Hiệu quả của phân hữu cơ trong cải thiện năng suất trái

Một phần của tài liệu Hiệu quả của phân hữu cơ trong cải thiện chất lượng đất, năng suất và phẩm chất trái trên vườn măng cụt và chôm chôm tại huyện chợ lách, tỉnh bến tre (Trang 116 - 118)

CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

B. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRÊN VƢỜN CHÔM CHÔM

4.7 Hiệu quả của phân hữu cơ trong cải thiện phì nhiêu đất và năng suất trái

4.7.4 Hiệu quả của phân hữu cơ trong cải thiện năng suất trái

Trong vụ thu hoạch vào năm thứ tƣ, sau bón phân hữu cơ, kết quả trình bày ở Hình 4.40 cho thấy năng suất đạt cao là nghiệm thức bón phân vơ cơ cân đối kết hợp bón phân biogas và nghiệm thức bón phân bã bùn mía, khác biệt có ý nghĩa với các nghiệm thức khác. Năng suất trái tăng đƣợc 33 - 59% so với nghiệm thức đối chứng. Đến vụ thu họach thứ 5, phân hầm ủ biogas thể hiện hiệu quả cao nhất, tăng năng suất trái đến 136,5%. Trong vụ thu họach đầu tiên, trong năm 2007, năng suất trái chƣa đƣợc cải thiện (Vo Thi Guong và ctv., 2009). Nhƣ vậy, với việc bón phân hữu cơ dài hạn hơn, năng suất trái chôm chơm đƣợc cải thiện có ý nghĩa. Hiệu quả cao nhất là phân hầm ủ biogas, kế đến là phân bả bùn mía. Sự cải thiện năng suất trái đƣợc góp phần từ yếu tố cải thiện độ phì nhiêu hóa lý sinh học đất (đƣợc trình bày trong phần trƣớc). Tariq Aziz1 et al. (2010), cho thấy khi phân bón hữu cơ giúp cải thiện đặc tính lý, hóa, sinh học đất và dinh dƣỡng cho cây trồng. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu trƣớc đây là cần có thời gian dài để đánh giá hiệu quả cải thiện chất lƣợng đất và năng suất cây trồng của phân hữu cơ (Revees và ctv., 1997; Anne và ctv., 2006).

100

Hình 4.40: Ảnh hƣởng của phân hữu cơ đến năng suất năm 2010

CV (%) = 4,20

Ghi chú:

Nghiệm thức 1: Bón theo nơng dân (2,2 kg N +1,5 kg P2O5 + 0,3 kg K2O.cây-1); Nghiệm thức 2: Bón 18kg Phân bã bùn mía + (1,5 kg N + 1,0 kg P2O5 + 1,7 K2O.cây-1); Nghiệm thức 3: Bón 18kg Phân ủ Biogas + (1,5 kg N + 1,0 kg P2O5 + 1,7 kg K2O.cây-1); Nghiệm thức 4: Bón 18kg Phân trùn quế + (1,5 kg N + 1,0 kg P2O5 + 1,7 kg K2O.cây-1); Nghiệm thức 5: Bón 18kg Phân cỏ cúc dại + (1,5 kg N + 1,0 kg P2O5 + 1,7 kg K2O.cây-1).

Nhƣ vậy, sau 5 năm bón phân phân hữu cơ, kết hợp vô cơ cân đối năng suất trái đƣợc cải thiện rất có ý nghĩa. Bên cạnh cải thiện năng suất trái, phân hữu cơ giúp duy trì chất lƣợng đất, giảm ơ nhiễm mơi trƣờng do sử dụng nhiều phân hóa học và do tận dụng đƣợc phế thải trong nông nghiệp, giúp sản xuất nông nghiệp bền vững (Lal, 1993; Lind et al. 2003; Dƣơng Minh Viễn và ctv. 2011; Steven, 2011; Pham Van Quang, 2013).

.

Hình 4.41: Ảnh hƣởng của phân hữu cơ đến năng suất năm 2011.

CV (%) = 2,70

Ghi chú:

101

Nghiệm thức 2: Bón 18kg Phân bã bùn mía + (1,5 kg N + 1,0 kg P2O5 + 1,7 K2O.cây-1); Nghiệm thức 3: Bón 18kg Phân ủ Biogas + (1,5 kg N + 1,0 kg P2O5 + 1,7 kg K2O.cây-1); Nghiệm thức 4: Bón 18kg Phân trùn quế + (1,5 kg N + 1,0 kg P2O5 + 1,7 kg K2O.cây-1); Nghiệm thức 5: Bón 18kg Phân cỏ cúc dại + (1,5 kg N + 1,0 kg P2O5 + 1,7 kg K2O.cây-1).

Một phần của tài liệu Hiệu quả của phân hữu cơ trong cải thiện chất lượng đất, năng suất và phẩm chất trái trên vườn măng cụt và chôm chôm tại huyện chợ lách, tỉnh bến tre (Trang 116 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)