Nhóm giải pháp 6: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty masan giai đoạn 2010 2014 (Trang 91 - 96)

..12 1 .9 Kết cấu luận văn

4.6 Nhóm giải pháp 6: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Với các nhóm giải pháp nêu trên thì Masan cần có kế hoạch xây dựng, ni dưỡng và phát triển nguồn nhân lực để đảm bảo sự phát triển bền vững của mình trong thời gian tới. Bên cạnh đó, với tốc độ phát triển nhanh chóng như hiện nay thì nguồn nhân lực sẽ khơng kịp đáp ứng nếu không chú trọng công tác quản trị nguồn nhân lực. Hiện nay Masan đang thực hiện khá tốt chính sách phát triển nguồn nhân lực với một số triển khai như sau:

Trước hết là công tác tuyển dụng: công tác này được Masan thực hiện khá tốt. Thông tin tuyển dụng được đăng tải một cách rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, website công ty. Đặc biệt thơng qua các chương trình “săn đầu người” tại các trường đại học danh tiếng tại Việt Nam đã giúp công ty tuyển chọn được đội ngũ lao động trẻ, giỏi và đầy nhiệt huyết. Công ty cần xây dựng hệ thống bản mô tả công việc cho từng công việc cụ thể, từng phịng ban, qua đó giúp công tác tuyển dụng, đào tạo cũng như việc kiểm tra đánh giá mức độ hồn thành cơng việc sẽ hiệu quả hơn.

Xây dựng chính sách đào đạo và phát triển nguồn nhân lực: một cách cụ thể rõ ràng, tạo điều kiện cho từng cán bộ nhân viên có thể tham gia. Đối với các nhà quản lý cần có các chương trình đào tạo phù hợp nhằm bổ sung các kỹ năng quản lý, đặc biệt là kỹ năng con người. Đối với các cán bộ công nhân viên cần thường xuyên tổ chức các lớp nâng cao trình độ chun mơn, kỹ năng giải quyết cơng việc.

Tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực đã khó thì tạo sự gắn bó lâu dài với cơng ty lại càng khó hơn. Cán bộ nhân viên của Masan có tinh thần gắn bó và đóng góp hết sức mình đối với sự phát triển của Cơng ty. Với triết lý xem “Con người là tài sản, là nguồn lực cạnh tranh”, cho thấy rằng Công ty rất coi trọng việc phát triển nguồn nhân lực của mình. Do đó cơng tác giữ chân cán bộ, nhân viên tại Công ty cần được thực hiện rất tốt hơn nữa trong thời gian tới.

Tiếp tục duy trì và thực hiện tốt “Chương trình sở hữu cổ phần của nhân viên- ESOP” với nhiều hình thức tham gia như hiện nay. Chương trình này hiện nay chỉ có một số ít doanh nghiệp tại Việt Nam áp dụng nhằm kích thích nhân viên tăng hiệu quả làm việc, tạo cơ hội chia sẻ giá trị gia tăng và lợi nhuận cũng như cơ hội sở hữu cổ phần của Cơng ty. Chương trình này thực sự là một trong những cơng cụ đắc lực hỗ trợ cho việc phát triển nguồn nhân lực của Masan trong thời gian tới.

Với triết lý “Cùng chia sẻ thành quả kinh doanh, tạo môi trường làm việc thân thiện, hợp tác với nhân viên, với đối tác và cổ đông … là một trong sáu nguyên tắc hành xử tại Masan” thì tin rằng với một chính sách nhất quán của Nguồn nhân lực và đặc biệt chương trình ESOP, mọi nhân viên có cơ hội tham gia sở hữu cổ phần và làm giàu chính đáng, đặc biệt mọi người có cơ hội khẳng định mình và sẽ tìm thấy giá trị của chính mình tại Masan.

Tóm tắt chương 4

Chương này đã trình bày các nhóm giải pháp kiến nghị nhằm giúp nâng cao và phát huy các nguồn lực mang giá trị cốt lõi, bên cạnh đó có những giải pháp nhằm nuôi dưỡng và phát triển các nguồn lực thông thường cho Công ty Masan. Các nhóm giải pháp này được đưa ra trên cơ sở phân tích đánh giá các hoạt động giá trị, các nguồn lực tạo ra năng lực cạnh tranh của Cơng ty. Vì vậy, việc Cơng ty vận dụng các giải pháp kiến nghị này cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng trên cơ sở phân tích một cách cụ thể tình hình hoạt động của mình với diễn biến, thay đổi mơi trường kinh doanh mà Công ty đang hoạt động để mang lại hiệu quả cao nhất

KẾT LUẬN

Qua kết quả nghiên cứu, chúng ta tìm ra được các yếu tố quan trọng trong ngành nước chấm, các giá trị mà khách hàng quan tâm nhất. Điều này rất có ý nghĩa đối với các công ty trong ngành sản xuất và kinh doanh gia vị hiện nay trong việc hoạch định các chiến lược cạnh tranh dựa trên việc đáp ứng hợp lý các yếu tố tạo ra giá trị khách hàng này trong khả năng nguồn lực có hạn. Việc phân tích và áp dụng vào trường hợp cụ thể là Công ty cổ phần thực phẩm Ma san trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mình ở cấp độ nguồn lực. Như vậy, Luận văn đã đạt và hoàn thành mục tiêu đề ra.

