ĐTTN giúp nền kinh tế Việt Nam hoạt động hiệu quả hơn

Một phần của tài liệu Vai trò của đầu tư tư nhân đối với phát triển kinh tế việt nam (Trang 73 - 74)

ĐTTN đã giúp Việt Nam khai thác tối đa mọi nguồn lực dưới tác động của “bàn tay vô hình” của thị trường. Trước đây, dưới hệ thống kế hoạch hóa tập trung, các nguồn lực của đất nước được phân bổ thiếu hợp lý, tập trung quá mức vào một số mục tiêu phát triển gây mất cân đối cho nền kinh tế và gây lãng phí do sử dụng kém hiệu quả các nguồn lực. Từ khi Việt Nam chính thức kêu gọi ĐTTN, nền kinh tế quốc dân đã trở nên năng động hơn rất nhiều. Thứ nhất, ĐTTN giúp chúng ta có thể khai thác tối đa những nguồn lực hiện có của đất nước cho sự phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân. Đó là những nguồn lực về vốn, về lao động. Theo số liệu bảng 5 đã đưa ở trên, tổng vốn ĐT huy động được từ khu vực ngoài quốc doanh và khu vực có vốn ĐTNN năm 2006 là 213.800 tỷ đồng, chiếm 53,6% tổng vốn ĐT của cả nước. Bình quân giai đoạn 1997 – 2006, mỗi năm nhà nước huy động được 15.900 tỷ đồng từ hai khu vực này. Về lao động, cũng theo như số liệu đã đưa ở bảng 11, tính đến 31/12/ 2005, khu vực DN ngoài nhà nước và khu vực DN có vốn ĐTNN đã thu hút được 4.199.736 lao động, chiếm 67,3% tổng số lao động tại các DN trên phạm vi cả nước.

Thứ hai, ĐTTN tạo ra một đội ngũ những nhà DN theo đúng nghĩa của từ này: năng động, nhạy bén, dám nghĩ, dám làm, sẵn sàng chịu mọi thử thách của thị trường, tự chịu trách nhiệm, đủ khả năng đương đầu với sức ép cạnh

tranh ngày một gia tăng khi mở cửa hội nhập sâu, rộng hơn. Đây là những yếu

không những là cơ sở thu hút lao động, giải quyết việc làm mà còn là những lò luyện cán bộ sau khi tốt nghiệp các trường. Chưa bao giờ trên đất nước ta lại xuất hiện nhiều gương mặt các nhà DN trẻ, nhạy bén và năng động như những năm qua. Đây là nguồn cung cấp cán bộ có trình độ cho mọi ngành, mọi cấp.

Thứ ba, ĐTTN tạo ra đòi hỏi cấp bách phải có sự thay đổi pháp luật, đặc biệt là pháp luật về kinh tế, cho phù hợp. Với sự phát triển của KVKTTN theo cơ chế thị trường, các quy định pháp luật dễ dàng bộc lộ sự không hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ - một đặc điểm của nền kinh tế chuyển đồi. Các cơ quan quản lý vĩ mô của nước ta có thể thông qua đó để điều chỉnh hệ thống pháp luật hợp lý hơn nhằm cải thiện môi trường kinh doanh giúp nền kinh tế phát triển hiệu quả hơn.

Thứ tư, ĐTTN với sự năng động, nhạy bén của mình cũng đặt bộ máy quản lý cũng như các công ty nhà nước phải chuyển đổi và thích nghi. Bộ máy quản lý nhà nước phải đổi mới toàn diện, đủ sức đáp ứng yêu cầu quản lý nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng XHCN. Các DN nhà nước để có thể cạnh tranh được với các DN tư nhân cũng phải đổi mới tư duy cũng như tác phong làm việc, xóa bỏ dần tâm lý trì trệ bảo thủ, ỷ lại, trông chờ vào nhà nước.

Một phần của tài liệu Vai trò của đầu tư tư nhân đối với phát triển kinh tế việt nam (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)