Tổng quan về Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩ uY tế Domesco

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế ý định nghỉ việc của nhân viên văn phòng công ty cổ phần XNK y tế domesco khu vực TPHCM (Trang 26)

CHƢƠNG1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩ uY tế Domesco

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Thương hiệu Domesco được khai sinh vào ngày 19/05/1989 khi Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp ra quyết định đổi tên Công ty dịch vụ và cung ứng vật tư y tế thành Cơng ty Domesco với nhiệm vụ chính là tiếp nhận, quản lý, cung ứng hàng viện trợ, máy móc thiết bị, dụng cụ y khoa, thuốc men, hóa chất,… nhằm phục vụ cho ngành y tế trong tỉnh. Lúc bấy giờ cơng ty phải đương đầu với tình trạng thiếu vốn, thiếu nhân sự và thiếu cả công nghệ kỹ thuật.

Năm 1992 Công ty Domesco đổi tên thành Công ty Xuất Nhập khẩu Y tế Đồng Tháp ( Domesco) và hướng theo mục tiêu tiên phong trong ngành dược phẩm. Năm 1993, Công ty bổ sung thêm chức năng sản xuất dược phẩm, và đây chính là bước ngoặc khởi đầu cho sự phát triển của công ty sau này.

Năm 2001 Công ty vinh dự nhận được chứng chỉ hệ thống Quản lý chất lượng ISO 9001:2000, thêm phần khẳng định về chất lượng, uy tín những sản phẩm mà công ty làm ra.

Năm 2004 – 2005: vào thời điểm này vốn điều lệ của công ty là 60 tỷ đồng và được tăng lên thành 80 tỷ đồng vào năm 2005. Khi Việt Nam chuẩn bị gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, Domesco đã nâng cấp hệ thống sản xuất gồm 3 nhà máy đạt chuẩn GMP-ASIAN lên GMP-WHO và hoàn thành đưa vào sử dụng. Ngồi ra, cơng ty còn được Cục quản lý Dược Việt Nam cấp giấy chứng nhận “ Thực hành tốt sản xuất thuốc” theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới GMP- WHO, “ Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc - GLP” và “ Thực hành tốt quản lý thuốc – GSP”

Ngày 25-12-2006 cổ phiếu Domesco chính thức được niêm yết trên sàn giao dịch tại Trung tâm giao dịch Chứng khoán TpHCM với mã giao dịch là DMC. Từ đây thương hiệu Domesco được biết đến một cách rộng rãi và hệ thống phân phối từ

đó được trải rộng khắp cả nước với mong muốn đáp ứng kịp lúc, kịp thời và hiệu quả những sản phẩm chất lượng cao đến tay người tiêu dùng. Việc kinh doanh xuất khẩu sang thị trường nước ngoài cũng bắt đầu phát triển.

Năm 2009 Công ty tăng vốn điều lệ lên đến 178.093.360.000 đồng, tổng số nhà thuốc đạt 10.035 nhà thuốc, tăng 61,23% so với năm 2008. Mặc dù chịu ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế toàn cầu, giá cả nguyên vật liệu biến động thất thường nhưng Ban lãnh đạo công ty đã ra sức điều hành và quản lý chi phí tốt. Kết thúc năm 2009, Công ty đạt được kết quả cao với lợi nhuận trước thuế 112 tỷ, tăng 120% so với kế hoạch điều chỉnh và đạt 132% so với kế hoạch ban đầu.

Năm 2011, Cơng ty đã tìm được đối tác chiến lược là CFR International Spa của Chi Lê để cùng hợp tác, hỗ trợ phát triển trong tương lai. Cũng trong năm này, Domesco được vinh hạnh là 1 trong 21 cơng ty niên yết có hoạt động Quan hệ Nhà đầu tư tốt nhất do Vietstock tổ chức khảo sát.

Năm 2013, Công ty đã mở rộng thêm mạng lưới phân phối, với tổng chi nhánh là 11 chi nhánh rải đều khắp cả nước, mang sức khỏe đến cho cộng đồng bằng những sản phẩm chất lượng với giá thành hợp lý nhất.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần XNK Y tế Domesco

Cơ cấu tổ chức của Công ty Domesco trong năm 2013 đã được điều chỉnh và đã dần ổn định theo hướng tinh gọn bộ máy hơn, tập trung vào một đầu mối, tách bạch rõ ràng chức năng, nhiệm vụ cũng như trách nhiệm quyền hạn của từng bộ phận, phòng ban, chi nhánh. Đặc biệt, trong lĩnh vực kinh doanh, Công ty đã tái cơ cấu lại các bộ phận theo 3 chức năng chính là Kinh doanh nội địa, Kinh doanh quốc tế và Xuất nhập khẩu, và Phát triển kinh doanh.Với sự điều chỉnh này đã giúp cho bộ máy kinh doanh của Công ty Domesco gọn nhẹ và hiệu quả hơn, tốc độ xử lý công việc và truyền đạt thơng tin cũng nhanh hơn. Từ đó, góp phần làm cho doanh thu, lợi nhuận của Công ty trong năm 2013 đạt được những kết quả rất đáng phấn khởi.

