3.2 Đánh giá thực trạng về năng lực cạnh tranh của Công ty Masan
3.2.2 Phân tích và đánh giá các nguồn lực bên trong của công ty có tác dụng
3.2.2.2 Kết quả nghiên cứu khám phá về chuỗi giá trị và các yếu tố nguồn
3.2.2.2.1 Phân tích chuỗi giá trị Hoạt động sản xuất vận hành
○ Nhà máy sản xuất: Tính đến 31/8/2009, Công ty Masan có sáu nhà máy đang hoạt động tại Bình Dương, Tân Bình (TP. Hồ Chí Minh), Phú Quốc và Hải Dương. Hiện tại, nhà máy tại Bình Dương đang được nâng cấp, mở rộng nhằm tăng năng suất và đến 2011 dự kiến đây sẽ là nhà máy chính của Masan.
Bảng 3.6: Tổng quan về các nhà máy sản xuất58
○ Năng lực sản xuất: Công ty đã và đang nâng cao năng lực sản xuất thông qua việc đầu tư mới nhà máy Masan Hải Dương; nhà máy Masan Phú Quốc. Công tác đầu tư theo mô hình tự động hóa sản xuất theo tiêu chuẩn GMP/HACCP tại tổ hợp sản xuất MSI Bình Dương đang được triển khai mạnh mẽ.
58 Theo: Bảng cáo bạch niêm yết Công ty cổ phần tập đoàn Masan, năm 2009 (Nguồn: Công ty cổ phần chứng khoán Bản Việt (www.vcsc.com.vn)
○ Nguyên liệu chính và nhà cung cấp:
Nguyên liệu đầu vào của Công ty bao gồm nước mắm cốt, bột mì, dầu ăn và nhựa PET, màng BOPP dành cho sản xuất bao bì và đóng gói. Ngoại trừ nước mắm cốt, phần lớn nguyên vật liệu được nhập khẩu, do đó công ty phụ thuộc nhiều vào rủi ro biến động giá toàn cầu và tỷ giá. Hoạt động cung ứng nguyên vật liệu này tác động trực tiếp và rất nhiều đến yếu tố “chất lượng sản phẩm” của Công ty.
Hiện nay công ty có rất nhiều nhà cung cấp vì thế không bị phụ thuộc vào bất kì nhà cung cấp riêng lẻ nào. Tuy vậy, Masan vẫn luôn giữ mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp những nguyên vật liệu chính. Đội ngũ mua hàng của Công ty chịu trách nhiệm phát triển và củng cố các nhà cung cấp đáng tin cậy để có thể đáp ứng đủ nhu cầu nguyên vật liệu cho hoạt động sản xuất. Hiện nay, các nguồn nguyên vật liệu chủ yếu được khai thác từ hơn 60 nhà cung cấp thông qua những hợp đồng dài hạn nhằm bảo đảm chất lượng cao và ổn định. Masan tiến hành đánh giá các nhà cung cấp định kỳ, những nhà cung cấp sản phẩm đảm bảo chất lượng và dịch vụ luôn cải thiện được đánh giá ‘tốt’ thì Công ty sẽ tiếp tục ký kết hợp đồng dài hạn.
Chiến lược này giúp Masan giảm thiểu rủi ro khi hợp tác với các nhà thầu thiếu uy tín như cung cấp thiếu nguyên liệu, cung cấp các loại nguyên liệu không đáp ứng tiêu chuẩn, hoặc làm giá. Việc thực hiện của các nhà cung cấp hoặc các bên bán hàng đã được chấp thuận sẽ được đánh giá định kỳ. Những hoạt động này góp phần rất lớn trong việc đảm bảo chất lượng nguồn nguyên vật liệu đầu vào, do đó
“chất lượng sản phẩm” ở khâu thành phẩm luôn được ổn định và thực tế được người tiêu dùng đánh giá rất cao.
