Nguồn tài chính quốc gia là giới hạn (nhất là với những nước nghèo như VN) nên nguồn tài chính khi tập trung vào một vùng nào đó, tự khắc những vùng khác sẽ bị hạn chế khả năng phát triển do thiếu vốn. Đồng thời khi tập trung ĐT vào một vùng nhất định sẽ dẫn đến thu hút lao động và qua đó làm teo nhỏ những khu vực mất mát lao động. Chẳng hạn khi tập trung tài chính vào các vùng kinh tế trọng điểm, các vùng kinh tế khác sẽ bị mất nhân lực (nhân lực sẽ đổ xô về các vùng kinh tế trọng điểm) đồng thời sẽ thiếu vốn để phát triển lên. Các khu vực được nhận nhiều vốn ĐT sẽ ngày càng phát triển, ngược lại các khu vực có nguồn vốn ĐT ít ỏi sẽ ngày càng tụt hậu. Đó chính là tác dụng của vốn ĐT trong chuyển dịch cơ cấu vùng lãnh thổ.
Tác động của ĐTTN đến chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế thể hiện khá rõ qua hoạt động của loại hình kinh tế cá thể trong nước. Theo một đánh giá mới đây, hộ KDCT đang đóng vai trò rất quan trọng trong việc góp phần tạo ra sự phát triển cân bằng giữa các vùng nông thôn và thành thị. Cũng theo số liệu của Tổng cục Thống kê, số lượng các hộ KDCT đang tập trung nhiều ở các vùng nông thôn (chiếm 57,1%), trong khi hầu hết các DN chủ yếu tập trung ở các vùng đô thị.[23]
Thứ nữa là, cơ cấu ĐT theo vùng lãnh thổ đã có sự chuyển biến tích cực, thể hiện ở số địa phương có dự án FDI ngày càng tăng và việc phân bố vốn FDI ngày càng hợp lý hơn. Tính đến cuối năm 2004 thì 4 tỉnh, thành phố: thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai và Bình Dương đã thu hút gần 29 tỷ USD, chiếm tới 68% tổng vốn FDI huy động của cả nước.[14] Số tỉnh và thành phố còn lại chỉ thu hút được 32% tổng vốn FDI. Tuy nhiên từ vài năm trở lại đây, nhiều tỉnh đã rất tích cực cải thiện môi trường ĐT và một số đã đạt được những thành công nhất định. Bên cạnh những địa bàn trọng điểm những năm trước thu hút một lượng lớn vốn, năm nay tiếp tục thu hút nhiều nhưng chuyển dần sang hoặc là công nghiệp kỹ thuật cao, hoặc là dịch vụ, nay đã có thêm những địa bàn mới mà các năm trước còn thu hút ít nhưng nay đã thu hút một lượng vốn lớn như Phú Yên, Hậu Giang, Ninh Bình, Tây Ninh... Có những địa bàn trong những năm trước còn ít xuất hiện, nhưng nay đã xuất hiện như Hà Nam, Thái Bình, Hoà Bình, Hà Giang, Cao Bằng, Thái Nguyên,
Đắc Lắc, Ninh Thuận, Đồng Tháp, Sóc Trăng...[44] Trong điều kiện nguồn
ngân sách còn hạn hẹp, với sự góp mặt của nguồn vốn ĐTNN, các địa phương này sẽ có điều kiện để ĐT chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế.
Có thể thấy ĐTTN đã trải rộng trên phạm vi cả nước, cho phép chúng ta khai thác tối đa những nguồn lực về vốn, lao động hiện có cho sự phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân. Chính điều đó đã góp phần chuyển dịch cơ cấu vùng lãnh thổ một cách hợp lý, thu hẹp khoảng cách kinh tế giữa các vùng miền trong cả nước, giữa nông thôn và thành thị.