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần XNK Y tế Domesco ( Nguồn: Bộ phận Nhân sự Công ty Domesco)

KHỐI KINH DOANH KHỐI QUẢN LÝ & PTNL

Kinh doanh nội địa & hệ thống chi nhánh

Kinh doanh quốc tế& XNK

Quản lý hệ thống CL Văn phòng điều hành

Nhân sự

TT NC& PT

Phát triển kinh doanh

Tổng kho & điều vận

Kiểm tra nội bộ KH – ĐT & QLDA

Công nghệ thông tin

Điều phối – TK - CƯ

KHỐI CƠNG NGHIỆP

TT Ni trồng & PTDL Tài chính – Quản trị

Đăng ký & QLSP

KHỐI TC-KT

P. Kiểm tra chất lượng Kế toán

P.Đảm bảo chất lượng

Kỹ thuật - CK & NLMT

Hệ thống sản xuất

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐƠNG

BAN KIỂM SỐT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

PHĨ TỔNG GIÁM ĐỐC

TỔNG GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH

Nhìn vào cơ cấu tổ chức của Cơng ty ( hình 2.1 ) ta có thể thấy bộ máy điều hành của Công ty bao gồm 1 Tổng giám đốc và 3 Phó tổng giám đốc chịu trách nhiệm phụ trách ba mảng chính của Cơng ty là: Khối cơng nghiệp, Khối kinh doanh và Khối tài chính kế tốn. Riêng Khối quản lý và phát triển nguồn lực chịu sự điều hành trực tiếp từ Tổng giám đốc.

- Khối kinh doanh bao gồm các bộ phận: Kinh doanh nội địa và hệ thống chi nhánh, Kinh doanh quốc tế và xuất nhập khẩu , Phát triển thương mại, Tổng kho và điều vận

 Kinh doanh nội địa và hệ thống chi nhánh: chịu trách nhiệm kinh doanh thị

trường trong nước.

 Kinh doanh quốc tế và xuất nhập khẩu: chịu trách nhiệm kinh doanh ở thị

trường nước ngoài và các nghiệp vụ liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa.

 Phát triển thương mại: chịu trách nhiệm quảng bá hình ảnh, sản phẩm của

Công ty đến các khách hàng, tìm kiếm thị trường mới cho Cơng ty.

 Tổng kho và điều vận: Chịu trách nhiệm bảo quản và vận chuyển hàng hóa,

sản phẩm theo nhu cầu của Công ty.

- Khối quản lý và phát triển nguồn lực bao gồm các bộ phận: văn phòng điều hành, nhân sự, quản lý hệ thống chất lượng, kế hoạch - đầu tư và quản lý dự án, công nghệ thông tin, điều phối – thống kê - cung ứng, kiểm tra nội bộ, đăng kí và quản lý sản phẩm

 Văn phịng điều hành: chịu trách nhiệm các cơng việc hành chính của Cơng

ty như: gởi, nhận và quản lý các công văn; chịu trách nhiệm công tác tổ chức các buổi hội , họp; quản lý con dấu của Công ty,….

 Nhân sự: thực hiện các công tác tuyển dụng, đào tạo, điều chuyển nhân

sự,…,đề ra các biện pháp quản lý nhân sự trong Công ty.

 Quản lý hệ thống chất lượng: theo dõi, kiểm tra hệ thống chất lượng của

Công ty như: ISO, GMP, GPP,…

 Kế hoạch – Đầu tư và Quản lý dự án: theo dõi, kiểm tra, báo cáo các dự án

 Công nghệ thông tin: chịu trách nhiệm hệ thống thông tin trong Công ty: hệ

thống internet, hệ thống thơng tin nội bộ, các chương trình quản lý của Cơng ty,..

 Điều phối – Thống kê – Cung ứng: thực hiện các nghiệp vụ thống kê doanh

số, quản lý giá và thu mua các sản phẩm cần thiết cho quá trình sản xuất hàng hóa của Cơng ty.

 Kiểm tra nội bộ: kiểm tra, đảm bảo tính phù hợp của các văn bản, hợp đồng

phát sinh.

