Một số nghiên cứu nước ngoài:

 Ing Chung Huang (2003) đã chia các yếu tố gây ảnh hưởng đến dự định nghỉ việc của nhân viên thành hai nhóm: nhóm yếu tố thuộc về cá nhân( individual – based factors) và nhóm yếu tố thuộc về tổ chức ( firm – based factors). Trong nghiên cứu của mình, ông liệt kê nhóm yếu tố thuộc về cá nhân bao gồm: giới tính, tình trạng hôn nhân, và trình độ giáo dục. Nhóm yếu tố thuộc về tổ chức trong nghiên cứu của ông là: lương, tốc độ thăng tiến và chu kì kinh tế. Cả hai nhóm này đều có tác động đến ý định nghỉ việc của nhân viên nhưng ý định nghỉ việc của nhân viên có mối tương quan chặt chẽ với nhóm thứ hai hơn là nhóm thứ nhất và nhóm thứ nhất không giúp nhiều cho nhà quản trị trong việc đưa ra các quyết định, tìm kiếm giải pháp nhằm duy trì nhân viên. Vì vậy, đề tài này cũng sẽ tập trung vào nhóm thứ 2 – nhóm yếu tố thuộc về tổ chức – để tìm ra mối quan hệ giữa các yếu tố này đối với dự định nghỉ việc của nhân viên trong tổ chức.

 Dickson (1973) lại cho rằng nhân viên không chỉ được động viên một cách riêng lẻ bằng tiền mà còn qua cảm nhận của họ đối với tổ chức.

 Nghiên cứu của Janelle E. Well (2010) chỉ ra rằng, có mối quan hệ nghịch chiều giữa sự hài lòng với lãnh đạo của các huấn luyện viên và dự định nghỉ việc của các vận động viên bóng chuyền tại Mỹ. Trong khi đó, nghiên cứu của Annette Williams (2010) trong lĩnh vực y tế cho rằng nhân viên là các y tá nghỉ việc phần lớn là do áp lực công việc quá lớn.

- Một số nghiên cứu trong nước:

 Tác giả Nguyễn Thị Bích Trâm (2012) đã nghiên cứu về “Các yếu tố ảnh hưởng đến dự định nghỉ việc của nhân viên khối văn phòng tại TpHCM”. Tác giả đã đưa ra 5 yếu tố sau: sự quan tâm hỗ trợ từ cấp trên, sự gắn bó với nghề và công ty, thu nhập, khả năng phát triển nghề nghiệp, cân bằng giữa cuộc sống và công việc.

 Tác giả Nguyễn Quang Thu (2005) đã nghiên cứu “ Phân tích biến động lao động và một số biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro nguồn nhân lực trong ngành chế biến đồ gỗ TpHCM”. Sau khi nghiên cứu, tác giả đã kết luận có 6 nhân tố ảnh hưởng đến ý định thay đổi nơi làm việc là : thu nhập, đánh giá khen thưởng và phúc

lợi, chuyên môn nghề nghiệp, cơ sở vật chất và điều kiện làm việc, mối quan hệ giữa mọi người trong công ty, các lý do khác.

 Đồng tỏc giả Vừ Quốc Hưng và Cao Hào Thi (2009), Khoa quản lý cụng nghiệp - Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc Gia – TpHCM, đã cùng nhau nghiên cứu về “Các yếu tố ảnh hưởng đến dự định nghỉ việc của công chức – viên chức nhà nước”. Theo đó, có 8 yếu tố ảnh hưởng đến dự định nghỉ việc của công chức, viên chức nhà nước. Đó là: sự phù hợp; hành vi lãnh đạo; quan hệ nơi làm việc; huấn luyện và phát triển; lương, thưởng và công nhận; truyền thông; sự yêu thích và môi trường làm việc vật lý

 Theo nghiên cứu của Trần Thị Trúc Linh (2007) về “ Các yếu tố ảnh hưởng đến dự định nghỉ làm việc cho công ty tin học TMA” cho rằng dự định nghỉ việc phụ thuộc vào các yếu tố: áp lực, môi trường làm việc, tiền lương, thăng tiến, thương hiệu công ty, quan hệ nơi làm việc, thưởng và phúc lợi.

