Nhóm giải pháp 2: Phát huy hiệu quả hoạt động của mạng lưới phân phối

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty masan giai đoạn 2010 2014 (Trang 86)

..12 1 .9 Kết cấu luận văn

4.2 Nhóm giải pháp 2: Phát huy hiệu quả hoạt động của mạng lưới phân phối

phối.

Sự mở rộng ngày càng nhiều các đại lý phân phối của công ty như hiện nay là kết quả của sự nỗ lực trong suốt thời gian qua. Các chính sách với đại lý đã và đang phát huy hiệu quả cao. Để duy trì và phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu, thì

cơng ty cần thực hiện các chương trình mang ý nghĩa gắn kết hơn nữa giữa các đại lý, nhà phân phối với công ty như sau:

Tiếp tục thực hiện tốt chính sách chiết khấu theo doanh số cho các đại lý, nhà phân phối như đã thực hiện trong thời gian vừa qua. Chính sách chăm sóc, hỗ trợ các nhà phân phối, đại lý bán hàng cần được thực hiện một cách thường xuyên.

Bên cạnh đó, thì việc tổ chức đánh giá và phân loại (theo tiêu chuẩn của Masan) các nhà phân phối, đại lý bán hàng rất cần được tổ chức thực hiện một cách thường xuyên và toàn diện. Đây là cơ sở để Công ty trao thưởng, hay có những khuyến khích, ưu đãi cho các nhà phân phối, đại lý có những thành thích xuất xắc, góp phần động viên họ và gắn kết chặt chẽ với công ty.

Mời tham quan công ty và tìm hiểu quy trình sản xuất, cũng như các quy trình kiểm sốt chất lượng của Masan. Tổ chức các khóa đào tạo cho các nhà phân phối, đại lý về cách giới thiệu sản phẩm, tư vấn cho người tiêu dùng hiểu rõ hơn về chất lượng, giá trị dinh dưỡng mà các sản phẩm mang lại, cũng như lợi ích về sức khỏe. Điều này sẽ tạo ra niềm tin mạnh mẽ hơn nữa cho người tiêu dùng khi quyết định lựa chọn và tiêu dùng các sản phẩm nước chấm của Masan.

Xây dựng và phát triển thêm hệ thống phân phối ở các thành phố cấp hai cũng như vùng nông thôn là những động thái sẽ giúp Masan tăng trưởng doanh thu của mình trong thời gian tới. Để làm được điều này, Masan cần xây dựng hệ thống phân phối ở các vùng đô thị nhỏ, thực hiện các chương trình khuyến mãi riêng cho vùng nơng thơn, đẩy mạnh việc tiêu thụ các dòng sản phẩm trung cấp phù hợp với thu nhập của người dân địa phương.

4.3 Nhóm giải pháp 3: Phát huy yếu tố truyền thống văn hóa và con người.

Như đã phân tích trong Chương 3, “truyền thống văn hóa và con người” của công ty là điểm mạnh, cốt lõi với những kết tinh truyền thống của dân tộc trong suốt thời gian vừa qua. Việc phát huy các giá trị của truyền thống văn hóa và con người

sẽ có những ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của cơng ty, đến hình ảnh của doanh nghiệp đối với công chúng. Một số giải pháp được kiến nghị như sau:

Tiếp tục duy trì việc thực hiện chính sách minh bạch hóa trong cơng ty. Đây được đánh giá là những chính sách mang lại giá trị vượt trội cho Masan, góp phần rất lớn trong việc xây dựng nên các giá trị văn hóa, tạo sự khác biệt cho văn hóa Masan. Chính sách minh bạch cần được cam kết thực thiện trên tất cả các lĩnh vực trong toàn bộ tổ chức Masan.

Xây dựng các chương trình đánh giá về văn hóa Masan nhằm nhận dạng rõ ràng hơn về văn hóa Masan, những nét đặc trưng, những truyền thống, những giá trị về văn hóa đã được tích lũy và định hình cơng ty trong suốt chặng đường phát triển vừa qua.

Xây dựng các chuẩn mực về “Văn hóa, con người Masan” nhằm hồn thiện và nâng cao giá trị truyền thống văn hóa và con người của cơng ty. Tích cực triển khai các hoạt động này trong tồn thể cơng ty và đảm bảo có sự cam kết của Lãnh đạo cơng ty.

Xây dựng chính sách nâng cao tính cạnh tranh trong cơng việc nhằm khắc phục những yếu kém còn tồn tại, phát huy những điểm mạnh của toàn bộ tổ chức.