 Đăng kí và quản lý sản phẩm: thực hiện đăng kí sản phẩm mới, sản phẩm hết

hạn cần đăng kí lại,…

- Khối tài chính – kế tốn bao gồm các bộ phận: Tài chính - quản trị và Kế tốn

 Tài chính – quản trị: Theo dõi tình hình tài chính, các hoạt động liên quan

đến cổ phiếu đang niêm yết của Công ty, đánh giá các nhà đầu tư đang muốn đầu tư vào Công ty, đề xuất các cơ hội đầu tư vào các công ty khác,…

 Kế toán: thực hiện các nghiệp vụ nhằm theo dõi, tổng hợp, báo cáo số liệu về

tình hình tài sản, nguồn vốn, kết quả kinh doanh,… của Công ty.

- Khối Công nghiệp bao gồm: trung tâm nghiên cứu và phát triển, trung tâm ni trồng và phát triển dược liệu, phịng kiểm tra chất lượng, phòng đảm bảo chất lượng, kỹ thuật - cơ khí và năng lượng mơi trường, hệ thống sản xuất.

 Trung tâm nghiên cứu và phát triển: tập trung nghiên cứu, hoàn thiện các sản

phẩm mới, nâng cao chất lượng của các sản phẩm hiện có.

 Trung tâm ni trồng và phát triển dược liệu: thực hiện nghiên cứu, nuôi

trồng và phát triển các loại dược liệu phục vụ cho q trình sản xuất của Cơng ty.

 Phịng kiểm tra chất lượng: kiểm tra chất lượng các sản phẩm, mẫu thử được

đưa vào sản xuất, kinh doanh, kiểm tra chất lượng của sản phẩm được Công ty sản xuất ra.

 Phòng đảm bảo chất lượng: chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn của sản phẩm

phẩm,… Ngồi ra, phịng đảm bảo chất lượng còn chịu trách nhiệm về quy trình kiểm tra, các dụng cụ dùng trong quá trình kiểm tra,…

 Kỹ thuật – cơ khí và năng lượng mơi trường: chịu trách nhiệm về hoạt động

của hệ thống máy móc trong sản xuất, các tiêu chuẩn về mơi trường như: khói thải, tiếng ồn, … do máy móc tạo ra theo quy định của pháp luật,…

 Hệ thống sản xuất: chịu trách nhiệm về số lượng sản phẩm sản xuất theo yêu

cầu của Công ty, hạn chế phế phẩm, công tác phân công lao động sản xuất,…

2.1.3 Cơ cấu nhân sự của Công ty

Tổng số lao động của công ty tại thời điểm kết thúc ngày 31/12/2013 là 1.275 lao động trải dài từ Bắc đến Nam. Trong đó, tổng lao động có trình độ đại học và sau đại học chiếm 29%, lượng dược sĩ trung học chiếm 55% tổng lao động của cơng ty, lao động có trình độ sơ cấp chiếm khoảng 10%, còn lại là lao động khác của công ty. Trong năm 2013, Công ty đã thực hiện đào tạo bên ngoài 54 lớp, mời giảng 33 lớp, nội bộ 26 lớp, tài trợ hồn tất chương trình cao học cho 3 người, đạt 73% kế hoạch đào tạo năm. Công ty chủ yếu tập trung đào tạo nâng cao trình độ quản lý cho cán bộ cấp trung, đào tạo chuyên môn cho nhân viên trực tiếp sản xuất, đào tạo cho nhân viên bán hàng

Hình 2.2: Cơ cấu nhân sự theo trình độ ( Nguồn: Bộ phận Nhân sự Công ty Domesco)

1285 1288 1275 30 35 31 243 317 340 21 21 25 776 721 701 170 152 128 45 42 46 0 200 400 600 800 1000 1200 1400

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Người Tổng cộng Sau Đại học Đại học Cao đẳng Trung học Sơ học Lao động khác

Cơ cấu nhân sự của cơng ty theo chức năng khơng có biến động lớn qua các năm. Tỷ lệ nhân sự trong khối công nghiệp chiếm khoảng 45% tổng số lao động cơng ty. Trong khi đó, tỷ lệ nhân sự khối kinh doanh khoảng 38,4%, tỷ lệ nhân sự khối hỗ trợ bao gồm khối quản lý và phát triển nguồn lực và khối tài chính kế tốn chiếm khoảng 16,3% tổng nhân sự, ban Tổng giám đốc chiếm khoảng 0,3% nhân sự. Cơ cấu nhân sự này là hồn tồn hợp lý bởi vì Cơng ty Domesco là một cơng ty sản xuất và kinh doanh dược phẩm trong đó, tỷ lệ doanh thu hàng sản xuất của Công ty chiếm đến 71% tổng doanh thu năm 2013. Chính vì thế, lượng nhân sự cần có trong khối cơng nghiệp cũng phải lớn hơn nhiều so với các khối cịn lại.

