Bổ sung nguồn vốn cho ĐT phát triển

Một phần của tài liệu Vai trò của đầu tư tư nhân đối với phát triển kinh tế việt nam (Trang 52 - 98)

Đất nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới theo hướng CNH – HĐH, cần rất nhiều vốn cho ĐT phát triển trong khi nguồn vốn nhà nước còn hết sức hạn chế. Do đó nguồn vốn của tư nhân là hết sức quan trọng. Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, ĐTTN đã ngày càng góp phần làm gia tăng tổng ĐT xã hội của cả nước. Nếu trước những năm 86, ĐT của nhà nước chiếm tuyệt đại bộ phận tổng ĐT xã hội thì theo ước tính năm 2007 chỉ còn là 43,3% theo như bảng 5 dưới đây. Đồng thời qua bảng này chúng ta có thể thấy rằng, tuy không thể bóc tách được phần đóng góp của riêng KVKTTN nhưng tổng ĐT của khu vực ngoài nhà nước bao gồm khu vực ngoài quốc doanh (trong đó chắc chắn rằng tỷ trọng của KVKTTN là rất lớn) và khu vực có vốn ĐTNN từ năm 1997 đến nay trung bình chiếm 47,5% tồng ĐT toàn xã hội, riêng năm 2007, theo ước tính, đạt 56,7% tổng vốn ĐT. Vốn ĐT từ khu vực Nhà nước có xu hướng ngày càng giảm. Theo số liệu bảng đưa ra, trong giai đoạn 1997 – 2007, tỷ trọng vốn ĐT của khu vực Nhà nước đạt mức cao nhất là 59,8% vào năm 2001 nhưng đến năm 2007, theo ước tính tỷ trọng này đã giảm xuống còn 43,3%. Từ thực tế này có thể nhận định rằng vốn ĐTTN đang ngày càng đóng góp nhiều hơn trong tổng vốn ĐT phát triển của đất nước.

Bảng 5: Vốn ĐT theo thành phần kinh tế qua các năm Đơn vị: Tỷ đồng Tổng số Khu vực nhà nƣớc Khu vực ngoài quốc doanh Khu vực có vốn ĐTNN Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % 1997 108.370 100 53.570 49,4 24.500 22,6 30.300 28,0 1998 117.134 100 65.034 55,5 27.800 23,7 24.300 20,7 1999 131.171 100 76.958 58,7 31.542 24,0 22.671 17,3 2000 151.183 100 89.418 59,1 34.594 22,9 27.172 18,0 2001 170.496 100 101.973 59,8 38.512 22,6 30.011 17,6 2002 200.145 100 114.738 57,3 50.612 25,3 34.795 17,6 2003 239.246 100 126.558 52,9 74.388 31,1 38.300 16,0 2004 290.927 100 139.831 48,1 109.754 37,7 41.342 14,2 2005 343.135 100 161.635 47,1 130.398 38,0 51.102 14,9 2006 398.900 100 185.100 46,4 150.500 37,7 63.300 15,9 Ƣớc 2007 461.900 100 200.000 43,3 187.800 40,7 74.100 16,0 Nguồn: Niên giám thống kê 2006, Báo cáo ước tính năm 2007 của Tổng cục

Thống kê

Trong đó, tính riêng nguồn vốn của KVTN trong nước (theo số liệu trong bảng có tính đến cả thành phần kinh tế tập thể, tuy nhiên tỷ trọng của thành phần kinh tế này tương đối nhỏ), nguồn vốn này ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn ĐT phát triển toàn xã hội. Năm 1997 mới chỉ chiếm 22,6% nhưng tính đến sơ bộ năm 2007 đã chiếm đến 40,7%. Nguồn vốn này được đánh giá là rất quan trọng đối với phát triển kinh tế nước nhà. Lý do thứ nhất, như đã nói ở trên tỷ trọng của nguồn vốn này trong tổng vốn ĐT phát