Thực hiện các chương trình, các hoạt động hàng năm nhằm duy trì và ni dưỡng các giá trị văn hóa Masan. Để tồn thể các thành viên trong đại gia đình Masan ln thấm nhuần giá trị văn hóa của cơng ty.

Trên tất cả các chính sách, các chương trình nói trên, sự cam kết thực hiện và ủng hộ của Ban lãnh đạo công ty là nhân tố quyết định trọng yếu. Do đó, việc cam

kết thực hiện các chính sách đã đề ra và được thể hiện bằng văn bản là một yêu cầu mang tính tất yếu, để đảm bảo tất cả các chính sách của Masan được thực thi tốt. 4.4 Nhóm giải pháp 4: Nâng cao chất lượng đội ngũ lãnh đạo

Sự phát triển của Masan phụ thuộc nhiều vào khả năng tuyển dụng và giữ được các nhân viên có năng lực phù hợp cho các vị trí quản lý cấp cao, bất kì sự thay đổi nhân sự chủ chốt nào trong nội bộ Công ty cũng đều ảnh hưởng lớn đến hoạt động, doanh thu của Cơng ty. Do đó, tác giả có một số kiến nghị trong nhóm giải pháp về đội ngũ quản trị cấp cao như sau:

Công ty cần xem xét xây dựng chiến lược phát triển bộ máy quản trị cấp cao một cách thật hiệu quả, nhằm hạn chế những rủi ro phát sinh nếu có. Và, chính sách này đảm bảo được thực thi một cách hiệu quả. Tác giả không đi sâu vào vấn đề này, chắc chắn Ban quản trị đã xem xét thấu đáo và hiểu rất rõ về vấn đề này.

Công ty tiếp tục áp dụng chính sách chun mơn hóa, chế độ lương thưởng, đãi ngộ phù hợp cho các cán bộ nhân viên có năng lực phù hợp với chiến lược phát triển kinh doanh của mình để giúp ổn định bộ máy quản trị cấp cao.

Hiện nay từng bộ phận riêng lẻ trong bộ máy của công ty hoạt động rất hiệu quả, nhưng để đạt đến một hiệu quả trên tổng thể và giúp mang lại giá trị khách hàng lớn nhất thì việc phối hợp nhịp nhàng các hoạt động của tất cả các bộ phận với nhau là việc làm rất cần thiết. Vì vậy, vai trị của Ban quản trị cấp cao là phối hợp tất cả các bộ phận của công ty để trở thành “một guồng máy hoạt động hiệu quả”, để có thể mang lại những giá trị ngày càng lớn cho khách hàng. Sự phối hợp một cách chặt chẽ tất cả các hoạt động trong công ty sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh vượt trội, mang tính bền vững cho cơng ty.

4.5 Nhóm giải pháp 5: Phát triển công nghệ; tăng cường hoạt động kiểm sốt chất lượng

Masan ln phải đối mặt với các vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và các trách nhiệm tiềm tàng đối với các sản phẩm. Do đó, chính sách kiểm soát chất lượng và tiêu chuẩn vệ sinh an tồn thực phẩm (GMP/HACCP) ln được áp dụng đến từng phân xưởng và nhà máy của Masan để hạn chế rủi ro đến mức tối thiểu.

Công ty cần tăng cường việc giám sát, kiểm tra việc thực hiện các hoạt động quản lý chất lượng tại các phân xưởng sản xuất cũng như hệ thống kho hàng bảo quản một cách nghiêm ngặt, đảm bảo chất lượng của các sản phẩm đến tay người tiêu dùng trong tình trạng tốt nhất. Vì vậy, việc cam kết và thực hiện nghiêm túc các chương trình quản lý chất lượng, các tiêu chuẩn sản xuất bởi tất cả mọi thành viên trong công ty.

Xây dựng kế hoạch bảo trì và sửa chữa toàn bộ dây chuyền sản xuất một cách cụ thể và được thực hiện thường xuyên: đảm bảo các sản phẩm được sản xuất ra ở các lô hàng đều như nhau, với chất lượng ổn định. Đảm bảo cả hệ thống ln trong tình trạng vận hành tốt nhất.

Thực hiện chính sách gắn chặt trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận với chất lượng của sản phẩm trong toàn hệ thống, nhất là đối với bộ phận kiểm sốt chất lượng. Chính sách này nhằm đảm bảo tuyệt đối chất lượng sản phẩm luôn được đảm bảo, tạo niềm tin ngày càng nhiều ở người tiêu dùng và cả cộng đồng về thương hiệu của mình. Đó cũng là niềm tự hào của tất cả các nhân viên trong công ty.

