Nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu huy động nguồn lực xây dựng mô hình trường học mới vnen ở cấp tiểu học trên địa bàn huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc (Trang 72 - 75)

1.5.2 .Tập trung dân chủ

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Đảm bảo tính mục đích

Mục đích ở đây chính là huy động các nguồn lực để phục vụ cho việc xây dựng mơ hình trường học mới ở cấp tiểu học. Do vậy các biện pháp đề xuất phải tập trung hướng đến mục đích này, tránh tình trạng mục đích một đường, biện pháp một nẻo.

Để đảm bảo tính mục đích địi hỏi trong nguyên tắc đề xuất biện pháp phải căn cứ trên các quy định, văn bản hiện hành có liên quan đến mục tiêu nghiên cứu; phải dựa trên quan điểm, thế giới quan Mác - LêNin, đồng thời đảm bảo tính chính trị - xã hội trong các biện pháp đề xuất.

3.1.2. Đảm bảo tính hiệu quả

Biện pháp đề xuất thực hiện mục tiêu phải có tính khả thi, đảm bảo tính hiệu quả khi thực hiện, khơng nên đề xuất các biện pháp không khả thi, mang tính hình thức khơng thể triển khai trong thực tế, hoặc có thực hiện thì cũng không mang lại hiệu quả như mong muốn.

Đảm bảo tính hiệu quả được thể hiện dựa trên kết quả đạt được mà khi thực hiện biện pháp đó mang lại so với chi phí, đầu tư về vật chất và phi vật chất phải bỏ ra để thực hiện biện pháp đó.

3.1.3. Đảm bảo tính đồng bộ

Các biện pháp huy động nguồn lực xây dựng mơ hình trường học mới cần phải đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất. Đồng bộ phải đảm bảo bao gồm cả trên nội dung, hình thức, cách thức thực hiện và mục đích đạt được khi đề ra các biện pháp nhằm hướng đến mục tiêu chung.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 62

3.1.4. Đảm bảo tính tập trung dân chủ

Tập trung dân chủ là hai mặt của một thể thống nhất, là nguyên tắc quan trọng nhất trong mọi hoạt động. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp huy động nguồn lực phải đảm bảo tính tập trung dân chủ để một mặt đảm bảo vai trò lãnh đạo của người đứng đầu, đồng thời mặt khác phát huy vai trò sáng tạo, trách nhiệm của từng cá nhân trong tập thể. Hiệu trưởng là người quyết định trong việc đề ra các biện pháp huy động nguồn lực song phải thông qua các thành viên trong nhà trường, đồng thời phải tiếp thu, ghi nhận các ý kiến, biện pháp đề xuất của các thành viên từ đó lựa chọn để tìm ra những biện pháp tối ưu.

3.1.5. Đảm bảo tính xã hội hóa giáo dục

Trong q trình huy động nguồn lực để xây dựng mơ hình trường học mới phải gắn chặt với chủ trương xã hội hóa giáo dục từ đó phát huy tối đa vai trò của mọi lực lượng xã hội vào quá trình thực hiện mục tiêu. Do vậy việc đề ra các biện pháp huy động nguồn lực phải đảm bảo tính xã hội hóa giáo dục.

Có sáu nhóm đối tượng có thể huy động tham gia xã hội hóa giáo dục gồm: Lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp (lực lượng quan trọng quyết định sự đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường và cũng là lực lượng tạo cơ chế và tạo điều kiện cho việc xã hội hóa giáo dục triển khai thuận lợi); Gia đình, cha mẹ học sinh, ban đại diện cha mẹ học sinh (lực lượng có nhu cầu, nguyện vọng, lợi ích trực tiếp cùng chia sẻ với nhà trường và cũng là lực lượng quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đối với học sinh); Các cơ quan, ban ngành (nhất là các ngành có chức năng, có trách nhiệm đối với nhà trường như y tế, công an, bảo vệ, Ủy ban Bảo vệ chăm sóc trẻ em, các tổ chức đồn thể như Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Khuyến học, các tổ chức tôn giáo, tổ chức từ thiện,…); Các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ tạo khả năng liên kết trong việc huy động các nguồn lực vật chất; Bản thân ngành giáo dục đào tạo cũng là một đối tượng để xã hội hóa giáo dục; Các tổ chức quốc tế, các cá nhân, đặc biệt là cá nhân có uy tín,...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 63 Trong q trình huy động các nhóm đối tượng thực hiện hiệu quả cơng tác xã hội hóa giáo dục cần thực hiện tốt chín ngun tắc huy động cộng đồng tham gia xây dựng giáo dục gồm:

Lợi ích: Mỗi hoạt động hợp tác, phối hợp đều phải xuất phát từ nhu cầu

và lợi ích của cả hai phía: nhà trường và cộng đồng, mỗi bên tham gia đều cần tìm thấy lợi ích chung của cá nhân, tập thể cũng như của cả dân tộc.