triển toàn xã hội ngày một tăng và triển vọng sẽ vươn lên là nguồn vốn lớn nhất. Đây là kết quả của đường lối đổi mới phát triển sản xuất hàng hóa nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường với sự ra đời của hàng trăm nghìn DN tư nhân, công ty TNHH, công ty CP, hàng chục nghìn hợp tác xã kiểu mới, hàng trăm nghìn trang trại… Lý do thứ hai, đây là nguồn vốn của kinh tế tư nhân, nên việc ĐT được tính toán kỹ, ít bị lãng phí, thất thoát, nên hiệu quả ĐT cao hơn khu vực nhà nước. Để tăng một đồng GDP, lượng vốn ĐT từ khu vực này chỉ tốn bằng hai phần ba khu vực nhà nước. Một đồng vốn ĐT đã tạo ra GDP cao gấp rưỡi khu vực nhà nước.[31] Thứ ba, lượng vốn tồn đọng trong dân còn khá lớn. Theo nhiều nghiên cứu, con số này ở mức vài chục đến vài trăm nghìn tỷ đồng. Đây là một tiềm năng lớn có thể khai thác.

Vốn ĐT của tư nhân trong nước đã thực sự đóng vài trò quan trọng trong việc bổ sung nguồn vốn cho ĐT phát triển đất nước, thậm chí là nguồn vốn ĐT chủ yếu đối với phát triển kinh tế địa phương.

Về nguồn vốn FDI, Đóng góp của ĐTNN trong tổng vốn ĐT xã hội có biến động lớn, từ tỷ trọng chiếm 13,1% vào năm 1990 đã tăng lên mức 32,3% trong năm 1995.[6] Giai đoạn 1997 – 2003 tỷ lệ này đã giảm dần từ 28%

xuống còn 16% (theo bảng 5) do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính khu

vực. Tuy nhiên trong những năm gần đây, tỷ trọng vốn FDI trong tổng vốn ĐT đã tăng trở lại: năm 2004 chiếm 14,2%; năm 2005 tỷ lệ này là 14,9%; năm 2006, tiếp tục tăng lên đến 15,9%; và theo ước tính năm 2007, tỷ trọng này là 16%. Các con số này tuy chưa đạt mức cao như những năm đầu thập niên 90 nhưng đó cũng là một con số đáng kể trong bối cảnh tổng vốn ĐT của Việt Nam có sự tham gia mạnh mẽ của KVKTTN.

Nguồn vốn FDI là nguồn vốn gắn với ngoại tệ mạnh, với kỹ thuật công nghệ hiện đại, có lực lượng hùng hậu là các công ty mẹ ở nước ngoài hậu thuẫn, có thế mạnh về quảng cáo tiếp thị tiêu thụ, trình độ quản lý, lực lượng lao động, tay nghề… Lượng vốn đăng ký mới và bổ sung ngày một tăng, năm

2007 đã đạt kỷ lục mới, lên đến 20,3 tỷ USD, trong đó đăng ký mới 17,86 tỷ USD, đăng ký bổ sung 2,47 tỷ USD đưa tổng số vốn đăng ký mới và bổ sung tính từ 1988 đến nay đạt 98 tỷ USD, vốn FDI thực hiện là 37,9 tỷ USD.[6]

Những con số trên đây rất có ý nghĩa đối với nền kinh tế nước ta, đặc biệt trong bối cảnh chúng ta đang tiến hành công cuộc đổi mới theo hướng CNH - HĐH, cần rất nhiều vốn cho ĐT phát triển khi nguồn vốn nhà nước còn hết sức hạn chế. Trong tương lai, nguồn vốn này (đặc biệt là nguồn vốn của tư nhân trong nước) rất có thể vươn lên thành nguồn vốn chủ lực của nền kinh tế.