Hoạt động quản trị chất lượng
Hoạt động quản trị chất lượng tại Công ty bao gồm các hoạt động như: kiểm soát chất lượng, kiểm tra chất lượng chuỗi cung ứng, kiểm tra chất lượng thành phẩm, và đánh giá chất lượng nhà cung cấp. Tất cả các hoạt động này liên quan trực
- 60 -
tiếp đến “Chất lượng sản phẩm”, nhõn tố tạo nờn giỏ trị khỏch hàng cốt lừi mà Công ty cần duy trì và nâng cao.
○Kiểm soát chất lượng
Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chiến lược xây dựng, củng cố thương hiệu và chiến lược tiếp thị của công ty là việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các khách hàng Việt Nam đối với các sản phẩm chất lượng cao. Vì thế, kiểm tra chất lượng sản phẩm được công ty đầu tư rất kĩ, và đã phát triển lên thành một quy trình kiểm tra nghiêm ngặt qua nhiều giai đọan nhằm bảo đảm sản phẩm có được chất lượng tốt và đồng nhất. Sau đó, các báo cáo nội bộ của kiểm tra viên sẽ được sử dụng để đánh giá các mối quan hệ hiện hữu của Công ty đối với các nhà cung cấp và cải thiện việc quản lý chất lượng.
○Kiểm tra chất lượng chuỗi cung ứng
Khâu đầu tiên trong quy trình kiểm tra chất lượng là kiểm tra khâu nhập hàng nguyên vật liệu tại các nhà máy. Tại đây, đội ngũ quản lý chất lượng của Công ty sẽ tiến hành kiểm tra định kỳ các nguyên liệu chính và phụ, nguyên liệu đóng gói. Nếu các nguyên liệu này không đáp ứng được các tiêu chuẩn đã đề ra, đội ngũ này sẽ ghi nhận vấn đề này trong báo cáo gửi đến các nhà cung cấp, đồng thời gửi trả hàng và thay thế bằng nguyên liệu của các nhà cung cấp khác. Các báo cáo này cũng được lưu giữ trong hồ sơ để đánh giá chất lượng dịch vụ của nhà cung cấp.
○ Kiểm tra chất lượng thành phẩm
Khâu thứ hai của quy trình được thực hiện bởi đội ngũ quản lý chất lượng và bộ phận kho hàng. Khi hoàn tất sản phẩm tại các nhà máy, đội ngũ quản lý chất lượng sẽ ngẫu nhiên kiểm tra một số mẫu thành phẩm trước khi vận chuyển đến các trung tâm phân phối và kho hàng. Trong khoảng thời gian 2-3 ngày chờ kết quả kiểm tra, các thành phẩm này sẽ được giữ tại các trung tâm phân phối và các kho hàng. Khi có kết quả, Đội quản lý chất lượng sẽ thông báo tới kho hàng, và kho
hàng sẽ từ chối nhập các thành phẩm này nếu chúng không đáp ứng được tiêu chuẩn về chất lượng.
○ Đánh giá chất lượng nhà cung cấp
Khâu cuối cùng là đánh giá định kỳ chất lượng của nhà cung cấp dựa trên các tiêu chuẩn mà Công ty đặt ra từ trước, như việc đánh giá hàng năm đối với các nhà cung cấp. Bộ phận mua hàng chịu trách nhiệm chính trong giai đoạn này, phối hợp với các bộ phận khác như bảo đảm chất lượng, kho hàng, tài chính và marketing, đề ra các tiêu chuẩn, định mức cho từng loại hàng hóa và nhà cung cấp.
Bao gồm tiêu chuẩn về giá, năng lực sản xuất, mức độ tin cậy trong vận chuyển và sự nhiệt tình của nhà cung cấp. Các tiêu chuẩn trên, cùng với các báo cáo không đáp ứng yêu cầu nếu có, được áp dụng để đánh giá cho cả nhà cung cấp hiện hành và nhà cung cấp mới. Từ đó, Công ty sẽ có quyết định có tiếp tục sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp đó hay không.