Tăng cường hiệu quả hoạt động nghiên cứu và phát triển: bộ phận nghiên cứu phát triển cần phối hợp chặt chẽ với bộ phận marketing và kinh doanh để tìm hiểu nhu cầu của thị trường, trên cơ đó cải thiện chất lượng sản phẩm hiện tại, phát triển thêm các sản phẩm mới với chất lượng vượt trội, đáp ứng tốt khẩu vị của

người tiêu dùng. Qua đó sẽ làm đa dạng thêm các sản phẩm của công ty cung cấp ra thị trường, tạo thêm nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng, nâng cao đáng kể khả năng cạnh tranh của Masan so với các doanh nghiệp khác trong ngành hiện nay.

4.6 Nhóm giải pháp 6: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Với các nhóm giải pháp nêu trên thì Masan cần có kế hoạch xây dựng, nuôi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực để đảm bảo sự phát triển bền vững của mình trong thời gian tới. Bên cạnh đó, với tốc độ phát triển nhanh chóng như hiện nay thì nguồn nhân lực sẽ khơng kịp đáp ứng nếu không chú trọng công tác quản trị nguồn nhân lực. Hiện nay Masan đang thực hiện khá tốt chính sách phát triển nguồn nhân lực với một số triển khai như sau:

Trước hết là công tác tuyển dụng: công tác này được Masan thực hiện khá tốt. Thông tin tuyển dụng được đăng tải một cách rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, website công ty. Đặc biệt thông qua các chương trình “săn đầu người” tại các trường đại học danh tiếng tại Việt Nam đã giúp công ty tuyển chọn được đội ngũ lao động trẻ, giỏi và đầy nhiệt huyết. Công ty cần xây dựng hệ thống bản mô tả công việc cho từng công việc cụ thể, từng phịng ban, qua đó giúp cơng tác tuyển dụng, đào tạo cũng như việc kiểm tra đánh giá mức độ hồn thành cơng việc sẽ hiệu quả hơn.

Xây dựng chính sách đào đạo và phát triển nguồn nhân lực: một cách cụ thể rõ ràng, tạo điều kiện cho từng cán bộ nhân viên có thể tham gia. Đối với các nhà quản lý cần có các chương trình đào tạo phù hợp nhằm bổ sung các kỹ năng quản lý, đặc biệt là kỹ năng con người. Đối với các cán bộ công nhân viên cần thường xuyên tổ chức các lớp nâng cao trình độ chun mơn, kỹ năng giải quyết cơng việc.

Tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực đã khó thì tạo sự gắn bó lâu dài với cơng ty lại càng khó hơn. Cán bộ nhân viên của Masan có tinh thần gắn bó và đóng góp hết sức mình đối với sự phát triển của Cơng ty. Với triết lý xem “Con người là tài sản, là nguồn lực cạnh tranh”, cho thấy rằng Công ty rất coi trọng việc phát triển nguồn nhân lực của mình. Do đó cơng tác giữ chân cán bộ, nhân viên tại Công ty cần được thực hiện rất tốt hơn nữa trong thời gian tới.

Tiếp tục duy trì và thực hiện tốt “Chương trình sở hữu cổ phần của nhân viên- ESOP” với nhiều hình thức tham gia như hiện nay. Chương trình này hiện nay chỉ có một số ít doanh nghiệp tại Việt Nam áp dụng nhằm kích thích nhân viên tăng hiệu quả làm việc, tạo cơ hội chia sẻ giá trị gia tăng và lợi nhuận cũng như cơ hội sở hữu cổ phần của Công ty. Chương trình này thực sự là một trong những cơng cụ đắc lực hỗ trợ cho việc phát triển nguồn nhân lực của Masan trong thời gian tới.

Với triết lý “Cùng chia sẻ thành quả kinh doanh, tạo môi trường làm việc thân thiện, hợp tác với nhân viên, với đối tác và cổ đông … là một trong sáu nguyên tắc hành xử tại Masan” thì tin rằng với một chính sách nhất quán của Nguồn nhân lực và đặc biệt chương trình ESOP, mọi nhân viên có cơ hội tham gia sở hữu cổ phần và làm giàu chính đáng, đặc biệt mọi người có cơ hội khẳng định mình và sẽ tìm thấy giá trị của chính mình tại Masan.