Xét về mức độ tương đồng giữa các nghiên cứu trên với nghiên cứu mà tác giả sắp thực hiện, tác giả sẽ dựa vào nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Trâm ( 2012), Các yếu tố ảnh hưởng đến dự định nghỉ việc của nhân viên khối văn phòng tại TpHCM” để xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến dự định nghỉ việc của nhân viên văn phòng Công ty Cổ phần XNK Y tế Domesco và từ đó đưa ra các giải phỏp hạn chế ý định này. Tuy nhiờn, trước hết ta cần hiểu rừ hơn về cỏc yếu tố tỏc động đến dự định nghỉ việc của nhân viên văn phòng trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Bích Trâm. Các yếu tố như: sự quan tâm hỗ trợ từ cấp trên, sự gắn bó với nghề và công ty, thu nhập, khả năng phát triển nghề nghiệp, cân bằng giữa cuộc sống và công việc, và yếu tố bị loại bỏ khỏi mô hình nghiên cứu là “ Mối quan hệ giữa các đồng nghiệp” có thể được hiểu như sau:

- Sự quan tâm hỗ trợ từ cấp trên: bao gồm thái độ, lời nói, hành vi, cử chỉ,…

mà cấp trên thể hiện với nhân viên của họ. Thông qua đó, nhà lãnh đạo có thể tác động, gây ảnh hưởng, khuyến khích và động viên nhân viên của mình. Khi người nhân viên cảm thấy lãnh đạo của họ có thể hiểu và đồng cảm cùng họ, thì ý định thay đổi nơi làm việc sẽ giảm đi.

- Sự gắn bó với nghề và công ty: đây là sự gắn bó của nhân viên với công ty, cũng như sự nhiệt tình yêu thích công việc họ đang làm. Một khi nhân viên cảm thấy rằng công ty là một phần trong cuộc sống của họ, họ quan tâm đến sự phát triển của công ty, họ làm việc không chỉ đơn thuần là vì cuộc sống mưu sinh mà là vì họ thật sự có niềm hứng khởi với công việc, làm việc với thái độ tích cực thì họ sẽ không nghỉ đến việc rời khỏi công ty.

- Thu nhập: bao gồm tất cả các khoản mà nhân viên nhận được từ công ty như:

lương, thưởng, phụ cấp,…Thu nhập chính là một trong những nhân tố tác động mạnh nhất đến dự định nghỉ việc của nhân viên. Khi nhân viên nhận thấy mình được trả lương cao và xứng đáng với những gì họ đóng góp cho công ty thì họ sẽ làm việc tốt hơn và cảm thấy hài lòng hơn với công việc hiện tại. Ngược lại, khi nhận thấy họ được trả lương thấp hơn công ty khác thì dự định nghỉ việc sẽ tăng lên.

Ngoài ra, mức thưởng cao cho chất lượng công việc cũng là một động lực làm việc của nhân viên và gia tăng sự gắn bó với công ty.

- Cân bằng giữa công việc và cuộc sống: là sự cân đối giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Sự cân đối này giúp họ có thể hoàn thành tốt công việc, đồng thời chu toàn được cuộc sống riêng tư của họ. Nói cách khác, người lao động không phải chịu áp lực lựa chọn giữa công việc hay cuộc sống cá nhân.

- Khả năng phát triển nghề nghiệp: người lao động luôn thích được đào tạo và phát triển chuyên môn nghề nghiệp để có cơ hội thăng tiến cũng như là cơ hội hoàn thiện bản thân mình.

- Mối quan hệ giữa các đồng nghiệp: là mối quan hệ giữa các nhân viên trong cùng công ty. Mối quan hệ này không chỉ là trong công việc, mà thậm chí có thể là trong cuộc sống thường ngày. Một mối quan hệ thân thiết, luôn cảm thông, giúp đỡ nhau của mọi người trong cùng công ty có thể làm giảm ý định nghỉ việc của nhân viên.

Tóm tắt chương 1:

Chương này trình bày các khái niệm về nghỉ việc và dự định nghỉ việc; các học thuyết nền tảng như Thuyết nhu cầu cấp bậc của Maslow, thuyết Hai nhân tố

của Herzberg, học thuyết đạt mục tiêu và tạo động lực làm việc. Ngoài ra, chương này còn nêu ra các nghiên cứu về ý định nghỉ việc trong và ngoài nước. Qua đó, tác giả cũng chọnnghiên cứu “ Các yếu tố ảnh hưởng đến dự định nghỉ việc của nhân viên khối văn phòng tại Tp.HCM”, Luận văn thạc sĩ trường Đại học Kinh tế TpHCM của Nguyễn Thị Bích Trâm để từ kết quả của nghiên cứu này, tác giả sẽ ứng dụng các yếu tố ảnh hưởng đến dự định nghỉ việc của nhân viên khối văn phòng tại TpHCM vào thực trạng ý định nghỉ việc của nhân viên văn phòng Công ty Domesco tại khu vực TpHCM.

Trong chương 2, nghiên cứu sẽ trình bày về thực trạng ý định nghỉ việc hiện nay của nhân viên văn phòng Công ty Cổ phần XNK Y tế Domesco khu vực TpHCM dựa trên các thông tin khảo sát thu thập được. Đồng thời tìm ra các nguyên nhân hiện có tại Công ty dẫn đến ý định nghỉ việc của nhân viên văn phòng, đặc biệt là khu vực TpHCM dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đến ý định nghỉ việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế ý định nghỉ việc của nhân viên văn phòng công ty cổ phần XNK y tế domesco khu vực TPHCM (Trang 21 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)