Vài nét về quá trình hình thành và phát triển của KVKTTN trong

Một phần của tài liệu Vai trò của đầu tư tư nhân đối với phát triển kinh tế việt nam (Trang 40 - 44)

Thứ hạng HDI 1995 2003 Thay đổi

Trung Quốc 103 85 Tăng 21 bậc

Việt Nam 122 108 Tăng 14 bậc

Hàn Quốc 30 28 Tăng 2 bậc

Malaysia 60 61 Tăng 1 bậc

Thái Lan 59 73 Giảm 14 bậc

Nguồn: Báo cáo phát triển con người, UNDP các năm 1997 và 2003

Những thành tựu to lớn trên đây khẳng định đường lối đổi mới, mở cửa do Đảng và Nhà nước hoạch định là hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên, để có thể đạt được mục tiêu chiến lược là phấn đấu đưa nước ta đến năm 2020 về cơ bản trở thành một nước công nghiệp thì nhu cầu vốn ĐT là rất lớn. Do đó việc tiếp tục tăng cường huy động vốn từ KVTN cả trong và ngoài nước là rất quan trọng.

2.2. HOẠT ĐỘNG ĐTTN TẠI VIỆT NAM

2.2.1. Vài nét về quá trình hình thành và phát triển của KVKTTN trong nƣớc nƣớc

Một trong những thành tựu lớn của công cuộc đổi mới hơn 20 năm qua ở nước ta là đã hình thành một nền kinh tế đa thành phần, với các khu vực kinh tế khác nhau ngày càng phát triển năng động. Trong số đó, khu vực trẻ trung và năng động là KVKTTN trong nước.

Nói theo nghĩa rộng, khu vực này bao gồm tất cả các DN, các tổ chức kinh doanh của người Việt Nam không thuộc sở hữu nhà nước (hoặc Nhà nước có góp vốn nhưng không giữ vai trò chi phối), không do nước ngoài ĐT (hoặc nước ngoài có góp vốn nhưng không giữ vai trò chi phối), không thuộc

thành phần kinh tế tập thể (các hợp tác xã). Theo nghĩa đó, KVKTTN trong nước ở nước ta tính đến năm 2005, bao gồm khoảng trên 200.000 doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp (bảng 4), khoảng 3 triệu hộ kinh doanh cá thể, một bộ phận của gần 100.000 trang trại và hơn 10 triệu hộ nông dân có sản xuất nông sản hàng hóa không tham gia các hợp tác xã hoặc tổ hợp tác.[38] Trong số này, 200.000 doanh nghiệp tư nhân (DNTN), với các hình thức tổ chức khác nhau (công ty TNHH, công ty CP, công ty hợp danh, DN tư nhân), có đầy đủ tư cách pháp nhân, thường được coi là khu vực DN tư nhân chính thức; số còn lại được tổ chức kinh doanh ở hình thức thấp hơn, chưa có tư cách pháp nhân và do đó thường được coi là KVTN phi chính thức hoặc phi hình thức.

Từ khi Luật DN được thi hành (1-1-2000), DN tư nhân ở nước ta đã phát triển mạnh mẽ. Trước đó, trong khoảng thời gian từ 1991 – 1999, chúng ta đã hình thành được một đội ngũ khoảng 45.000 DN (bảng 4), nhưng với quyền kinh doanh rất hạn chế, bị trói buộc và kỳ thị nặng nề. DN tư nhân của chúng ta vẫn chỉ là một lực lượng nhỏ yếu, bị xem nhẹ và đóng góp không đáng kể vào nền kinh tế. Trong suốt hơn một thập kỷ đầu cải cách, kinh tế nước ta tăng trưởng chủ yếu nhờ hai động lực xuất khẩu và ĐT nước ngoài, còn KVKTTN chưa trở thành động lực phát triển như ở các "con rồng châu á" và hầu hết các nước khác.

Từ năm 2000 trở lại đây, KVKTTN trong nước nói chung, DN tư nhân nói riêng, đang phát triển mạnh, đóng góp ngày càng lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đang ngày càng khẳng định vai trò động lực của mình.

Với việc thi hành Luật DN và hàng loạt các biện pháp cải cách khác, môi trường kinh doanh ở nước ta trong mấy năm gần đây đã có những cải thiện quan trọng theo hướng mở rộng quyền tự do kinh doanh của người dân trên nguyên tắc DN và người dân được tự do kinh doanh tất cả những lĩnh vực

mà luật pháp không cấm, khuyến khích người dân làm ăn, kinh doanh làm giàu cho mình và cho đất nước, khuyến khích mọi DN tham gia các ngành xuất khẩu, chú trọng hỗ trợ các DN nhỏ và vừa... Chính trong môi trường đó, KVKTTN trong nước và đặc biệt là DN tư nhân, công ty TNHH đã nhanh chóng phát triển cả về số lượng và chất lượng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội của đất nước trên các mặt: tạo công ăn việc làm, tăng vốn ĐT phát triển, mở rộng xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng các ngành kinh tế CN, NN, DV, thúc đẩy phát triển các thị trường, đổi mới kinh tế và hành chính...