Những đóng góp của nghiên cứu này:

Một là, kết quả nghiên cứu có ý nghĩa trong việc bổ sung vào hệ thống lý thuyết liên quan đến đo lường sự hài lòng của người tiêu dùng đối sản phẩm tiêu dùng, đặc biệt là trong ngành gia vị nước chấm.

Hai là, khả năng điều chỉnh và ứng dụng kết quả nghiên cứu cho những đo lường đối với sự hài lòng của người tiêu dùng đối với các sản phẩm khác hay đối với các khu vực khác ngồi Thành phố Hồ Chí Minh.

Ba là, quy trình nghiên cứu trong chuyên đề này có thể tham khảo về quy trình và phương pháp nghiên cứu xây dựng thang đo lường.

Bốn là, kết quả nghiên cứu có thể giúp ích cho các cơng ty sản xuất và kinh doanh nước chấm: tham khảo để xác định các nhân tố chủ yếu tạo nên sự hài lịng

của khách hàng, qua đó tìm ra các nguồn lực chủ chốt trong việc tạo ra giá trị đó và tập trung để ni dưỡng và phát triển các nguồn lực cốt lõi đó.

Các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo:

Do vấn đề thời gian và nguồn lực hạn chế, tác giả thực hiện nghiên cứu này chấp nhận một số hạn chế như sau:

Thứ nhất, đề tài được giả định là thị trường mục tiêu, khách hàng của Masan được xác định là đúng, và vì vậy trọng tâm của nghiên cứu này chỉ tập trung phân

- 80 -

tích các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của Masan trên thị trường mục tiêu thơng qua việc phân tích hoạt động chuỗi giá trị của cơng ty.

Thứ hai, nghiên cứu này chỉ được thực hiện tập trung ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, và các mẫu khảo sát được thu thập theo phương pháp thuận tiện, do đó việc khái qt hóa của nghiên cứu chưa cao. Vì vậy rất cần có những nghiên cứu tiếp theo mở rộng khu vực điều ra cũng như đối tượng chọn mẫu.

Thứ ba, các thang đo sự hài lòng của khách hàng được xây dựng cơ bản dựa trên sự phát triển lý thuyết về giá trị khách hàng của Philip Kotler. Do đó cần có sự tham khảo các cơng trình nghiên cứu đã được phổ biến về đo lường sự hài lòng của khách hàng đối với các sản phẩm tiêu dùng cụ thể.

Thứ tư, phương pháp phân tích và xử lý số liệu đơn nhất là phần mềm SPSS, phân tích hồi quy tuyến tính, thật sự cần thiết để kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác hơn nhằm đảm bảo cao độ tin cậy và tính chính xác của tập dữ liệu cùng mơ hình thang đo.

Từ những hạn chế trên, đề tài có thể mở ra hướng nghiên cứu tiếp theo bằng cách mở rộng các đối tượng chọn mẫu, phương pháp chọn mẫu, phạm vi lấy mẫu, nghiên cứu sâu hơn về đối thủ cạnh tranh và xây dựng chiến lược cho công ty trên cơ sở các nguồn lực đã được phân tích nhằm phối hợp và phát huy tối đa năng lực của công ty.

83

Phụ lục 1 : Dàn bài phỏng vấn định tính

Phần giới thiệu:

Giới thiệu người phỏng vấn và mục đích cuộc phỏng vấn.

Phần thảo luận:

1. Anh/Chị cho biết khi chọn mua một sản phẩm nước chấm dùng trong gia đình mình, thì chị quan tâm nhất đến các yếu tố gì nhất?

2. Anh/Chị đã từng mua và sử dụng các sản phẩm nước chấm (TAM THÁI TỬ, CHINSU, NAM NGƯ) của cơng ty Masan chưa?

3. Vì sao Anh/Chị lại chọn sản phẩm này cho gia đình của mình? Điều gì đã khiến Anh/Chị quan tâm khi chọn mua sản phẩm nước chấm này? Giá cả? chất lượng? thương hiệu?, địa điểm bán hàng (chợ, cửa hàng tạp hóa, siêu thị)? Các hoạt động chiêu thị của cơng ty (khuyến mãi, quảng cáo,…),..

4. Anh/Chị vui lịng cho biết mức độ quan trọng của các yếu tố trên? Theo thứ tự từ quan trọng nhất đến quan trọng ít nhất.

5. So với các sản phẩm tương tự của các nhãn hiệu khác, thì Anh/Chị thấy sản phẩm nước chấm của Công ty Masan như thế nào? Giá cả, chất lượng, hệ thống phân phối, chiêu thị, thương hiệu,…?

6. Anh/Chị có ý định mua và sử dụng các sản phẩm của cơng ty nữa khơng? Vì sao?

7. Nhìn chung, Anh/Chị có hài lịng khi mua và sử dụng các sản phẩm nước chấm của công ty?

Xin chân thành cám ơn Anh/Chị đã tham gia cuộc phỏng vấn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty masan giai đoạn 2010 2014 (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w