Tóm tắt chương 4

Chương này đã trình bày các nhóm giải pháp kiến nghị nhằm giúp nâng cao và phát huy các nguồn lực mang giá trị cốt lõi, bên cạnh đó có những giải pháp nhằm nuôi dưỡng và phát triển các nguồn lực thông thường cho Cơng ty Masan. Các nhóm giải pháp này được đưa ra trên cơ sở phân tích đánh giá các hoạt động giá trị, các nguồn lực tạo ra năng lực cạnh tranh của Cơng ty. Vì vậy, việc Cơng ty vận dụng các giải pháp kiến nghị này cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng trên cơ sở phân tích một cách cụ thể tình hình hoạt động của mình với diễn biến, thay đổi mơi trường kinh doanh mà Công ty đang hoạt động để mang lại hiệu quả cao nhất

KẾT LUẬN

Qua kết quả nghiên cứu, chúng ta tìm ra được các yếu tố quan trọng trong ngành nước chấm, các giá trị mà khách hàng quan tâm nhất. Điều này rất có ý nghĩa đối với các công ty trong ngành sản xuất và kinh doanh gia vị hiện nay trong việc hoạch định các chiến lược cạnh tranh dựa trên việc đáp ứng hợp lý các yếu tố tạo ra giá trị khách hàng này trong khả năng nguồn lực có hạn. Việc phân tích và áp dụng vào trường hợp cụ thể là Công ty cổ phần thực phẩm Ma san trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mình ở cấp độ nguồn lực. Như vậy, Luận văn đã đạt và hồn thành mục tiêu đề ra.

Những đóng góp của nghiên cứu này:

Một là, kết quả nghiên cứu có ý nghĩa trong việc bổ sung vào hệ thống lý thuyết liên quan đến đo lường sự hài lòng của người tiêu dùng đối sản phẩm tiêu dùng, đặc biệt là trong ngành gia vị nước chấm.

Hai là, khả năng điều chỉnh và ứng dụng kết quả nghiên cứu cho những đo lường đối với sự hài lòng của người tiêu dùng đối với các sản phẩm khác hay đối với các khu vực khác ngồi Thành phố Hồ Chí Minh.

Ba là, quy trình nghiên cứu trong chuyên đề này có thể tham khảo về quy trình và phương pháp nghiên cứu xây dựng thang đo lường.

Bốn là, kết quả nghiên cứu có thể giúp ích cho các cơng ty sản xuất và kinh doanh nước chấm: tham khảo để xác định các nhân tố chủ yếu tạo nên sự hài lịng

của khách hàng, qua đó tìm ra các nguồn lực chủ chốt trong việc tạo ra giá trị đó và tập trung để nuôi dưỡng và phát triển các nguồn lực cốt lõi đó.

Các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo:

Do vấn đề thời gian và nguồn lực hạn chế, tác giả thực hiện nghiên cứu này chấp nhận một số hạn chế như sau:

Thứ nhất, đề tài được giả định là thị trường mục tiêu, khách hàng của Masan được xác định là đúng, và vì vậy trọng tâm của nghiên cứu này chỉ tập trung phân

- 80 -

tích các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của Masan trên thị trường mục tiêu thơng qua việc phân tích hoạt động chuỗi giá trị của cơng ty.

Thứ hai, nghiên cứu này chỉ được thực hiện tập trung ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, và các mẫu khảo sát được thu thập theo phương pháp thuận tiện, do đó việc khái qt hóa của nghiên cứu chưa cao. Vì vậy rất cần có những nghiên cứu tiếp theo mở rộng khu vực điều ra cũng như đối tượng chọn mẫu.

Thứ ba, các thang đo sự hài lòng của khách hàng được xây dựng cơ bản dựa trên sự phát triển lý thuyết về giá trị khách hàng của Philip Kotler. Do đó cần có sự tham khảo các cơng trình nghiên cứu đã được phổ biến về đo lường sự hài lòng của khách hàng đối với các sản phẩm tiêu dùng cụ thể.

Thứ tư, phương pháp phân tích và xử lý số liệu đơn nhất là phần mềm SPSS, phân tích hồi quy tuyến tính, thật sự cần thiết để kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác hơn nhằm đảm bảo cao độ tin cậy và tính chính xác của tập dữ liệu cùng mơ hình thang đo.

Từ những hạn chế trên, đề tài có thể mở ra hướng nghiên cứu tiếp theo bằng cách

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty masan giai đoạn 2010 2014 (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w