Theo như bảng 4 dưới đây, sau 6 năm thi hành Luật DN, từ 1/1/2000 đến 31/12/2005 đã có 158.153 DN đăng ký mới, đưa tổng số DN đăng ký hoạt động theo Luật lên 203.115 DN. Số DN mới đăng ký trong 5 năm (2000 – 2005) cao gấp 3 lần so với 9 năm trước (1991 – 1999).

Bảng 4: Số DN (thuộc KVKTTN) đăng ký mới qua các năm phân theo loại hình DN 1991 - 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng 44.962 14.444 21.040 21.523 26.009 36.993 38.144 DNTN 29.135 6.142 2.229 6.532 7.085 10.246 11.366 Cty TNHH 15.310 7.304 7.179 12.627 15.120 20.145 20.674 Cty CP 524 726 1.243 2.305 3.715 6.470 6.675 Cty Hợp danh 2 0 0 1 7 8 Cty TNHH 1 thành viên 0 0 59 88 125 130

Nguồn: Trung tâm thông tin DN – Bộ KH & ĐT

KVKTTN trong nước phát triển nhanh chóng trong thời gian qua còn do tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, khởi đầu từ khi chúng ta đổi mới, và đặc biệt phát triển từ giữa thập kỷ 1990, khi nước ta lần lượt tham gia ASEAN, ASEM, APEC và không ngừng mở rộng quan hệ song phương

với các nước khác trên thế giới. Thị trường các nước mở rộng dần cho các sản phẩm của Việt Nam đã tạo cơ hội cho các DN Việt Nam, trong đó có KVKTTN trong nước phát triển sản xuất, kinh doanh các sản phẩm của mình trên các thị trường khu vực và quốc tế. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh thị trường trong nước còn hạn hẹp do tình trạng nước nghèo, mức thu nhập và khả năng tiêu dùng còn thấp, các DN Việt Nam rất thiếu "đầu ra". Các quan hệ thương mại và ĐT rộng mở cũng tạo cho DN Việt Nam cơ hội có các đối tác làm ăn, cơ hội học hỏi kinh nghiệm quản lý, tiếp thu công nghệ của họ, đào tạo nguồn nhân lực cho mình và trưởng thành dần qua hợp tác và cạnh tranh.

Khi nước ta tham gia WTO, các cơ hội này lại càng mở rộng, những rào cản sẽ được dỡ bỏ, các DN Việt Nam sẽ có vị trí bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trên thị trường các nước. Họ sẽ có quyền không chỉ xuất nhập khẩu, tiếp nhận ĐT, mà còn mở rộng nhiều phương thức hợp tác khác và ĐT ra các thị trường nước ngoài, khai thác tối đa những lợi thế cạnh tranh của mình và tận dụng sự phân công lao động quốc tế, tham gia mạng lưới kinh doanh và chuỗi giá trị toàn cầu theo cách có lợi nhất cho mình. Tham gia WTO cũng thúc đẩy nước ta cải thiện mạnh mẽ môi trường pháp lý, chính sách cho kinh doanh, tạo thuận lợi cho cạnh tranh và phát triển của mọi DN.

Song dù phát triển nhanh chóng, hầu hết các DN thuộc KVKTTN trong nước vẫn có có quy mô tương đối nhỏ. Theo điều tra năm 2004, các DN tư nhân qui mô lớn trong nước chỉ chiếm 0.3 % GDP trên tỷ phần 23.6% GDP của các DN qui mô lớn trong nước.[1] Chỉ có 44 DN tư nhân trong nước – 17 DN trong số đó cổ phần với nhà nước - có vốn trên 33 triệu USD. Trong số hơn 60 ngàn DN tham dự cuộc điều tra, chưa đến 1/1000 DN tư nhân có vốn trên 33 triệu USD và lượng lao động chỉ bằng 50-60% của các DN nhà nước và doanh nghiệp FDI.[3] Theo cuộc điều tra DN năm 2006, nếu lấy tiêu chí DN nhỏ và vừa là dưới 300 lao động và vốn dưới 625 ngàn USD, thì có tới

96,81% DN thuộc nhóm nhỏ và vừa và TS cố định trên mỗi lao động bình

quân là 4100 USD.[20]Với quy mô và nguồn vốn ĐT nhỏ bé, các DN tư nhân

khó có thể hội đủ tiềm lực tiếp cận với tri thức, nghiên cứu và phát triển cũng như xây dựng các quy trình sản xuất, trang bị công nghệ hiện đại, đào tạo và nâng cao khả năng quản lý.

Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng KVKTTN trong nước sau 20 năm hình thành và phát triển đã có những tiến bộ vượt bậc, đóng vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống kinh tế nước nhà. Những đóng góp này sẽ được khóa luận đề cập cụ thể ở những trang sắp tới trong phần vai trò.

2.2.2.Hoạt động ĐT trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam

Việc ban hành Luật ĐTNN (1987) (hiện nay áp dụng Luật ĐT 2005) đã đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển khu vực kinh tế có vốn ĐTNN tại Việt Nam. Nhìn lại chặng đường 20 năm qua, dù có những lúc thăng trầm, nhưng khu vực kinh tế có vốn ĐTNN đã không ngừng được mở rộng và phát triển, trở thành bộ phận hữu cơ ngày càng quan trọng của nền kinh tế, đóng góp tích cực vào công cuộc đổi mới đất nước.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Vai trò của đầu tư tư nhân đối với phát triển kinh tế việt nam (Trang 40 - 44)