Tương quan về tác dụng của thuốc

Một phần của tài liệu Tổng quan về thuốc hạ lipid máu (Trang 61)

I 4.1.2 Xuyên khung

5.4.2Tương quan về tác dụng của thuốc

5 NHẬN ĐỊNH VÀ BÀN LUẬN

5.4.2Tương quan về tác dụng của thuốc

huyết mạch. Nguyên nhân này thúc đẩy nguyên nhân kia và ngược lại. Vì vậy, thuốc tác dụng trên chuyển hoá lipid và lưu thông huyết mạch cũng có mối quan hệ nhân quả. Khi tốc độ lưu thông huyết mạch giảm dễ gây ứ đọng lipid trong máu và ngược lại, khi Choi bị ứ đọng sẽ làm cho lòng mạch hẹp lại, làm giảm tốc độ lưu thông huyết mạch, dẫn tới VXĐM. Do vậy, thuốc có tác dụng thúc đẩy sự lưu thông huyết mạch sẽ làm cho sự vận chuyển lipid trong máu được nhanh chóng hofn, dẫn tới việc sử dụng và thải trừ lipid được nhiều hơn. Ngược lại, thuốc có tác dụng làm giảm lipid máu làm cho độ dính và độ quánh của máu giảm, lòng mạch không bị cản ừở, máu lưu thông được dễ dàng. Từ lý luận trên, theo chúng tôi việc tăng cưòfng lưu thông huyết mạch sẽ là một trong những hưóng cho việc phòng và điều trị, hoặc nghiên cứu các bệnh do rối loạn chuyển hóa lipid gây ra một cách có cơ sở khoa học, mà từ trước đến nay các tài liệu mới đề cập một cách sơ lược [33].

Mặc dù chưa có tài liệu nào hệ thống hoá mối quan hệ giữa thuốc hạ lipid máu và thuốc chống đông máu, nhưng sự liên quan giữa hai tác dụng này đã được thể hiện ở một số công trình nghiên cứu riêng lẻ:

• Statin : ngoài tác dụng làm giảm Choi còn có tác dụng chống đông theo cơ chế: o Làm giảm sản xuất thromboxan A2, làm thay đổi mức Choi ở màng tiểu

cầu và màng hồng cầu, nên làm giảm khả năng tạo huyết khối. o Làm giảm kết dính tiểu cầu.

o Làm giảm fibrinogen, giảm độ dính của huyết tương.

• Các fibrat ngoài tác dụng chính là giảm TG máu còn làm giảm kết tập tiểu cầu,

giảm fibrinogen, Clofibrat có tác dụng chống đông máu như coumarin.

• Acid nicotinic làm giảm fibrinogen huyết tương.

• Hầu hết những vị thuốc có tác dụng hạ lipid máu đều có công năng hoạt huyết. Ví dụ: đan sâm, xuyên khung, hồng hoa, nghệ ... Điều này cũng hợp lý vì thuốc hoạt huyết được chỉ định trong các trường hợp tích trệ, âm hư huyết ứ trong cơ thể, mà thông qua phân tích lâm sàng, hội chứng tăng lipid máu có thể phân thành 5 bệnh chính là đàm trệ, âm hư, huyết ứ, khí huyết lưỡng hư và tỳ thận dương hư. Trong đó thể đàm trệ chiếm tỷ lệ lớn nhất (45.2%), âm hư (24.8%), huyết ứ (20.8%). [46, 47]

TS. Nguyễn Văn Đồng và cộng sự (Đại học Dược Hà Nội) đã tiến hành nhiều công trình, bên cạnh nghiên cứu, khảo sát tác dụng hạ lipid của nhiều vị thuốc và bài thuốc. Các thử nghiệm cho thấy các vị hạ lipid thưòng có cả tác

dụng chống đông máu và ngược lại.

Một phần của tài liệu Tổng quan về thuốc hạ lipid máu (Trang 61)