Khung nghiên cứu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty masan giai đoạn 2010 2014 (Trang 26 - 29)

1.8 HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU

Vì thời gian và nguồn lực hạn chế, tác giả thực hiện nghiên cứu này chấp nhận một số hạn chế sau:

- Đề tài dựa vào phương pháp nghiên cứu định tính là chủ yếu, có tính chủ quan khá cao.

- Đề tài được thực hiện trên những giả định là thị trường mục tiêu, khách hàng và các đối thủ cạnh tranh được xác định đúng. Vì vậy, trọng tâm của nghiên cứu chỉ tập trung phân tích các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh trên thị trường mục tiêu của Công ty cổ phần thực phẩm Masan.

1.9 KẾT CẤU LUẬN VĂN

Nội dung của luận văn bao gồm: Mục lục

Chương 1: Tổng quan về Công ty Masan và vấn đề nghiên cứu.

Chương 2: Lợi thế cạnh tranh và các yếu tố hình thành nên lợi thế cạnh tranh. Chương 3: Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty Masan.

Chương 4: Một số kiến nghị cho Công ty Masan. Kết luận

Tài liệu tham khảo Phụ lục

Chương 2: LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀ CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH NÊN LỢI THẾ CẠNH TRANH

Chương này sẽ trình một số khái niệm cơ bản như: giá trị khách hàng, chuỗi giá trị, lợi thế cạnh tranh, nguồn lực cạnh tranh, các chiến lược cạnh tranh cơ bản

các yếu tố hình thành nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, cũng như các cơng cụ dùng để phân tích xác định năng lực cạnh tranh. Ngoài ra, để xác định các nguồn lực nào của doanh nghiệp cần được đầu tư, xây dựng và phát triển thì tác giả

cũng đề cập đến một số cơng cụ phân tích dùng để xác định lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

2.1 GIÁ TRỊ VÀ SỰ THỎA MÃN CỦA KHÁCH HÀNG9.

2.1.1 Giá trị khách hàng.

Giá trị khách hàng được hiểu là tồn bộ lợi ích mà khách hàng nhận được từ việc sở hữu sản phẩm/dịch vụ, nó bao gồm những lợi ích do sản phẩm/dịch vụ mang lại, lợi ích do dịch vụ cộng thêm, lợi ích do hình ảnh của thương hiệu, lợi ích nhờ mối quan hệ cá nhân hình thành trên cơ sở so sánh với chi phí mà khách hàng bỏ ra. Vì vậy, khi so sánh giá trị khách hàng với chi phí của khách hàng sẽ hình thành khái niệm giá trị dành cho khách hàng. Cho nên, có thể coi giá trị dành cho

khách hàng như là lợi nhuận của họ.

Theo Philip Kotler: “ Giá trị dành cho khách hàng là chênh lệch giữa tổng giá trị của khách hàng và tổng chi phí của khách hàng. Tổng giá trị của khách hàng là toàn bộ những ích lợi mà khách hàng trông đợi ở một sản phẩm hay dịch vụ nhất định”10.

9

Philip Kotler, Quản trị marketing, 2006, NXB Thống Kê, trang 47-59.

Giá trị dành cho khách hàng Tổng giá trị của khách hàng Tổng chi phí của khách hàng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty masan giai đoạn 2010 2014 (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w