Vai trò của ĐTTN trong việc bổ sung vốn cho ĐT phát triển được đặc biệt nhấn mạnh trong xây dựng kết cấu hạ tầng. Với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm từ 2001 đến 2010, chính phủ đã đề ra chương trình với rất nhiều kì vọng về xây dựng kết cấu hạ tầng, bao gồm những chương trình lớn về phát triển đường sắt, đường bộ với hệ thống cầu qua sông, đường hàng không với hệ thống các sân bay quốc tế và nội địa. Kết cấu hạ tầng có vị trí quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giải quyết những vấn đề xã hội nhưng để có hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển như kế hoạch của chính phủ thì cần có nguồn vốn rất lớn mà nếu chỉ Nhà nước thì không đủ sức thực hiện. Những chỉ số sau đây cho thấy rõ điều này: số vốn ĐT cho ngành năng lượng hàng năm xấp xỉ 2 – 2,5 tỷ USD, trong đó ngành điện dự kiến cần số vốn ĐT trung bình hàng năm là 1,5 – 2 tỷ USD.[12] Riêng năm 2007, tổng nhu cầu vốn ĐT của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), là 39.043 tỷ đồng, trong đó ĐT mới 34.143 tỷ đồng.[26] Vì kết cấu hạ tầng ngành năng lượng của Việt Nam rất lạc hậu nên phải dành 5,3 – 5,5% GDP để ĐT cho lĩnh vực này, gấp hơn hai lần các nước Đông Á.[12] Với ngành giao thông vận tải, nhu cầu ĐT cũng rất lớn (hiện có tới 47/109 dự án công nghiệp – xây dựng thuộc lĩnh vực giao thông vận tải).[40] Theo nghiên cứu chiến lược giao thông vận tải quốc gia Việt Nam thì số vốn cần thiết để ĐT cho lĩnh vực này là 11,6 tỷ

USD tương đương khoảng 2,5% GDP tích lũy trong thời gian 10 năm 2001 – 2010.[12] Chỉ với hai ngành nêu trên, số vốn hàng năm cần thiết cho ĐT đã là 3,4 – 3,5 tỷ USD. Ngoài ra còn phải kể đến nhiều dự án hiện nay đang kêu gọi lượng vốn ĐT rất lớn như: Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa) khoảng 5 tỷ USD; Nhà máy lọc dầu số 3 (Bà Rịa Vũng Tàu) cần 5 đến 6 tỷ USD; dự án sân bay quốc tế Long Thành (Đồng Nai) khoảng 5 tỷ USD cho giai đoạn I; Khu cảng Lạch Huyền (Hải Phòng) khoảng 2 tỷ USD; đường vành đai 3 tại Thành phố Hồ Chí Minh ước tính khoảng 1,55 tỷ USD…[40]

Với những hạn chế về ngân sách và nhất là khi Việt Nam sắp hết hạn hưởng các nguồn tài trợ ưu đãi thì việc tìm kiếm nguồn vốn từ các nhà ĐTTN cho cơ sở hạ tầng sẽ trở thành vấn đề cấp bách.

Tóm lại, để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, việc phát huy các nguồn lực, trong đó, huy động tối đa các nguồn lực tài chính cho ĐT phát triển đóng vai trò quyết định. Trong thời gian tới, cơ cấu vốn ĐT sẽ chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng ĐT phát triển từ vốn ngân sách Nhà nước, tăng tỷ trọng vốn ĐT ngoài ngân sách, vai trò của ĐTTN sẽ càng trở nên quan trọng.

2.3.2. ĐTTN góp phần lớn trong tăng trƣởng kinh tế

Vai trò thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của ĐTTN được thể hiện trên nhiều khía cạnh như hiệu quả đầu tư, tốc độ tăng trưởng, tỷ trọng trong GDP...

Trước hết, đó là hiệu quả ĐT của KVKTTN. Như đã nói ở trên, hiệu quả ĐT của khu vực này luôn cao hơn so với khu vực nhà nước do việc ĐT luôn được tính toán kỹ, ít bị lãng phí, thất thoát.

Hiệu quả ĐT được thể hiện ở hai chỉ số tổng hợp quan trọng, đó là: một đồng vốn ĐT tạo ra bao nhiêu đồng GDP (GDP/vốn đầu tư) và để tăng thêm một đồng GDP phải cần bao nhiêu đồng vốn (vốn đầu tư/GDP). Dưới đây là hai biểu đồ cho thấy hiệu quả ĐT của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua.