Hoạt động nghiên cứu và phát triển
Trung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới (MRD - Masan Research &
Development Center) của Công ty bao gồm hơn 40 chuyên viên, giữ trách nhiệm đa dạng hóa và cải thiện chất lượng sản phẩm. Đội ngũ này sẽ phối hợp chặt chẽ với phòng Marketing đưa ra kế hoạch phát triển sản phẩm mà đáp ứng được khẩu vị của người tiêu dùng Việt Nam. Mỗi sản phẩm được phát triển dựa trên phản hồi của khách hàng và kiểm tra giao dịch thực tế, từ đó giúp Công ty nhanh chóng nắm bắt xu hướng thị trường.
Hiện tại, Công ty đang tập trung sản xuất các thực phẩm an toàn và có lợi cho sức khỏe, bao gồm nước mắm Chin–Su có độ mặn thích hợp, nước mắm Nam Ngư không có urê gây hại và mì ăn liền Tiến Vua không sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần. Đây là hoạt động có liên quan trực tiếp đến nhân tố “chất lượng sản phẩm” và “hình ảnh thương hiệu” mà Công ty cần duy trì và nâng cao để góp phần gia tăng năng lực cạnh tranh của mình.
Hoạt động quản trị nguồn nhân lực
Nhằm mục tiêu kích hoạt nhân viên tăng hiệu quả làm việc, tạo cơ hội chia sẻ giá trị gia tăng và lợi nhuận, cơ hội sở hữu cổ phần của công ty. Đồng thời gia tăng hình ảnh và giá trị của công ty và mọi nhân viên, từ cấp quản lý cơ sở đến cấp quản lý cấp cao, các nhân viên chủ chốt … trong việc nỗ lực đóng góp gia tăng lợi nhuận cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, chương trình ESOP (Chương trình sở hữu cổ phần của nhân viên – Employee Stock Ownership Plan) đã được nhanh chóng thông qua bởi Hội đồng quản trị.
Hàng năm, công ty thường xuyên tổ chức các khóa huấn luyện nội bộ và bên ngoài về chuyên môn, kỹ năng làm việc, kỹ năng sống cho các cấp, từ nhân viên đến cỏc vị trớ quản lý. Cỏc chương trỡnh huấn luyện với định hướng khỏ rừ: đào tạo huấn luyện nhân viên theo nhu cầu công việc và đặc biệt kế hoạch phát triển nghề nghiệp cho các nhân viên nắm giữ các vị trí quản lý chủ chốt và các lĩnh vực “mũi nhọn”. Một số chương trình đào tạo như: “chuyên đề giải tỏa mâu thuẫn và stress”,
“kỹ năng giao tiếp hiệu quả”, “sáu chiếc mũ tư duy”, “kỹ năng thương lượng”, “bảy thói quen của người thành đạt”, và rất nhiều chương trình đào tạo khác được thực hiện nhằm duy trì, chăm sóc cho nguồn nhân lực của mình.
Hoạt động quảng cáo, tiếp thị và bán hàng:
○ Khách hàng
Khách hàng của Masan khá đa dạng và doanh số của Công ty không bị phụ thuộc vào khách hàng chính nào cả. Khách hàng của công ty là người tiêu dùng, từ thành thị đến vùng nông thôn.
○ Kênh phân phối
Masan đã xây dựng và phát triển một mạng lưới phân phối rộng khắp Việt Nam.
Mỗi nhà phân phối phụ trách một vùng riêng biệt và liên hệ chặt chẽ với đại diện của Công ty để bảo đảm hệ thống phân phối thông suốt và hiệu quả. Masan cũng phát triển kênh phân phối thông qua các hệ thống siêu thị. Nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho quá trình phân phối và phục vụ cho nhiều đối tượng khác hàng, Công ty đã xây dựng năm trung tâm phân phối rải khắp đất nước bao gồm Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hưng Yên và Hải Dương.