Chức năng nhiệm vụ: Nhà trường cũng như các lực lượng xã hội, các tổ

chức,... đều có những chức năng và trách nhiệm riêng. Để khai thác, phát huy, khuyến khích họ tham gia vào một hoạt động nào đó thì phải phát hiện và nhằm đúng chức năng, rách nhiệm của đối tác. Thí dụ: Đối với cấp ủy và chính quyền địa phương thì nội dung huy động phải là chủ trương, văn bản chỉ đạo, hoặc đất xây dựng,...

Dân chủ: tạo mơi trường cơng khai, bình đẳng để cộng đồng hiểu đúng

về giáo dục và nhà trường hơn, đồng thời góp phần thực hiện nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” các hoạt động xã hội hóa giáo dục để mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội phát triển toàn diện và mang lại hiệu quả thiết thực.

Luật pháp: xã hội hóa giáo dục phải tuân thủ pháp luật Nhà nước, có

nghĩa là cần dựa trên cơ sở pháp lý. Ngược lại, các cơ quan đoàn thể, các tổ chức xã hội,... cũng cần có những cơ sở pháp lý để triển khai cũng như để tham gia huy động nguồn lực cho giáo dục.

Phù hợp và thích ứng: Cán bộ quản lý giáo dục phải biết lựa chọn thời gian thích hợp nhất để đưa ra một chủ trương xã hội hóa giáo dục. Tuy nhiên, để thực hiện nguyên tắc này là phải xây dựng cho được kế hoạch cụ thể và kế hoạch mang tính định hướng.

Truyền thống, tình cảm: là sự khơi dậy và phát huy truyền thống hiếu

học, tôn trọng đạo lý, đề cao sự học, đề cao giá trị của học vấn... của mỗi gia tộc, dòng họ; niềm tin của cá nhân vào sự nghiệp phát triển chung của giáo dục,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 64 của từng nhà trường để có thể huy động nhiều nguồn lực khác nhau chăm lo cho sự nghiệp giáo dục đào tạo.

Kết hợp ngành - lãnh thổ: cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa địa

phương và ngành giáo dục, “nhà trường gắn liền với xã hội”.

Giao tiếp: Có hai con đường giao tiếp đó là con đường chính thức (các văn bản, công văn, đề nghị...) và con đường khơng chính thức (thơng qua ngun tắc truyền thống và tình cảm).

Kế hoạch hóa: kế hoạch hóa là một trong bốn chức năng quản lý và là một chức năng mang tính chủ đạo trong quá trình quản lý của người Hiệu trưởng. Kế hoạch xã hội hóa giáo dục được xây dựng trên một số yếu tố sau: Mục tiêu của việc huy động xã hội; xác định đối tượng huy động; Kết quả dự kiến đối với từng đối tượng; thời gian thích hợp nhất; Nguyên tắc ưu tiên để sử dụng trong quá trình triển khai thực hiện huy động cộng đồng; Sự phân công một số thành viên trong chủ thể huy động; Chi tiết hóa kế hoạch và hệ thống giải pháp cụ thể.

3.1.6. Đảm bảo tính pháp lý trong huy động nguồn lực

Huy động nguồn lực phát triển giáo dục thực hiện theo đúng hệ thống văn bản pháp quy của nhà nước: Luật giáo dục, nghị định của Chính phủ, các thơng tư hướng dẫn của Bộ, Sở, Phòng. Hệ thống văn bản đó phải được quán triệt trong suốt quá trình huy động nguồn lực, từ khâu lập kế hoạch đến khâu tổ chức thực hiện và khâu kiểm tra, đánh giá việc thực hiện huy động nguồn lực phát triển nhà trường.

Một phần của tài liệu huy động nguồn lực xây dựng mô hình trường học mới vnen ở cấp tiểu học trên địa bàn huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc (Trang 72 - 75)