trƣờng
Sự hình thành và lớn mạnh của của KVKTTN trong nước và nước ngoài đã xoay chiều hướng phát triển của nền kinh tế 180 độ. Kim ngạch xuất khẩu năm 1986 đạt 500 triệu USD, tăng lên 9.2 tỷ USD năm 1997, 35 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2007.[41] Trong đó, đóng góp của KVTN là rất lớn.
Tính riêng năm 2002, KVTN trong nước, đóng góp gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của VN. Một số mặt hàng xuất khẩu trọng điểm của VN như
thuỷ sản, các sản phẩm NN, thủ công mỹ nghệ, hàng may mặc, đồ da... đều do KVTN sản xuất.[25]
Xuất khẩu là lĩnh vực hoạt động mạnh nhất của các doanh nghiệp FDI. Tỷ trọng xuất khẩu của khu vực này trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước là khá lớn. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu của cả nước đạt xấp xỉ 40 tỷ USD (39,6 tỷ), tăng 22,1% so với năm 2005, vượt 4,9% chỉ tiêu kế hoạch của Chính phủ đặt ra từ đầu năm (37,75 tỷ USD). Trong đó, khu vực DN có vốn ĐTNN tiếp tục chứng tỏ vị trí chủ lực của mình với kim ngạch chiếm 57,7% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng 23% so với năm 2005.[39] Hơn nữa, 75% kim ngạch xuất khẩu của khu vực có vốn ĐTNN là các mặt hàng đã qua chế biến và chế biến sâu, hàm lượng giá trị tăng cao và khả năng cạnh tranh cao.[35]
FDI không chỉ chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam mà còn giúp Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu. Hàng hóa do các doanh nghiệp FDI sản xuất rất dễ dàng tiếp cận thị trường thế giới do các mối quan hệ sẵn có của các nhà ĐTNN. Cuối thập kỷ 1980 và đầu thập kỷ 1990, do mới ban hành Luật ĐTNN, dòng vốn FDI chảy vào chưa nhiều, ngoại thương Việt Nam chỉ có những bạn hàng chủ yếu là các nước thuộc Liên Xô và Đông Âu cũ với những mặt hàng xuất khẩu manh mún, đơn điệu, chủ yếu là nông sản nguyên liệu và hàng thủ công mỹ nghệ, hàng gia công bán thành phẩm. Nhờ có chính sách đổi mới đa phương hoá quan hệ kinh tế của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là có sự tham gia mạnh mẽ của dòng vốn FDI, đến cuối năm 1997 và đầu năm 1998 hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam đã có mặt trên thị trường của trên 150 nước ở khắp các châu lục với những chủng loại mặt hàng đa dạng và phong phú hơn. Hàng hoá của Việt Nam đã tiếp cận vào thị trường Châu Âu, Châu Mỹ, đặc biệt là thị trường các nước EU, Hoa Kỳ và Canada.[37]
2.3.6. ĐTTN tạo thêm nhiều việc làm cho ngƣời lao động, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp
ĐTTN đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết việc làm tại Việt Nam. Số lượng lao động trong các DN thuộc KVKTTN và khu vực có vốn ĐTNN đang gia tăng nhanh chóng. Điều này được thể hiện ở bảng 11 dưới đây.
Bảng 11: Tổng số lao động trong các DN tại thời điểm 31/12
2000 2002 2003 2004 2005
Ngƣời % Ngƣời % Ngƣời % Ngƣời % Ngƣời %
Tổng số 3536998 100 4657803 100 5175092 100 5770201 100 6240595 100 DN NN 2088531 59,1 2259858 48,6 2264942 43,8 2249902 39 2040859 32,7 DN ngoài NN 1040902 29,4 1706857 36,6 2049891 39,6 2475448 42,9 2979120 47,7 - Tập thể 182280 5,1 159916 3,4 160949 3,1 157831 2,7 160064 2,6 - Cty Tƣ nhân 236253 6,7 339638 7,3 378087 7,3 431912 7,5 481392 7,7 - Cty Hợp danh 113 0,0 474 0,0 655 0,0 445 0,0 490 0,0 - Cty TNHH 516796 14,6 922569 19,8 1143055 22,1 1393713 24,2 1594785 25,6 - Cty CP có vốn NN 61872 1,8 144347 3,1 160879 3,1 184050 3,2 280776 4,5 - Cty CP không có vốn NN 43588 1,2 139913 3,0 206266 4,0 307497 5,3 461613 7,4 DN có vốn ĐTNN 407565 11,5 691088 14,8 860259 16,6 1044851 18,1 1220616 19,6
Nguồn: Niên giám Thống kê 2006
Theo như số liệu bảng đưa ra, chúng ta có thể thấy rằng, giai đoạn 2000 – 2005, bình quân các DN ngoài nhà nước (không bao gồm các DN có vốn ĐTNN) giải quyết 387.644 việc làm trong tổng số 540.719 việc làm tăng thêm mỗi năm, chiếm khoảng 72%. Cũng trong giai đoạn này, các DN có vốn ĐTNN giải quyết 162.610 việc làm mỗi năm, chiếm 30%. Các con số còn cho thấy, các DN nhà nước không những không thu hút thêm lao động mà số lao động trong khu vực này còn giảm đi. Năm 2000, số lao động trong các DN nhà nước là 2.088.531 người nhưng đến năm 2005 chỉ còn 2.040.859 người, giảm 47.672 người.