2.3.4. ĐTTN giúp nền kinh tế nƣớc ta tiếp cận kỹ thuật – công nghệ tiên tiến một cách nhanh chóng và dễ dàng
Khi chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH sẽ cần đến rất nhiều công nghệ hiện đại, tiên tiến. Tuy nhiên, vốn ĐT cho khoa học – công nghệ đòi hỏi một lượng lớn. Như đã đề cập ở chương 1, các nước đang phát triển như Việt Nam
không đủ khả năng cả về nhân lực và vật lực để ĐT cho KH - CN. Với quy mô nhỏ bé và vốn ĐT thấp, các DN tư nhân khó có thể hội đủ tiềm lực tiếp cận với tri thức, nghiên cứu và phát triển cũng như xây dựng các quy trình sản xuất, trang bị công nghệ hiện đại. Trước năm 1987, khi Việt Nam chưa ban hành Luật ĐTNN, việc chuyển giao công nghệ chủ yếu thông qua nguồn viện trợ của nước ngoài. Chuyển giao công nghệ qua hình thức này hầu hết mang hình thái cung ứng - giao nhận nên chuyển giao công nghệ thường là không thích hợp, không đồng bộ, cũ nát, lạc hậu. Như vậy, năng lực công nghệ của nước ta rõ ràng đã được nâng cao thông qua hoạt động của các DN có vốn FDI. Do đó, cách tốt nhất để Việt Nam tiếp cận công nghệ hiện đại là thông qua hoạt động FDI. Thông qua việc tiếp nhận nguồn vốn FDI, chúng ta đã du nhập được nhiều công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực công nghệ nước nhà. Các công nghệ mà các chủ ĐT nước ngoài chuyển giao cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, thường dưới dạng những tiến bộ công nghệ, sản phẩm công nghệ, công nghệ thiết kế và xây dựng, kỹ thuật kiểm tra chất lượng, công nghệ quản lý, công nghệ marketing. Việc chuyển giao công nghệ gắn liền với phương hướng kinh doanh của các nhà ĐT vì mục tiêu nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, tối đa hóa lợi nhuận.
Có thể nói, hoạt động của khu vực FDI đã tạo ra nhiều ngành nghề mới, năng lực sản xuất mới và công nghệ mới trong các ngành sản xuất quan trọng của nền kinh tế, tạo ra bước ngoặt trong sự phát triển một số ngành mũi nhọn như thăm dò, khai thác dầu khí, sản xuất thép, sản xuất ôtô, xe máy… với nhiều công nghệ mới đã được nhập vào nước ta, nhiều dây chuyền sản xuất tự động cũng đã được đưa vào như dây chuyền lắp ráp hàng điện tử, mạch điện tử, nhiều đầu máy điều khiển bằng vi tính.
Thêm vào đó, các nhà ĐTNN còn chú trọng ĐT phát triển công nghệ ngay tại Việt Nam. Công nghệ cao được coi là ngành bội thu trong năm 2007 với hàng loạt các dự án quy mô lớn được triển khai, chẳng hạn như dự án nhà
máy lắp ráp và kiểm tra các bản mạch in của công ty TNHH Jabil Circuit tại TP. HCM với tổng vốn 100 triệu USD; hai nhà máy công nghệ cao của Tập đoàn Foxconn (Đài Loan) ở Bắc Ninh có tổng vốn 80 triệu USD.[28]
Hoạt động chuyển giao công nghệ trong ĐTNN đã tạo ra nhiều sản phẩm tốt, hình thức tốt, đáp ứng tốt nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Hơn nữa, do có sự cạnh tranh của các sản phẩm thuộc khu vực kinh tế có vốn FDI (mà chất lượng sản phẩm của các DN có vốn ĐTNN đều đạt tiêu chuẩn Việt Nam, một số đã đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO), của hàng ngoại, nhất là hiện nay khi Việt Nam đã gia nhập tổ chức WTO, chúng ta sẽ phải mở cửa thị trường cho hàng hoá của nước ngoài vào, như vậy hàng hoá của chúng ta sẽ phải cạnh tranh với nhiều loại hàng hoá của các nước khác. Điều đó đã thúc ép các DN Việt Nam phải đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Nhìn chung phần lớn các thiết bị đưa vào DN có vốn FDI là đồng bộ, có trình độ cơ khí hoá trung bình hoặc cao hơn các thiết bị tiên tiến có trong nước. Tuy nhiên, việc chuyển giao công nghệ qua các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam hiện vẫn còn nhiều bất cập như thiếu công nghệ cho các ngành phụ trợ, khoảng cách về tiêu chuẩn giữa các DN trong nước và doanh nghiệp FDI còn lớn…
2.3.5. ĐTTN giúp phát triển hoạt động xuất nhập khẩu, mở rộng thị trƣờng trƣờng
Sự hình thành và lớn mạnh của của KVKTTN trong nước và nước ngoài đã xoay chiều hướng phát triển của nền kinh tế 180 độ. Kim ngạch xuất khẩu năm 1986 đạt 500 triệu USD, tăng lên 9.2 tỷ USD năm 1997, 35 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2007.[41] Trong đó, đóng góp của KVTN là rất lớn.
