1.5.2 .Tập trung dân chủ
3.2. Các biện pháp huy động nguồn lực:
3.2.4. Chỉ đạo tổ chuyên môn đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo tiếp
3.2.4. Chỉ đạo tổ chuyên môn đổi mới sinh hoạt chun mơn theo tiếp cận mơ hình trường học mới VNEN hình trường học mới VNEN
i. Mục tiêu của biện pháp
Thông qua đổi mới sinh hoạt chuyên môn nhằm đổi mới phương thức sư phạm của nhà trường, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, chất lượng dạy học, giáo dục của nhà trường đáp ứng u cầu mơ hình trường học mới VNEN.
ii. Nội dung và cách thực hiện
Chỉ đạo tổ chuyên môn sinh hoạt 2 lần /tháng. Nội dung sinh hoạt tập trung vào các nội dung chuyên môn sau đây:
Trao đổi thảo luận về giờ dạy của giáo viên và những vấn đề cần hoàn thiện để nâng cao chất lượng giờ dạy: Vấn đề sử dụng phương pháp, biện pháp, kĩ thuật dạy học của giáo viên, vấn đề tổ chức hoạt động học tập cho học sinh trong các giờ học, vấn đề tạo hứng thú cho học sinh trong các giờ lên lớp, vấn đề tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Vấn đề sử dụng kỷ luật tích cực trong giờ học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 72 Trao đổi về cách làm, sử dụng đồ dùng dạy học, tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học trong các giờ học: Cách thức tiến hành làm đồ dùng dạy học bộ môn, cách thức sử dụng đồ dùng dạy học, quy trình sử dụng và hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học.
Tổ chức chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học theo nhóm, đổi mới phương pháp dạy học các môn học: Tổ chức nghe hoặc báo cáo chuyên đề của từng giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học theo nhóm, đổi mới phương pháp dạy Toán, đổi mới phương pháp dạy tiếng Việt, phương pháp dạy học tích hợp các nội dung khoa học tự nhiên, xã hội, phương pháp dạy học Đạo đức.
Tổ chức chuyên đề bồi dưỡng hội đồng tự quản của học sinh, các nhóm trưởng của Hội đồng tự quản trong các giờ học, các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng tự quản của học sinh.
Trao đổi về cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học trong và ngoài trường: các hoạt động trải nghiệm trong giờ học chính khóa, các hoạt động trải nghiệm trong giờ ngoại khóa.
Tập trung nâng cao tác dụng, hiệu quả của các chuyên đề dạy học nhằm phát huy tính tích cực trong lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng của học sinh, định kỳ tổ chức rút kinh nghiệm về các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học.
Chỉ đạo tổ chuyên mơn khuyến khích giáo viên học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp trong hoạt động chun mơn, tạo dựng văn hóa học hỏi, văn hóa chia sẻ trong tổ chun mơn và trong nhà trường.
Tổ chức thảo luận tháo gỡ những khó khăn trong thực hiện dạy học, giáo dục học sinh, quản lý Hội đồng tự quản của học sinh theo mơ hình trường học VNEN.
iii. Điều kiện thực hiện biện pháp
Nhà trường có văn bản quy định về nội dung và hình thức, thời gian sinh hoạt chuyên môn của các tổ chuyên môn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 73 Trưởng bộ môn là người năm vững đặc điểm, bản chất của mơ hình trường học mới VNEN và cách thức tổ chức sư phạm của mơ hình trường học VNEN.
Giáo viên phải tự giác tham gia sinh hoạt chun mơn và chủ động tích cực tham gia các chuyên đề và báo cáo chuyên đề trước bộ môn.
3.2.5. Tăng cường công tác tổ chức quản lý lớp học theo mơ hình trường học mới VNEN
i. Mục tiêu của biện pháp
Nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động tự quản của học sinh, biến quá trình dạy học thành quá trình tự học và quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục, phát huy vai trò của tập thể học sinh và cá nhân học sinh trong quá trình học tập, rèn luyện, quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện.
ii. Nội dung và cách thực hiện
Bố trí mỗi lớp học một phịn học độc lập với đầy đủ các trang thiết bị cần thiết phục vụ dạy học và hoạt động của học sinh, bàn ghế được sắp xếp theo mơ hình trường học VNEN.
Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn học sinh trang trí lớp học theo mơ hình lớp học VNEN.
Chỉ đạo giáo viên phát huy tối đa các công cụ học tập trong lớp học để trợ giúp học sinh học tập hiệu quả:
Các góc học tập. Thư viện lớp học
Mở nhiều hộp thư để học sinh chia sẻ: Thư bạn bè; hộp thư “ Cam kết”, hộp thưc “ Điều em muốn nói”,
Mơ tả sơ đồ cộng đồng. Lập sổ theo dõi chuyên cần, Xây dựng nội quy lớp học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 74 Tổ chức thực hiện 10 bước học tập của học sinh.
Chỉ đạo giáo viên phân nhóm học sinh và rèn luỵện nề nếp học tập cho học sinh, bồi dưỡng kĩ năng điều hành Hội đồng tự quản cho cán bộ lớp và các nhóm trưởng ngay từ đầu năm học. Phát huy vai trò của từng thành viên học sinh trong Hội đồng tự quản qua các giờ học chính khóa và hoạt động ngoại khóa. Thực hiện ln phiên các vị trí trong Hội đồng tự quản của học sinh để phát triển năng lực quản lý, lãnh đạo cho học sinh.
Bồi dưỡng cho học sinh kĩ năng tự chủ trong hoạt động, kĩ năng giao tiếp, chia sẻ, trao đổi thông tin, kĩ năng tự học và kĩ năng tương tác trong mơi trường nhóm lớp, kĩ năng làm việc đồng đội, kĩ năng thương thuyết, kĩ năng nói lời yêu cầu đề nghị, kĩ năng quản lý nhóm vv…
Chỉ đạo giáo viên xây dựng và thực hiện các biện pháp trợ giúp học sinh học yếu, học sinh hạn chế về kĩ năng hịa nhập trong mơi trường lớp học để tạo ra mơi trường học tập tích cực giữa các học sinh trong lớp.
iii. Điều kiện thực hiện biện pháp
Nhà trường phải ban hành quy chế hoạt động và nội quy lớp học
Giáo viên chủ nhiệm phải hiểu và nắm vững Hội đồng tự quản của học sinh và có kĩ năng hướng dẫn, tư vấn Hội đồng tự quản của học sinh.
Có nguồn cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu của lớp học VNEN.