Khái niệm về năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty masan giai đoạn 2010 2014 (Trang 34 - 35)

..12 1 .9 Kết cấu luận văn

2.2 Lợi thế cạnh tranh và các chiến lược cạnh tranh

2.2.1.2 Khái niệm về năng lực cạnh tranh

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bắt nguồn từ thực

21

Rudolf Grunig – Richard Kuhn, Hoạch định chiến lược theo quá trình, NXB Khoa học kỹ thuật, 2002, trang 211.

22

Jay Barney, Firm resources and Sustained Competitive advantage, Journal of Management 1991, Vol 17, No1, page 101.

23

Nguyễn Thị Liên Diệp, Phạm Văn Nam, Chiến lược và chính sách kinh doanh, NXB Lao động –Xã hội, 2006, trang 74.

24

VRIN được viết tắt từ các chữ: Valuable, Rare, Inimitable, Nonsubstitutable, xem Nguyễn Đình Thọ-Nguyễn Thị Mai Trang, Năng lực động, Tạp chí phát triển kinh tế số 208, tháng 02-2008.

lực nội tại của doanh nghiệp trên cơ sở so sánh tương quan với các đối thủ cạnh tranh. Trên cơ sở đó, muốn có năng lực cạnh tranh, địi hỏi doanh nghiệp phải xác định được lợi thế so sánh của mình so với các đối thủ cạnh tranh. Nhờ có lợi thế này, doanh nghiệp có thể thỏa mãn tốt hơn các nhu cầu của khách hàng mục tiêu cũng như lôi kéo được khách hàng của đối thủ cạnh tranh25.

Thực tế cho thấy khơng một doanh nghiệp nào có khả năng đáp ứng một cách đầy đủ và tốt nhất tất cả các nhu cầu của khách hàng, nếu doanh nghiệp có lợi thế về mặt này thì lại có hạn chế về mặt kia. Vấn đề quan trọng là doanh nghiệp có khả năng nhìn nhận ra được vấn đề đó hay khơng, trên cơ sở doanh nghiệp cần phải biết phát huy những lợi thế của mình hiện có để đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất. Các doanh nghiệp hoạt động ở các ngành khác nhau thì các yếu tố dùng để đánh giá năng lực cạnh tranh khác nhau.

Trong năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, thì năng lực động được coi là cơ sở tạo ra lợi thế cạnh tranh một cách bền vững và đem lại kết quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Năng lực động được hiểu là “khả năng tích hợp, xây dựng, và định dạng lại những tiềm năng của doanh nghiệp để đáp ứng với thay đổi của môi trường kinh doanh”. Vì vậy các doanh nghiệp phải ln nỗ lực xác định, nuôi dưỡng, phát triển, và sử dụng năng lực động một cách có hiệu quả, thích ứng với sự thay đổi của thị trường để đem lại lợi thế cạnh tranh cho mình một cách sáng tạo26.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty masan giai đoạn 2010 2014 (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w