Tuy không có số liệu chính xác về lượng vốn ĐT của tư nhân phân theo từng ngành kinh tế nhưng theo số liệu ở bảng 10 dưới đây, và bảng 5 ở trên, chúng ta có thể nhận định rằng vốn ĐT của tư nhân tập trung chủ yếu vào các ngành CN và DV.
Bảng 10: Cơ cấu vốn ĐT phát triển phân theo ngành kinh tế từ năm 1997 đến năm 2006 Đơn vị: % 97 98 99 00 01 02 03 04 05 06 NN 13,1 12,8 14,1 13,8 9,6 8,8 8,5 7,9 7,5 7,5 CN- XD 33,9 35,6 37,0 39,2 42,4 42,3 41,3 42,7 42,6 41,1 Trong đó CN 30,9 32,4 34,7 36,9 37,1 37,1 36,5 38,9 38,7 37,2 DV 53,0 51,6 48,9 46,9 48,0 48,9 50,3 49,4 49,9 51,4 Nguồn: Tổng cục Thống kê
Những đóng góp của ĐTTN trong việc chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế theo hướng CNH - HĐH sẽ được làm rõ hơn qua một số phân tích sau đây.
Trước hết trong lĩnh vực CN, nhờ có vốn ĐT từ KVTN, ngành CN nước ta mới có mức tăng trưởng ngoạn mục trong những năm gần đây (tốc độ tăng hai chữ số trong 17 năm liền) được thể hiện ở biểu đồ sau.
Biểu đồ 6: Tốc độ tăng giá trị sản xuất CN qua các năm Đơn vị: % 1 4 ,6 14,8 1 7 ,1 1 6 ,6 1 6 ,8 17,1 17 2001 2002 2003 2004 2005 2006 *2007 Nguồn: Tổng cục Thống kê
Tỷ trọng của khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn ĐT trực tiếp nước ngoài trong tổng giá trị sản xuất toàn ngành CN tính theo giá thực tế liên tục tăng qua các năm.
Nếu năm 2000, khu vực ngoài quốc doanh chỉ chiếm 24,5%, thì năm 2001, 2002 đã chiếm 27%, năm 2003 đã chiếm 27,6%, năm 2004 đã chiếm 28,9%, năm 2005 đã chiếm 31,2%, năm 2006, 2007 đã chiếm trên dưới 1/3.[13] Tuy không có số liệu cụ thể về vốn ĐT trong lĩnh vực này nhưng qua tỷ trọng đóng góp trên đây chúng ta cũng có thể nhận định lượng vốn của tư nhân ĐT vào lĩnh vực CN là rất lớn.
Đối với khu vực FDI, theo Báo cáo “20 năm ĐTNN tại Việt Nam” của Cục ĐTNN – Bộ KH & ĐT, tỷ trọng vốn ĐT vào lĩnh vực công nghiệp - xây dựng không ngừng tăng lên: từ 41,5% (1988-1990) lên 52,7% (1991-1995), 55,8% (1996-2000) và đạt 58,1% (2001-2005). Nhờ đó, tỷ trọng của khu vực FDI vẫn giữ vị trí đứng đầu trong ba khu vực và tiếp tục tăng: nếu năm 2000 mới chiếm 41,1%, năm 2001, 2002 mới chiếm 41,6%, thì từ năm 2003 đến nay đã vượt 43%.[13]
Với tỷ trọng lớn (lên đến gần 80% vào năm 2007),[13] lại tăng với tốc độ cao, hai khu vực (ngoài nhà nước và ĐTNN) đã trở thành động lực tăng
trưởng của CN Việt Nam, góp phần đáng kể trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH ở nước ta.
Lĩnh vực DV cũng đã thu hút được một lượng vốn lớn từ các nhà ĐTTN cả trong và ngoài nước. Khu vực DV bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau từ du lịch, tài chính cho đến lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe…
Ở nước ta, đây là lĩnh vực kinh tế tư nhân hoạt động sôi nổi, ngày càng lấn át khu vực quốc doanh. Lượng vốn mà tư nhân ĐT vào liên tục tăng. Điều này trước hết thể hiện qua số lượng hộ KDCT (chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ) trong nước tăng lên nhanh chóng qua các năm: năm 1986 có 56,8 vạn hộ, năm 1987 đã là 64 vạn hộ, năm 1988 là 71,9 vạn hộ, năm 1989 là 81,1 vạn hộ và 16 vạn hộ kinh doanh không chuyên nghiệp, năm 1995 là 94 vạn hộ.[12] Theo công bố của Tổng cục Thống kê (16/11/2007) hiện cả nước có 3 triệu hộ KDCT. Cũng theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 42,9% số lượng các hộ KDCT tập trung ở thành thị, và điều đáng nói ở đây là 42,9% này chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh, thương mại và dịch vụ. Các hộ KDCT cũng đang đứng đầu về doanh thu bán lẻ trên thị trường, chiếm khoảng 60% doanh thu bán lẻ dịch vụ hàng hóa của cả nước.[23]
Đóng góp vào sự phát triển của ngành DV nước nhà không thế không kể đến vai trò của nguồn vốn ĐT trực tiếp nước ngoài. Trong xu thế vốn ĐTNN đổ vào Việt Nam ngày càng nhiều, dòng vốn đang có sự chuyển dịch cơ cấu “chảy” mạnh vào lĩnh vực DV, chiếm 47,7% tổng vốn đăng ký của cả nước trong năm 2007 vừa qua, trong đó tập trung chủ yếu vào kinh doanh bất động sản, bao gồm: xây dựng căn hộ, văn phòng, phát triển khu đô thị mới, kinh doanh hạ tầng khu CN (42% tổng vốn ĐTNN trong khu vực DV), du lịch-khách sạn (24%), giao thông vận tải-bưu điện (18%).[6] Theo số liệu của Cục ĐTNN, 4 tháng đầu năm 2008 có 210 dự án ĐTNN được cấp mới với tổng số vốn đăng ký 7,22 tỷ đồng. Trong số đó, ĐT mạnh nhất được rót vào lĩnh vực DV, với 6,5 tỷ USD, chiếm 89,5% tổng vốn ĐT. Tuy nhiên, sự đóng
góp của FDI vẫn thể hiện một vị trí tương đối nhỏ trong các ngành DV do vẫn còn những rào cản lớn.
Được biết, trong giai đoạn 2006-2010, DV được coi là mũi nhọn để phát triển kinh tế đất nước.[29] Hiện nay, ngành DV ở nước ta mới chỉ chiếm khoảng chưa đến 40%GDP (năm 2006 là 38,08%, sơ bộ 2007 là 38,14%),[11] trong khi con số này ở các nước phát triển là khoảng 72%.[34] Và như vậy chặng đường ĐT phát triển ngành DV đang đòi hỏi sự nỗ lực từ nhiều phía, trong đó vai trò của ĐTTN sẽ là hết sức quan trọng. Vì vậy, Nhà nước cần tích cực tháo gỡ những rào cản để thu hút vốn của tư nhân, đặc biệt là nguồn vốn FDI vào lĩnh vực này.