Khả năng phát triển nghề nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế ý định nghỉ việc của nhân viên văn phòng công ty cổ phần XNK y tế domesco khu vực TPHCM (Trang 52 - 54)

CHƢƠNG1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.3 Thực trạng ý định nghỉ việc của nhân viên văn phòng Công ty Cổ phần

2.3.3.2 Khả năng phát triển nghề nghiệp

Khả năng phát triển nghề nghiệp đầu tiên phải kể đến đó là các chương trình đào tạo của Cơng ty. Cơng ty có càng nhiều chương trình đào tạo thì sẽ càng giúp cho nhân viên có thể phát huy được khả năng của mình cũng như có thể đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay Cơng ty khơng có nhiều chương trình đào tạo cho nhân viên, nhất là các chương trình đào tạo chun mơn. Các nghiệp vụ của nhân viên chủ yếu vẫn là tự tích lũy và tự học hỏi. Các chương trình đào tạo, các lớp học thường chỉ dành cho các quản lý cấp trung. Kế hoạch đào tạo hàng năm thường không đạt được chỉ tiêu.

Bảng 2.8: Chính sách đào tạo, huấn luyện của Cơng ty

Hình thức đào tạo Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Sau đại học ( người) 3 3 0 Đại học ( người) 115 121 134 Các lớp ngắn hạn ( lượt người) 156 143 131 Mời giảng ( lượt người) 2,331 2,282 2,097 Đào tạo nội bộ ( lượt người) 4,010 4,113 4,258

( Nguồn: Bộ phận Nhân sự Công ty)

Chính sách đào tạo của Cơng ty chủ yếu tập trung vào việc đào tạo nội bộ. Các hình thức mời giảng và các khóa học ngắn hạn dành cho nhân viên đang bị cắt giảm. Thêm nữa, các lớp ngắn hạn chủ yếu là dành cho các cán bộ quản lý cấp trung. Việc đánh giá sau đào tạo cũng chưa được thực hiện nghiêm túc, hầu hết chỉ là thực hiện cho có hình thức, chưa thực sự chú trọng đến hiệu quả.

Bảng 2.9: Chi phí đào tạo ĐVT: tỷ đồng

Thực hiện Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chi phí đào tạo 3,5 3,1 2,8

( Nguồn: Bộ phận Kế tốn Cơng ty)

Các khoản chi cho đào tạo đang bị cắt giảm trong những năm qua. Điều này cho thấy việc đào tạo của Công ty đang không được chú trọng. Cơng ty đang xem chi phí đào tạo như là một khoản chi có thể cắt giảm.

Khơng có sự cân bằng trong việc đào tạo nâng cao trình độ của nhân viên. Công ty quá ưu tiên đào tạo dược sĩ đại học. Nhìn vào bảng 2.8 ta có thể thấy, số lượng nhân viên được đào tạo ở trình độ đại học có xu hướng tăng. Đa phần trong đó là đào tạo trình độ dược sĩ đại học. Nghĩa là Cơng ty có chương trình hỗ trợ cho nhân viên nâng cao trình độ. Tuy nhiên, chương trình này chủ yếu chỉ dành cho các nhân viên chuyên ngành về dược. Còn đối với các nhân viên thuộc các khối ngành kinh tế, cơ khí, nguồn nhân lực,… rất khó khi muốn được hỗ trợ.Sự “thiên vị” này

tạo ra tâm lý Công ty xem trọng các dược sĩ đại học hơn và dành cho họ nhiều ưu đãi hơn so với nhân viên được đào tạo trong các ngành khác.

Cơng ty khơng có các chương trình nhằm tạo ra các cơ hội thăng tiến, cơ hội thi đua để nhân viên thể hiện năng lực của bản thân cũng như là động lực để cho các nhân viên nỗ lực làm việc. Ngồi ra, Cơng ty cũng khơng có một chính sách thăng tiến rõ ràng. Nhân viên không biết các điều kiện mà họ cần đạt được khi muốn có một vị trí tốt hơn trong Cơng ty là gì. Từ đó, dẫn đến việc họ sẽ làm việc mà không biết được mục tiêu phấn đấu của mình. Đến một lúc nào đó các nhân viên này sẽ chán nản và muốn ra đi. Thêm vào đó, các cán bộ quản lý chủ chốt, các cán bộ quản lý cấp trung hiện tại hầu hết đều là các nhân viên làm việc lâu năm tại công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế ý định nghỉ việc của nhân viên văn phòng công ty cổ phần XNK y tế domesco khu vực TPHCM (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)