Lực lượng lao động tham gia vào các DN ngoài nhà nước, đặc biệt là các công ty tư nhân, công ty TNHH, công ty CP không có vốn nhà nước ngày càng đông đảo. Năm 2000, số lao động tại các công ty tư nhân là 236.253, chiếm 6,7% cả nước, đến cuối năm 2005, con số này đã tăng lên 481.392 người, chiếm 7,7% cả nước. Tương tự tại các công ty TNHH, các con số tương ứng là 516.796, chiếm 14,6% và 1.594.785, chiếm 25,6%; các công ty CP không có vốn của nhà nước là 43.588, chiếm 1,2% và 461.613, chiếm 7,4%. Trong tổng số lao động làm việc trong khu vực DN (6.240.595 lao động) năm 2005, thì DN thuộc khu vực ngoài nhà nước chiếm tới 47,7%, cao hơn hẳn so với tỷ trọng 32,7% của khu vực DN nhà nước.
Số lượng lao động trong các DN có vốn ĐTNN cũng tương đối lớn và liên tục tăng qua các năm. Cuối năm 2000 là 407.565 người, chiếm 11,5%, đến cuối năm 2005 đã tăng lên 1.220.616 người, chiếm 19,6%. Nhìn một cách tổng thể khu vực DN có vốn ĐTTN (cả trong và ngoài nước), tỷ trọng trong cơ cấu lao động chiếm tới 67,3% (năm 2005), gấp hơn hai lần so với khu vực DN nhà nước.
Không chỉ khối các DN có vốn ĐTTN, khối các hộ KDCT cũng giải quyết được một khối lượng công ăn việc làm đáng kể cho xã hội. Khối này đang tạo ra khoảng 5,58 triệu chỗ làm cho người lao động.[23]
Qua đây, chúng ta có thể nhận thấy rằng khu vực kinh tế có vốn ĐTTN đóng vai trò chủ yếu trong việc giải quyết công ăn việc làm cho xã hội. Trong tương lai, với đường lối chính sách tiếp tục được hoàn chỉnh, vai trò này của KVKTTN sẽ còn tiếp tục được khẳng định. Theo báo cáo của Ngân hàng Phát triển Châu Á: Phần lớn trong tống số 1,6 triệu việc làm mới mỗi năm mà Việt Nam cần có trong giai đoạn 2006 – 2010 hy vọng sẽ do KVKTTN nhân tạo ra.
2.3.7. ĐTTN giúp tăng thu ngân sách nhà nƣớc
Thu ngân sách nhà nước bao gồm: các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật; các khoản do Nhà nước vay để bù đắp bôi chi được đưa vào cân đối ngân sách nhà nước. Ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách các cấp chính quyền địa phương (ngân sách địa phương). KVKTTN hoạt động hiệu quả hơn so với khu vực kinh tế nhà nước đặc biệt là trong các ngành có tính cạnh tranh cao nên chính phủ cũng thu thu được một khoản ngân sách lớn hơn từ khu vực này.
