ĐTTN đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển KH CN tiên

Một phần của tài liệu Vai trò của đầu tư tư nhân đối với phát triển kinh tế việt nam (Trang 28 - 30)

tiến

Công nghệ tiên tiến là yếu tố then chốt quyết định sự tăng trưởng về chất của nền kinh tế. Lực lượng sản xuất xã hội luôn được đổi mới, phát triển thông qua các cuộc cách mạng công nghiệp trong những thế kỷ trước và cách mạng KH - CN trong thời đại hiện nay.

Các nước TBCN, với ĐTTN đóng vai trò chủ đạo, luôn chú trọng ĐT để hiện đại hóa công nghệ, tìm tòi, phát minh ra những công nghệ mới ưu việt hơn. Thành phần KTTN tại các nước này đóng vai trò năng động, lực đẩy quyết định tính hiệu quả của nền kinh tế tư bản, còn thành phần kinh tế nhà nước chủ yếu để giải quyết các vấn đề xã hội: đảm bảo công ăn việc làm cho lực lượng lao động tránh gây xáo trộn lớn trong xã hội và để kinh doanh trong các ngành cần thiết nhưng khó sinh lời. Nền kinh tế TBCN là tự do kinh doanh lấy công nghệ, máy móc, và chất xám làm phương tiện sản xuất chính và là nền kinh tế định hướng sang công nghiệp, dịch vụ và thương mại.

Sự định hướng này hoàn toàn do yếu tố lợi nhuận và thị trường điều phối. Do phương tiện sản xuất là công nghệ, tri thức nên nền sản xuất TBCN để có lợi nhuận tối đa luôn có xu hướng hướng đến “nền sản xuất lớn” với sự tái ĐT mở rộng và gắn liền với cách mạng KH - CN. ĐT cho nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến luôn được tư nhân chú trọng và hầu hết do KVTN đảm nhiệm. Ví dụ như Phần Lan, một nước đứng đầu trong 50 nước có khả năng cạnh tranh hàng đầu thế giới năm 2004, khu vực tư doanh luôn tìm cách đổi mới và ứng dụng công nghệ tiên tiến. Ngân sách nhà nước Phần Lan nhiều năm kết dư tích cực.[18] Và Mỹ, nước đứng thứ hai trong bảng xếp hạng này, cũng được đánh giá cao trong chỉ tiêu ĐT cho hoạt động nghiên

cứu và phát triển công nghệ ở các DN (ở Mỹ nhà nước không tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh).[17] Một ví dụ điển hình nữa là, trong nhiều thập niên qua, nước Nhật được thế giới thán phục bởi những thành tựu khoa học kỹ thuật mà họ đã đạt được. Hình ảnh một nước Nhật thịnh vượng và hiện đại gắn liền với những sản phẩm, thương hiệu danh tiếng thế giới như: Canon, Toyota, Mitsubishi, Sony,… Hay tại Hoa Kỳ, chỉ hơn một thập niên trước đây, giới tiêu thụ vẫn còn nhìn các sản phẩm công nghệ của Hàn Quốc với cặp mắt đầy ngờ vực. Ngày nay, thương hiệu Samsung đang tràn ngập thị trường lớn nhất thế giới này và chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp các xe Hàn Quốc như Huyndai, Kia,… ở mỗi góc phố, mỗi đoạn đường đi qua. Thành quả này có được chính là do họ tạo được những điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của KVKTTN hay nói cách khác chính là nhờ ĐTTN.

Đối với các nước đang và kém phát triển, ĐTTN, đặc biệt là nguồn vốn ĐT trực tiếp nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ các nước này tiếp cận công nghệ hiện đại. ĐT cho KH - CN tại các nước này rất hạn chế do tích lũy vốn trong nội bộ nền kinh tế thấp rất khó có thể đáp ứng nhu cầu vốn ĐT vô cùng lớn trong lĩnh vực này. Các nước đang và kém phát triển chỉ có một cách duy nhất để tiếp cận KH - CN tiên tiến là du nhập từ các nước phát triển. Việc tiếp nhận này có thể được tiến hành thông qua hoạt động ngoại thương hoặc ĐT trực tiếp nước ngoài. Trong đó công nghệ có được thông qua FDI có thể nói là có nhiều ưu điểm hơn cả. Thứ nhất, DN có thể có được “công nghệ trọn gói” bởi công nghệ mới và hiện đại thường chỉ có được thông qua quan hệ nội bộ công ty. Thông qua FDI, các công ty nước ngoài sẽ đem công nghệ tiên tiến hơn từ công ty mẹ vào sản xuất ở nước sở tại thông qua việc thành lập các công ty con hay chi nhánh. Tuy nhiên, điều này cũng chỉ mang tính tương đối bởi khi ĐT ra nước ngoài, 90% nghiên cứu – phát triển (R&D) được tiến hành tại nước gốc và giữ lại bí mật công nghệ nguồn. [16] Thứ hai, sự xuất hiện của các công ty nước ngoài xuất phát từ mục tiêu

lợi nhuận trên cơ sở tận dụng những lợi thế có được từ công ty mẹ để sẵn sàng cạnh tranh đối với các DN trong nước. Vì vậy, hoạt động của các doanh nghiệp FDI sẽ khuyến khích cũng như gây áp lực về đổi mới công nghệ nhằm tăng năng lực cạnh tranh đối với các DN trong nước. Thứ ba, FDI không chỉ mang lại công nghệ cho các nước thông qua con đường chuyển giao từ nước ngoài vào mà còn bằng cách xây dựng các cơ sở nghiên cứu và phát triển, đào tạo cho đội ngũ lao động ở nước chủ nhà để phục vụ cho các dự án ĐT. Chi phí cho nghiên cứu và phát triển ở các chi nhánh nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí cho nghiên cứu và phát triển ở nhiều nước đang phát triển. Ví dụ, trong những năm 1990, tỷ trọng này của các chi nhánh nước ngoài ở Hungary, Singapore và Đài Loan là trên 50%.[4] Như vậy, ĐTTN, cụ thể ở đây là ĐT trực tiếp nước ngoài giúp các nước đang phát triển tiếp cận công nghệ tiên tiến một cách nhanh chóng và thuận lợi, từ đó phát triển khả năng công nghệ của chính mình.

Tóm lại, ĐT cho KH - CN là rất cần thiết cho sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, lượng vốn cần thiết cho lĩnh vực này rất lớn. Các nước, đặc biệt là những nước đang và kém phát triển phải tích cực huy động vốn từ KVTN cả trong và ngoài nước để cùng với nguồn vốn ít ỏi từ ngân sách giải quyết khó khăn này.

Một phần của tài liệu Vai trò của đầu tư tư nhân đối với phát triển kinh tế việt nam (Trang 28 - 30)