Khái niệm phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG TOÀN PHÁT (Trang 20 - 23)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

1.1. KHÁI QUÁT VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN

1.1.2. Khái niệm phát triển nguồn nhân lực

Theo UNESCO và một số nhà kinh tế sử dụng khái niệm phát triển nguồn nhân lực theo nghĩa hẹp là sự phát triển kỹ năng lao động và đáp ứng nhu cầu công việc. Theo International Labour Organization – Tổ chức Lao động Quốc tế cho rằng, phải hiểu Phát triển nguồn nhân lực, bao hàm một phạm vi rộng lớn hơn chứ không chỉ có sự chiếm lĩnh ngành nghề, hoặc ngay cả việc đào tạo nói chung. Quan niệm này dựa trên cơ sở nhận thức rằng, con người có nhu cầu sử dụng năng lực của mình để tiến tới có được việc làm hiệu quả, cũng như những thoả mãn về nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân. Sự lành nghề được hoàn thiện nhờ bổ sung nâng cao kiến thức trong quá trình sống, làm việc, nhằm đáp ứng kỳ vọng của con người.

Theo Liên Hợp Quốc thì phát triển nguồn nhân lực bao gồm giáo dục, đào tạo nghể nghiệp và sử dụng tiềm năng con người nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Theo Christian Batal thì phát triển nguồn nhân lực là phát triển về năng lực và động cơ, năng lực theo cách hiểu này là một khái niệm mới, dần thay thế khái niệm “nghiệp vụ, chuyên môn”. Trong khi khái niệm “nghiệp

vụ, chuyên môn” tương đối tĩnh và mang tính tập thể thì khái niệm “năng lực” mang tính linh hoạt hơn, là một công cụ sắc bén, phù hợp với hoạt động quản trị nguồn nhân lực trong một thế giới việc làm luôn biến động. Năng lực là khả năng làm việc tương ứng với kiến thức, kỹ năng, hành vi thái độ cần huy động để thể hiện đúng đắn các hoạt động riêng của từng vị trí làm việc. [17]

Theo Harbison và Myer thì phát triển nguồn nhân lực là quá trình nâng cao kiến thức, kỹ năng và năng lực của tất cả mọi người trong xã hội.

[10]

Theo các nhà nghiên cứu ở nước ta thì quan niệm về phát triển nguồn nhân lực như sau:

Theo GS. VS Phạm Minh Hạc “Phát triển nguồn nhân lực được hiểu về cơ bản là tăng giá trị cho con người trên các mặt đạo đức, trí tuệ, kỹ năng, tâm hồn, thể lực... làm cho con người trở thành những lao động có năng lực và phẩm chất mới đáp ứng yêu cầu to lớn của sự phát triển kinh tế xã hội, của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.” [5]

Theo PGS. TS Trần Xuân Cầu và PGS. TS Mai Quốc Chánh thì phát triển nguồn nhân lực là quá trình tăng lên về số lượng nguồn nhân lực và nâng cao về mặt chất lượng nguồn nhân lực, tạo ra cơ cấu nguồn nhân lực ngày càng hợp lý. Cả ba mặt số lượng, chất lượng, cơ cấu trong phát triển nguồn nhân lực gắn chặc với nhau, trong đó yếu tố quan trọng nhất của phát triển là chất lượng nguồn nhân lực phải được nâng cao. [2]

Phát triển nguồn nhân lực là quá trình tăng lên về số lượng (quy mô) nguồn nhân lực và nâng cao về mặt chất lượng nguồn nhân lưc trên các mặt thể lực, trí lực, kỹ năng, kiến thức, tạo ra cơ cấu nguồn nhân lực ngày càng hợp lý và phát huy tối đa hiệu quả sử dụng trong thực tiễn phát triển kinh tế xã hội nói chung và đáp ứng mục tiêu phát triển của doanh nghiệp nói riêng.

Cả ba mặt số lượng, chất lượng, cơ cấu trong phát triển nguồn nhân lực gắn

chặt với nhau, trong đó yếu tố quan trọng nhất của phát triển là chất lượng nguồn nhân phải được nâng cao. [13]

Phát triển nguồn nhân lực là quá trình gia tăng, biến đổi đáng kể về chất lượng của nguồn nhân lực và sự biến đổi này được biểu hiện ở việc nâng cao năng lực và động cơ của người lao động. Như vậy, thực chất của việc phát triển nguồn nhân lực là tìm cách nâng cao về chất lượng của nguồn nhân lực đó. Nói cách khác, nếu tăng quy mô quan tâm đến việc tăng số lượng nguồn nhân lực, thì phát triển nguồn nhân lực quan tâm đến chất lượng của nguồn nhân lực đó. [14]

Dưới góc độ vĩ mô, phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực, nhằm đáp ứng đòi hỏi về nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn phát triển. Theo góc độ vi mô, “Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp là quá trình thực hiện tổng thể các chính sách và biện pháp thu hút, duy trì và đào tạo nguồn nhân lực nhằm hoàn thiện, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên cả ba phương diện thể lực, trí lực, tâm lực; điều chỉnh hợp lý quy mô, cơ cấu nguồn nhân lực một cách bền vững và hiệu quả.” (Nguyễn Thế Phong, 2010).

Đối với doanh nghiệp phát triển nguồn nhân lực là quá trình tạo dựng lực lượng lao động có kỹ năng và sử dụng chúng hiệu quả, là việc xem xét cách thức doanh nghiệp bố trí, sắp xếp công việc, nâng cao kiến thức, khuyến khích người lao động để phát triển và sử dụng hết tiềm năng của người lao động nhằm thực hiện được mục tiêu của doanh nghiệp trong hiện tại và trong tương lai. Phát triển nguồn nhân lực là phải phát triển đồng bộ cả về số lượng và chất lượng của lực lượng lao động, nâng cao giá trị nguồn nhân lực con người chủ yếu trên các phương diện về thể lực, trí tuệ, năng lực, đạo đức, kỹ năng… Trong đó yêu tố chính yếu nhất là phát triển về chất lượng nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG TOÀN PHÁT (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)