Theo Bộ KH & ĐT, tỷ trọng đóng góp vào ngân sách nhà nước của KVKTTN (chỉ tính đến các DN có đăng ký kinh doanh theo Luật DN, không xét đến kinh tế cá thể) trong nước ngày càng lớn, từ hơn 6% đầu những năm 2000 lên 7,5% năm 2005. Con số này sẽ lớn hơn rất nhiều nếu tính đến cả thành phần kinh tế cá thể. Hà Nội là một trong những địa phương sớm nhận thức sâu sắc về chủ trương phát triển kinh tế tư nhân của Đảng và Nhà nước. Hiện nay, KVKTTN đã đóng góp 22% ngân sách thành phố.[43]
Cùng với sự phát triển các DN có vốn ĐTNN tại Việt Nam, mức đóng góp của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN vào ngân sách ngày càng tăng. Thời kỳ 1996-2000, không kể thu từ dầu thô, các doanh nghiệp có vốn ĐTNN đã nộp ngân sách đạt 1,49 tỷ USD, gấp 4,5 lần 5 năm trước. Trong 5 năm 2001- 2005, thu ngân sách trong khối doanh nghiệp có vốn ĐTNN đạt hơn 3,6 tỷ USD, tăng bình quân 24%/năm. Riêng 2 năm 2006 và 2007 khu vực kinh tế có vốn ĐTNN đã nộp ngân sách đạt trên 3 tỷ USD, gấp đôi thời kỳ 1996-2000 và bằng 83% thời kỳ 2001-2005.[6]
Hoạt động của khu vực có vốn ĐTNN còn có những tác động tích cực đến các cân đối của nền kinh tế. Do sự phát triển tương đối nhanh, mức đóng góp của khu vực này vào nguồn thu ngân sách ngày càng tăng, nên khả năng
chủ động trong việc cân đối ngoại tệ, cân đối ngân sách của nước ta ngày càng tốt hơn. Cùng với nguồn thu ngoại tệ gián tiếp thông qua các lượt khách tham quan, tìm hiểu cơ hội ĐT, tiền cho thuê đất, tiền lương cho người lao động, tiền mua nguyên liệu tại địa phương,… dòng ngoại tệ của vốn ĐT trực tiếp nước ngoài đổ vào Việt Nam, đã góp phần đáng kể cải thiện cán cân vãng lai, cán cân thanh toán của nước ta trong những năm vừa qua.[6]
2.3.8. ĐTTN giúp nền kinh tế Việt Nam hoạt động hiệu quả hơn
ĐTTN đã giúp Việt Nam khai thác tối đa mọi nguồn lực dưới tác động của “bàn tay vô hình” của thị trường. Trước đây, dưới hệ thống kế hoạch hóa tập trung, các nguồn lực của đất nước được phân bổ thiếu hợp lý, tập trung quá mức vào một số mục tiêu phát triển gây mất cân đối cho nền kinh tế và gây lãng phí do sử dụng kém hiệu quả các nguồn lực. Từ khi Việt Nam chính thức kêu gọi ĐTTN, nền kinh tế quốc dân đã trở nên năng động hơn rất nhiều. Thứ nhất, ĐTTN giúp chúng ta có thể khai thác tối đa những nguồn lực hiện có của đất nước cho sự phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân. Đó là những nguồn lực về vốn, về lao động. Theo số liệu bảng 5 đã đưa ở trên, tổng vốn ĐT huy động được từ khu vực ngoài quốc doanh và khu vực có vốn ĐTNN năm 2006 là 213.800 tỷ đồng, chiếm 53,6% tổng vốn ĐT của cả nước. Bình quân giai đoạn 1997 – 2006, mỗi năm nhà nước huy động được 15.900 tỷ đồng từ hai khu vực này. Về lao động, cũng theo như số liệu đã đưa ở bảng 11, tính đến 31/12/ 2005, khu vực DN ngoài nhà nước và khu vực DN có vốn ĐTNN đã thu hút được 4.199.736 lao động, chiếm 67,3% tổng số lao động tại các DN trên phạm vi cả nước.
Thứ hai, ĐTTN tạo ra một đội ngũ những nhà DN theo đúng nghĩa của từ này: năng động, nhạy bén, dám nghĩ, dám làm, sẵn sàng chịu mọi thử thách của thị trường, tự chịu trách nhiệm, đủ khả năng đương đầu với sức ép cạnh
tranh ngày một gia tăng khi mở cửa hội nhập sâu, rộng hơn. Đây là những yếu
không những là cơ sở thu hút lao động, giải quyết việc làm mà còn là những lò luyện cán bộ sau khi tốt nghiệp các trường. Chưa bao giờ trên đất nước ta lại xuất hiện nhiều gương mặt các nhà DN trẻ, nhạy bén và năng động như những năm qua. Đây là nguồn cung cấp cán bộ có trình độ cho mọi ngành, mọi cấp.
Thứ ba, ĐTTN tạo ra đòi hỏi cấp bách phải có sự thay đổi pháp luật, đặc biệt là pháp luật về kinh tế, cho phù hợp. Với sự phát triển của KVKTTN theo cơ chế thị trường, các quy định pháp luật dễ dàng bộc lộ sự không hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ - một đặc điểm của nền kinh tế chuyển đồi. Các cơ quan quản lý vĩ mô của nước ta có thể thông qua đó để điều chỉnh hệ thống pháp luật hợp lý hơn nhằm cải thiện môi trường kinh doanh giúp nền kinh tế phát triển hiệu quả hơn.