Tính riêng năm 2002, KVTN trong nước, đóng góp gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của VN. Một số mặt hàng xuất khẩu trọng điểm của VN như
thuỷ sản, các sản phẩm NN, thủ công mỹ nghệ, hàng may mặc, đồ da... đều do KVTN sản xuất.[25]
Xuất khẩu là lĩnh vực hoạt động mạnh nhất của các doanh nghiệp FDI. Tỷ trọng xuất khẩu của khu vực này trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước là khá lớn. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu của cả nước đạt xấp xỉ 40 tỷ USD (39,6 tỷ), tăng 22,1% so với năm 2005, vượt 4,9% chỉ tiêu kế hoạch của Chính phủ đặt ra từ đầu năm (37,75 tỷ USD). Trong đó, khu vực DN có vốn ĐTNN tiếp tục chứng tỏ vị trí chủ lực của mình với kim ngạch chiếm 57,7% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng 23% so với năm 2005.[39] Hơn nữa, 75% kim ngạch xuất khẩu của khu vực có vốn ĐTNN là các mặt hàng đã qua chế biến và chế biến sâu, hàm lượng giá trị tăng cao và khả năng cạnh tranh cao.[35]
FDI không chỉ chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam mà còn giúp Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu. Hàng hóa do các doanh nghiệp FDI sản xuất rất dễ dàng tiếp cận thị trường thế giới do các mối quan hệ sẵn có của các nhà ĐTNN. Cuối thập kỷ 1980 và đầu thập kỷ 1990, do mới ban hành Luật ĐTNN, dòng vốn FDI chảy vào chưa nhiều, ngoại thương Việt Nam chỉ có những bạn hàng chủ yếu là các nước thuộc Liên Xô và Đông Âu cũ với những mặt hàng xuất khẩu manh mún, đơn điệu, chủ yếu là nông sản nguyên liệu và hàng thủ công mỹ nghệ, hàng gia công bán thành phẩm. Nhờ có chính sách đổi mới đa phương hoá quan hệ kinh tế của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là có sự tham gia mạnh mẽ của dòng vốn FDI, đến cuối năm 1997 và đầu năm 1998 hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam đã có mặt trên thị trường của trên 150 nước ở khắp các châu lục với những chủng loại mặt hàng đa dạng và phong phú hơn. Hàng hoá của Việt Nam đã tiếp cận vào thị trường Châu Âu, Châu Mỹ, đặc biệt là thị trường các nước EU, Hoa Kỳ và Canada.[37]
2.3.6. ĐTTN tạo thêm nhiều việc làm cho ngƣời lao động, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp
ĐTTN đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết việc làm tại Việt Nam. Số lượng lao động trong các DN thuộc KVKTTN và khu vực có vốn ĐTNN đang gia tăng nhanh chóng. Điều này được thể hiện ở bảng 11 dưới đây.
Bảng 11: Tổng số lao động trong các DN tại thời điểm 31/12
2000 2002 2003 2004 2005
Ngƣời % Ngƣời % Ngƣời % Ngƣời % Ngƣời %
Tổng số 3536998 100 4657803 100 5175092 100 5770201 100 6240595 100 DN NN 2088531 59,1 2259858 48,6 2264942 43,8 2249902 39 2040859 32,7 DN ngoài NN 1040902 29,4 1706857 36,6 2049891 39,6 2475448 42,9 2979120 47,7 - Tập thể 182280 5,1 159916 3,4 160949 3,1 157831 2,7 160064 2,6 - Cty Tƣ nhân 236253 6,7 339638 7,3 378087 7,3 431912 7,5 481392 7,7 - Cty Hợp danh 113 0,0 474 0,0 655 0,0 445 0,0 490 0,0 - Cty TNHH 516796 14,6 922569 19,8 1143055 22,1 1393713 24,2 1594785 25,6 - Cty CP có vốn NN 61872 1,8 144347 3,1 160879 3,1 184050 3,2 280776 4,5 - Cty CP không có vốn NN 43588 1,2 139913 3,0 206266 4,0 307497 5,3 461613 7,4 DN có vốn ĐTNN 407565 11,5 691088 14,8 860259 16,6 1044851 18,1 1220616 19,6
Nguồn: Niên giám Thống kê 2006
Theo như số liệu bảng đưa ra, chúng ta có thể thấy rằng, giai đoạn 2000 – 2005, bình quân các DN ngoài nhà nước (không bao gồm các DN có vốn ĐTNN) giải quyết 387.644 việc làm trong tổng số 540.719 việc làm tăng thêm mỗi năm, chiếm khoảng 72%. Cũng trong giai đoạn này, các DN có vốn ĐTNN giải quyết 162.610 việc làm mỗi năm, chiếm 30%. Các con số còn cho thấy, các DN nhà nước không những không thu hút thêm lao động mà số lao động trong khu vực này còn giảm đi. Năm 2000, số lao động trong các DN nhà nước là 2.088.531 người nhưng đến năm 2005 chỉ còn 2.040.859 người, giảm 47.672 người.