Biểu đồ 5: Chỉ số đánh giá hiệu quả ĐT của Việt Nam qua các năm

a) VỐN ĐẦU TƢ/GDP TĂNG THÊM

2,61 2,47 3,37 3,63 4,29 3,67 3,08 2,86 2,77 2,96 2,72 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Ƣớc 2007

Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam 2008

Cũng theo như thông tin đưa ra trên Thời báo Kinh tế Việt Nam năm 2008, để tăng một đồng GDP, khu vực nhà nước đã phải ĐT: năm 2003 là 3,73 đồng, năm 2004 là 3,5 đồng, năm 2005 là 3,8 đồng, năm 2006 là 4,47 đồng, ước năm 2007 là 3,53 đồng – đều cao hơn nhiều so với các con số tương ứng của toàn bộ nền kinh tế (như đã nêu trong biểu đồ 5a).

Tương tự như vậy, một đồng vốn ĐT tạo ra GDP của khu vực nhà nước năm 2003 là 1,94 đồng, năm 2004 là 2 đồng, năm 2005 là 1,99 đồng, năm 2006 là 1,96 đồng, ước năm 2007 là 2,1 đồng – đều thấp hơn so với các con

số tương ứng của toàn bộ nền kinh tế (biểu đồ 5b). Điều đó cho thấy hiệu quả

ĐT của Việt Nam trong thời gian qua đều do KVKTTN mang lại.

Biểu đồ 5: Chỉ số đánh giá hiệu quả ĐT của Việt Nam qua các năm

b) GDP/VỐN ĐẦU TƢ 3, 08 3, 05 2, 92 2, 82 2, 68 2, 68 2, 56 2, 46 2, 45 2, 44 2, 48 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Ƣớc 2007 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam 2008

Hiệu quả ĐT của tư nhân còn được khẳng định ở tốc độ tăng doanh thu được thể hiện trong bảng 6 dưới đây.

Bảng 6: Doanh thu của các khu vực kinh tế giai đoạn 2000- 2004

Đơn vị: triệu USD

Năm Khu vực DNNN Khu vực KTTN Khu vực có vốn ĐTNN Tổng cộng 2000 444.673.268 203.155.309 161.957.112 809.785.689 2001 482.446.592 273.878.908 179.889.902 936.215.402 2002 622.812.724 365.717.450 226.357.837 1.214.888.011 2003 680.820.722 487.058.973 295.975.938 1.463.837.633 2004 708.044.233 637.371.250 373.985.238 1.719.400.721 2005 (ƣớc) 743.446.444 777.595.925 430.083.023 3.094.921.297 Nguồn: “6 năm thi hành Luật Doanh nghiệp - Những vấn đề nổi bật và bài học kinh nghiệm”, Viện Quản lý Kinh tế Trung ương và Tổ chức hợp tác kỹ

thuật Đức, 2006.

Theo như số liệu trong bảng này, có thể thấy doanh thu của KVKTTN không ngừng tăng trưởng với tốc độ cao hơn nhiều so với khu vực nhà nước, cụ thể là: doanh thu của KVKTTN trong nước năm 2001 tăng 34,8%, năm 2002 tăng 33,5%, năm 2003 tăng 32,2%, năm 2004 tăng 30,9%, ước tính năm 2005 tăng 22,0% so với doanh thu năm liền trước. Trong khi đó, những con số này ở khu vực kinh tế nhà nước lần lượt là: 8,5%, 29,1%, 9,3%, 4,0%, 5,0%. Khu vực có vốn ĐTNN cũng tăng khá với các con số tương ứng như sau: 11,1%, 25,8%, 30,8%, 24,6% và 15,0%.