Thứ tư, ĐTTN với sự năng động, nhạy bén của mình cũng đặt bộ máy quản lý cũng như các công ty nhà nước phải chuyển đổi và thích nghi. Bộ máy quản lý nhà nước phải đổi mới toàn diện, đủ sức đáp ứng yêu cầu quản lý nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng XHCN. Các DN nhà nước để có thể cạnh tranh được với các DN tư nhân cũng phải đổi mới tư duy cũng như tác phong làm việc, xóa bỏ dần tâm lý trì trệ bảo thủ, ỷ lại, trông chờ vào nhà nước.
2.4. NHỮNG TỒN TẠI LÀM HẠN CHẾ VAI TRÒ CỦA ĐTTN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM
2.4.1. Những bất cập về mặt pháp lý
2.4.1.1. Các thủ tục hành chính khi gia nhập thị trường
Mặc dù Luật DN thông thoáng và được thực hiện một cách tích cực ở nhiều địa phương, nhưng ở một số nơi việc thực thi luật vẫn bị cản trở với những thủ tục phiền hà.
Một số địa phương đã có những yêu cầu vượt luật như: đối với ngành nghề không đòi hỏi quy định nhưng vẫn bắt phải chứng minh
vốn khi đăng ký kinh doanh; hay phải chứng minh quyền sử dụng hợp pháp đối với trụ sở của DN. Các loại chi phí „phụ‟ phát sinh khi đăng ký kinh doanh. Khắc dấu là một trong những khâu DN mất khá nhiều thời gian và có nhiều DN đã phải thêm chi phí cho cơ sở khắc dấu để được lấy dấu sớm hơn quy định. Đăng ký mã số thuế là thủ tục tiếp theo mà DN phải làm, nhưng nhiều khi thời gian tiến hành đăng ký mã số thuế của DN bị kéo dài đến cả tháng mới nhận được, trong khi quy định là 8 ngày làm việc, chỉ vì những lý do như : người có thẩm quyền ký đi công tác vắng, đường truyền mạng thông tin bị lỗi, người giữ hồ sơ đi vắng, v.v. Để hoàn thành các thủ tục từ đăng ký kinh doanh, bố cáo thành lập DN, xin cấp mã số thuế, hóa đơn thuế, xin cấp mã số hải quan, xin con dấu,...đến khi mở xong tài khoản ngân hàng, trung bình 1 DN ở Hà Nội mất 63 ngày và chi hết 170 USD cho các loại phí.[42] Kết quả một cuộc khảo sát được Ban Nghiên cứu của Thủ tướng và Vision&Associates thực hiện với 175 DN và nhiều đối tượng khác nhau tại 7 tỉnh gồm An Giang, Đắc Lắc, Hà Nam, Hà Tây, Hưng Yên, Lào Cai và Quảng Nam cho thấy, khoảng 75% DN cho rằng họ phải đi lại nhiều lần và thủ tục phiền hà. Chỉ có 4% cho rằng họ không gặp phải khó khăn nào trong đăng ký kinh doanh. Về chi phí đăng ký kinh doanh, 45% DN được khảo sát cho rằng họ phải có thêm chi phí ngoài lệ phí chính thức cho việc cấp đăng ký
kinh doanh.[30] Tất cả những thực tế nêu trên không chỉ làm việc đăng ký
kinh doanh trở nên khó khăn hơn, thời gian đăng ký kéo dài, nhà ĐT bỏ ra nhiều chi phí hơn, mà quan trọng hơn cả, nó đã làm nản lòng không ít nhà ĐT và làm giảm chất lượng môi trường kinh doanh ở Việt Nam.
2.4.1.2. Chính sách thuế
Chính sách thuế, phí còn chứa đựng nhiều bất cập. Chẳng hạn, theo quy định hiện hành, chỉ có 14 loại chi phí được chấp nhận để khấu trừ vào thu nhập chịu thuế. Tuy nhiên, định nghĩa các loại chi phí này không thật rõ ràng nên thường xuyên gây cách hiểu khác nhau tại cơ quan thuế. Trên thực tế,
việc quy định cụ thể các khoản chi phí được khấu trừ để tính thu nhập chịu thuế đã hạn chế tính linh hoạt trong hoạt động kinh doanh của DN, vì rất không dễ xác định đầy đủ các khoản chi phí hợp lý có thể phát sinh. Ví dụ: đối với thuế thu nhập DN của KVKTTN vẫn còn có những khó khăn vướng mắc trong việc xác định chi phí hợp lý để tính thu nhập chịu thuế đối với một số chi phí như chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí tiền lương, chi phí hoa