Hình 2.3: Cơ cấu nhân sự theo chức năng ( Nguồn: Bộ phận Nhân sự Công ty Domesco) 2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty

Ngành dược là một trong những ngành chịu sự quản lý gắt gao của Nhà nước về giá. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty dược phẩm trong nước với nhau và giữa công ty dược trong nước với công ty dược nước ngồi đã tạo thêm rất nhiều khó khăn cho các cơng ty dược Việt Nam nói chung và Cơng ty Domesco nói riêng. Tuy nhiên, trong những năm qua, nhờ sự điều hành linh hoạt của Ban lãnh đạo Công ty cùng sự cố gắng hết mình của tồn thể nhân viên, Công ty Domesco đã đạt được những kết quả rất ấn tượng. Các chỉ tiêu quan trọng hàng năm mà Công ty đặt ra như: doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế,… đều đạt và vượt chỉ

45%

38.4% 16.3%

0.3%

Khối Công Nghiệp Khối Kinh Doanh Khối Hỗ Trợ Ban Tổng Giám Đốc

tiêu đề ra. Trong năm 2013, doanh thu thuần của Công ty đạt 102% so với kế hoạch đặt ra và tăng 13,4% so với cùng kì năm 2012. Cũng trong năm 2013, mặc dù lợi nhuận trước thuế không đạt được chỉ tiêu, tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế lại đạt được 101% so với kế hoạch và tăng 16,2% so với cùng kì năm 2012.

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Thực hiện Chỉ tiêu Thực hiện tiêu Chỉ Thực hiện Doanh thu thuần 1.132 1.256 1.260 1.398 1.428 Lợi nhuận trước

thuế 118 122 125 137 133

Lợi nhuận sau

thuế 80 89 91 104 106

( Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2012, 2013 Công ty Domesco)

2.2 Thực trạng nghỉ việc của nhân viên văn phịng Cơng ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Y tế Domesco khu vực TpHCM

Nhân viên văn phịng của Cơng ty đa số đều là những người có trình độ cao, từ cao đẳng trở lên. Tại khu vực TpHCM, số lượng nhân viên văn phòng làm việc hiện tại là 69 người. Đa phần trong số đó có trình độ đại học. Có trình độ, có kinh nghiệm chính là lợi thế và cũng là lý do khiến nhân viên tự tin hơn khi họ có ý định nghỉ việc tại cơng ty. Vì họ hiểu rõ rằng họ có thể tìm được việc làm khác với cùng chuyên môn, nhất là tại địa bàn TpHCM, nơi tập trung nhiều công ty dược phẩm nhất cả nước.

Do địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là địa bàn trọng điểm của Cơng ty, do đó, khi một nhân viên nghỉ việc, Công ty phải lập tức xem xét đến việc có nên hay khơng tìm một nhân viên thay thế để đảm bảo tiến độ cũng như dịng chảy cơng việc. Việc này sẽ do Trưởng phụ trách các bộ phận đề nghị, sau đó bộ phận Nhân sự của Công ty sẽ xem xét. Nhân viên này có thể là nhân viên mới được tuyển dụng, hoặc cũng có thể là nhân viên cũ từ các chi nhánh, các phòng ban khác được điều chuyển đến tùy thuộc vào yêu cầu vị trí cũng như mức độ phức tạp của công việc đang được bỏ trống.

Bảng 2.2: Biến động số lượng nhân viên văn phòng khu vực TpHCM Năm Năm Tổng số nhân viên văn phòng Số lao động xin chấm dứt hợp đồng Số lao động điều chuyển đến Số lao động điều chuyển đi Số lao động tuyển mới 2011 68 4 2 0 1 2012 68 3 1 1 3 2013 67 5 3 0 1 6 tháng đầu năm 2014 69 3 3 0 2

( Nguồn: Bộ phận Nhân sự Công ty Domesco)

Nhìn vào bảng 2.2 ta có thể thấy rằng tổng số lượng nhân viên văn phịng Cơng ty tại khu vực TpHCM qua từng năm khơng có sự biến động lớn. Tuy nhiên, số lượng lao động xin chấm dứt hợp đồng lại có xu hướng tăng. Đặc biệt là trong năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014. Khi một nhân viên nghỉ việc, để bổ sung vào các vị trí trống do nhân viên đó để lại, Cơng ty ln cố gắng tận dụng nguồn nhân lực nội bộ. Các nhân viên được điều chuyển đến từ các chi nhánh khác của Công ty. Đa phần trong đó là các nhân viên trẻ. Việc này sẽ giúp cho Công ty tiết kiệm được chi phí tuyển dụng, đào tạo. Ngồi ra, việc tận dụng nguồn lực nội bộ này cũng giúp cho công việc được bỏ trống được tiếp nhận một cách dễ dàng hơn do người được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế ý định nghỉ việc của nhân viên văn phòng công ty cổ phần XNK y tế domesco khu vực TPHCM (Trang 26)