Với tốc độ tăng trưởng 8,4%, Việt Nam là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ở khu vực Đông Nam Á năm 2005. Trong năm 2007, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng 8,5 %, cao nhất trong vòng 10 năm qua.[5] Đóng góp phần lớn trong thành công này là sự phát triển mau lẹ của KVKTTN trong nước và khu vực có vốn ĐT trực tiếp nước ngoài. Điều này

được thấy rõ hơn trong mối tương quan về tốc độ tăng trưởng của giá trị sản xuất CN của các thành phần kinh tế được thể hiện ở bảng dưới đây.

Bảng 7: Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp từ 1998 đến 2007

Đơn vị: % 98 99 00 01 02 03 04 05 06 Ƣớc 07 Toàn ngành 12,5 11,6 17,5 14,6 14,8 16,8 16,6 17,1 7,0 17,1 Khu vực DNNN 7,7 5,4 13,2 12,7 12,5 11,9 11,9 7,2 9,3 10,3 Khu vực ngoài NN 7,5 10,9 19,2 21,5 18,3 23,3 22,3 25,4 23,9 20,9 Khu vực có vốn ĐTNN 24,4 21,0 21,8 12,6 15,2 18,0 17,4 21,2 18,8 18,2 Nguồn: Tổng cục Thống kê

Nước ta đang trong quá trình CNH - HĐH, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất CN đóng góp phần lớn vào tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước. Qua bảng trên ta thấy được tốc độ tăng giá trị sản xuất CN khá cao (luôn ở mức hai con số) và liên tục tăng qua các năm. Điều đáng nói ở đây là kết quả này phần lớn là do tốc độ tăng của khu vực có vốn ĐTTN đem lại. Thật vậy, khu vực ngoài nhà nước có tốc độ tăng giá trị sản xuất CN luôn ở mức trên 20% từ năm 2003 trở lại đây, cao hơn hẳn so với khu vực DNNN (chỉ ở mức trên dưới 10%). Tương tự như vậy, khu vực có vốn ĐTNN cũng có tôc độ tăng trưởng khá cao: từ 1998 đến 2000, luôn ở mức trên 20%, những năm sau này tuy có giảm nhưng vẫn ở mức cao hơn nhiều so với khu vực DNNN.

Không chỉ ở tốc độ tăng trưởng, vai trò của ĐTTN trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế còn thể hiện ở tỷ lệ đóng góp rất lớn trong GDP của khu vực này. Qua bảng 8 dưới đây chúng ta có thể thấy rằng, thành phần kinh tế nhà nước chỉ chiếm chưa đến 40% trong tổng GDP và có xu hướng ngày cảng giảm.

Bảng 8: Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế Đơn vị: % 2003 2004 2005 2006 Tổng số 100 100 100 100 Kinh tế NN 39,08 39,10 38,40 37,23 Kinh tế ngoài NN 46,45 45,77 45,61 45,66 Khu vực có vốn ĐTNN 14,47 15,13 15,99 17,01

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Khu vực kinh tế ngoài nhà nước bao gồm: kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và kinh tế cá thể, trong đó tỷ trọng của kinh tế cá thể luôn đạt mức cao nhất. Điều này được chứng minh ở bảng 9 dưới đây.

Bảng 9: Tỷ trọng trong GDP của thành phần kinh tế ngoài nhà nƣớc

Đơn vị: % 2003 2004 2005 2006 Kinh tế ngoài nhà nƣớc 46,45 45,77 45,61 45,66 - Kinh tế tập thể 7,49 7,09 6,82 6,61 - Kinh tế tƣ bản tƣ nhân 8,23 8,49 8,89 9,35 - Kinh tế cá thể 30,73 30,18 29,91 29,7

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Nếu chỉ tính riêng KVKTTN (bao gồm kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế cá thể) thì năm 2006 đã chiếm gần 40% GDP, cao gấp 5,9 lần tỷ trọng 6,61% của khu vực kinh tế tập thể, cao gấp 2,3 lần tỷ trọng 17,01% của khu

Một phần của tài liệu Vai trò của đầu tư tư nhân đối với phát triển kinh tế việt nam (Trang 52 - 98)