Bảng 3.7: Hệ thống phân phối của Công ty Masan59
Với một hệ thống phân phối hiệu quả như hiện nay giúp công ty triển khai hiệu quả “các hoạt động chiêu thị” đến với người tiêu dùng, cũng như việc cung cấp các “thông tin về sản phẩm” đến người tiêu dùng một cách thường xuyên, kịp thời. Qua đó, nâng cao đáng kể “hình ảnh thương hiệu” của công ty trong nhận thức của người tiêu dùng.
Sau khi được hoàn tất tại các nhà máy, thành phẩm được vận chuyển đến năm trung tâm trên bằng đường bộ, đường sắt hoặc đường biển, từ đó chuyển tới các nhà phân phối. Sau đó thành phẩm sẽ tiếp tục được phân phối đến các chợ, cửa hàng bán lẻ để phục vụ người tiêu dùng. Quá trình vận chuyển thành phẩm tới các trung tâm được thực hiện bởi công ty vận tải độc lập. Các trung tâm phân phối có chức năng đảm bảo việc chuyển giao các sản phẩm trong cùng ngày trong phạm vi toàn quốc và cũng có chức năng là các kho chứa của Công ty. Các nhà phân phối phải đảm bảo dự trữ hàng tồn kho đủ hàng trong vòng 7 đến 14 ngày. Vì vậy, các
59 Nguồn: Công ty Masan, số liệu thời điểm 12/2008.
hoạt động này sẽ đảm bảo “tính thuận tiện khi mua hàng” cho người tiêu dùng trên phạm vi toàn quốc.
○ Tiếp thị, quảng cáo
Hiểu được tầm quan trọng của chiến lược marketing đối với sự thành công của một doanh nghiệp, ngay từ đầu Masan đã thực hiện mạnh mẽ các hoạt động marketing thông qua các chương trình quảng cáo trên truyền hình, báo chí, đài phát thanh và các phương tiện khác.
Bên cạnh đó, Masan cũng tổ chức các sự kiện tiếp thị như quảng cáo ngoài trời và ở các cửa hàng, hỗ trợ các điểm bán hàng phân phát hàng khuyến mãi. Công ty thực hiện chương trình tư vấn tiêu dùng trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là những kiến thức về nước chấm, về 3-MCPD nhằm cung cấp các thông tin cần thiết về sản phẩm giúp người tiêu dùng dễ nhận biết hơn.
Xây dựng và củng cố hệ thống phân phối bằng cách mở các khóa đào tạo cho các nhân viên bán hàng của các đại lý và đối tác thân cận, qua đó nâng cao lợi nhuận trong phân phối sản phẩm và củng cố hình ảnh thương hiệu.
Với những chiến lược rừ ràng, hỡnh ảnh thương hiệu của Masan được biết đến rộng rãi và trở thành thương hiệu được ưa thích trên thị trường. Đây là điểm liên quan trực tiếp đến hai nhân tố “ảnh hưởng các hoạt động chiêu thị” (nhân tố này cần được cải thiện ) và “hình ảnh thương hiệu công ty” (nhân tố này cần được duy trỡ và phỏt triển) trong việc tạo nờn giỏ trị khỏch hàng cốt lừi.
3.2.2.2.2 Phân tích các yếu tố nguồn lực
○ Cơ sở hạ tầng, nhà máy sản xuất.
Với kết quả phân tích chuỗi giá trị của Công ty, cho thấy rằng cơ sở hạ tầng của Công ty rất mạnh. Hoạt động sản xuất của công ty luôn đảm bảo được yếu tố
“chất lượng sản phẩm”, đây là nguồn lực mang lại khả năng cạnh tranh vượt trội
cho doanh nghiệp, mang lại giỏ trị khỏch hàng cốt lừi thụng qua nhõn tố “chất lượng sản phẩm” và được đánh giá tính VRIN.