Lực lượng lao động tham gia vào các DN ngoài nhà nước, đặc biệt là các công ty tư nhân, công ty TNHH, công ty CP không có vốn nhà nước ngày càng đông đảo. Năm 2000, số lao động tại các công ty tư nhân là 236.253, chiếm 6,7% cả nước, đến cuối năm 2005, con số này đã tăng lên 481.392 người, chiếm 7,7% cả nước. Tương tự tại các công ty TNHH, các con số tương ứng là 516.796, chiếm 14,6% và 1.594.785, chiếm 25,6%; các công ty CP không có vốn của nhà nước là 43.588, chiếm 1,2% và 461.613, chiếm 7,4%. Trong tổng số lao động làm việc trong khu vực DN (6.240.595 lao động) năm 2005, thì DN thuộc khu vực ngoài nhà nước chiếm tới 47,7%, cao hơn hẳn so với tỷ trọng 32,7% của khu vực DN nhà nước.
Số lượng lao động trong các DN có vốn ĐTNN cũng tương đối lớn và liên tục tăng qua các năm. Cuối năm 2000 là 407.565 người, chiếm 11,5%, đến cuối năm 2005 đã tăng lên 1.220.616 người, chiếm 19,6%. Nhìn một cách tổng thể khu vực DN có vốn ĐTTN (cả trong và ngoài nước), tỷ trọng trong cơ cấu lao động chiếm tới 67,3% (năm 2005), gấp hơn hai lần so với khu vực DN nhà nước.
Không chỉ khối các DN có vốn ĐTTN, khối các hộ KDCT cũng giải quyết được một khối lượng công ăn việc làm đáng kể cho xã hội. Khối này đang tạo ra khoảng 5,58 triệu chỗ làm cho người lao động.[23]
Qua đây, chúng ta có thể nhận thấy rằng khu vực kinh tế có vốn ĐTTN đóng vai trò chủ yếu trong việc giải quyết công ăn việc làm cho xã hội. Trong tương lai, với đường lối chính sách tiếp tục được hoàn chỉnh, vai trò này của KVKTTN sẽ còn tiếp tục được khẳng định. Theo báo cáo của Ngân hàng Phát triển Châu Á: Phần lớn trong tống số 1,6 triệu việc làm mới mỗi năm mà Việt Nam cần có trong giai đoạn 2006 – 2010 hy vọng sẽ do KVKTTN nhân tạo ra.
2.3.7. ĐTTN giúp tăng thu ngân sách nhà nƣớc
Thu ngân sách nhà nước bao gồm: các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật; các khoản do Nhà nước vay để bù đắp bôi chi được đưa vào cân đối ngân sách nhà nước. Ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách các cấp chính quyền địa phương (ngân sách địa phương). KVKTTN hoạt động hiệu quả hơn so với khu vực kinh tế nhà nước đặc biệt là trong các ngành có tính cạnh tranh cao nên chính phủ cũng thu thu được một khoản ngân sách lớn hơn từ khu vực này.
Theo Bộ KH & ĐT, tỷ trọng đóng góp vào ngân sách nhà nước của KVKTTN (chỉ tính đến các DN có đăng ký kinh doanh theo Luật DN, không xét đến kinh tế cá thể) trong nước ngày càng lớn, từ hơn 6% đầu những năm 2000 lên 7,5% năm 2005. Con số này sẽ lớn hơn rất nhiều nếu tính đến cả thành phần kinh tế cá thể. Hà Nội là một trong những địa phương sớm nhận thức sâu sắc về chủ trương phát triển kinh tế tư nhân của Đảng và Nhà nước. Hiện nay, KVKTTN đã đóng góp 22% ngân sách thành phố.[43]
Cùng với sự phát triển các DN có vốn ĐTNN tại Việt Nam, mức đóng góp của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN vào ngân sách ngày càng tăng. Thời kỳ 1996-2000, không kể thu từ dầu thô, các doanh nghiệp có vốn ĐTNN đã nộp ngân sách đạt 1,49 tỷ USD, gấp 4,5 lần 5 năm trước. Trong 5 năm 2001- 2005, thu ngân sách trong khối doanh nghiệp có vốn ĐTNN đạt hơn 3,6 tỷ USD, tăng bình quân 24%/năm. Riêng 2 năm 2006 và 2007 khu vực kinh tế có vốn ĐTNN đã nộp ngân sách đạt trên 3 tỷ USD, gấp đôi thời kỳ 1996-2000 và bằng 83% thời kỳ 2001-2005.[6]
Hoạt động của khu vực có vốn ĐTNN còn có những tác động tích cực