○ Mạng lưới phân phối
Nói đến hệ thống phân phối thì Công ty được đánh giá là vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành. Chính nhờ hệ thống phân phối rộng khắp và hiệu quả này mà “hình ảnh thương hiệu” của Công ty xuất hiện trong tâm trí của người tiêu dùng, cùng với sự phổ biến các sản phẩm của công ty trong đời sống hàng ngày, các bảng hiệu quảng cáo đã góp phần nâng cao hình ảnh, uy tín của công ty.
Cũng thông qua hệ thống phân phối hiệu quả này, Công ty dễ dàng truyền tải và cung cấp các “thông tin về sản phẩm” cũng như tổ chức “các hoạt động chiêu thị”, đõy là cỏc nhõn tố tạo nờn giỏ trị khỏch hàng cốt lừi. Vỡ vậy, đõy là một thế mạnh mà Công ty hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh, nó góp phần rất đáng kể trong việc mang lại giỏ trị khỏch hàng cốt lừi và cũng được đỏnh giỏ tớnh VRIN.
○Quản trị cấp cao
Ban lãnh đạo dày dạn kinh nghiệm là nhân tố quan trọng không kém đằng sau tất cả các chiến lược của công ty. Masan có một ban điều hành đầy kinh nghiệm, là những người đã từng làm việc tại các công ty đa quốc gia và thành đạt ở thị trường nước ngoài, đồng thời có sự am hiểu tường tận về thị trường trong nước, là những người rất am hiểu và đam mê ngành nước chấm. Những quyết sách đúng đắn của Ban quản trị đã tạo nên nhiều lợi thế cho công ty, làm tiền đề tốt cho sự phát triển bền vững.
Ngoài thực phẩm, Công ty còn tập trung vào nhiều ngành nghề khác. Triết lý là dồn 80% tinh lực vào 20% ngành mũi nhọn, để 20% ngành mũi nhọn sẽ quyết định 80% kết quả kinh doanh. Lãnh đạo Masan không giấu tham vọng: những lĩnh vực trên cũng chỉ là phần nền để tập đoàn này tiếp tục khai phá vào những lĩnh vực
mới chưa ai làm, đây là những bước đột phá trong chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh của mình, tiềm năng sẽ mang lại giá trị ngày càng cao cho các cổ đông.
Phần lớn các thành viên trong Ban quản trị cao cấp là các du học sinh nước ngoài, đã từng kinh doanh thành đạt tại châu Âu, nên phong cách quản trị của các nhà lãnh đạo Masan có sự hòa hợp giữa phong cách Á Đông và Phương Tây. Điều này rất phù hợp với truyền thống văn hóa cũng như con người Việt Nam, cũng như xu hướng hiện nay, đây là những nhân tố tạo nên sự khác biệt với các phong cách lãnh đạo ở các công ty khác, sự khác biệt này mang lại giá trị cho công ty.
Vì vậy, Ban quản trị cấp cao của Công ty được đánh giá là nguồn lực rất quan trọng, là một trong những nhân tố trọng yếu quyết định sự thành công của công ty cũng như khả năng cạnh tranh và cũng được đánh giá tính VRIN.
○ Nguồn nhân lực
Với phương châm “Chúng tôi luôn thu hút, tuyển dụng và phát triển các ứng viên giàu năng lực và nhiệt huyết nhất”, Công ty đã và đang tập trung vào xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực của mình song song với các chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh hiện tại.
Nguồn nhân lực Masan được thu hút từ nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt là lực lượng sinh viên giỏi của các trường đại học danh tiếng của Việt Nam.
Với đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn cao và được đào tạo bài bản đây là những thế mạnh cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên hiện nay thì các công ty khác cũng có những chính sách thu hút nguồn nhân lực rất hấp dẫn, không thua kém gì so với Masan. Do đó, có thể đánh giá nguồn nhân lực là có giá trị, tạo ra lợi thế cạnh tranh nhưng không đảm bảo tính VRIN.
○ Truyền thống văn hóa, con người Masan Văn hóa Masan