Hiệu quả kinh tế

Một phần của tài liệu Hiệu quả của phân hữu cơ trong cải thiện chất lượng đất, năng suất và phẩm chất trái trên vườn măng cụt và chôm chôm tại huyện chợ lách, tỉnh bến tre (Trang 95 - 97)

CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

A. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRÊN VƢỜN MĂNG CỤT

4.4 Hiệu quả của phân hữu cơ và che bạt trong cải thiện năng suất và tỷ lệ chảy nhựa trái

4.4.3 Hiệu quả kinh tế

Trong thực tế, khi thƣơng lái thu mua trái măng cụt, trái bị chảy nhựa bị loại bỏ. Vì vậy, hiệu quả kinh tế đƣợc tính tốn qua tổng các khoản chi phí đầu tƣ cho sản xuất. Trong đó, chi phí lao động trong bón phân hữu cơ và chi phí lao động trong che phủ bạt đƣợc tính bao gồm trong chi phí đầu tƣ. Tổng thu thực tế phải trừ đi tỉ lệ chảy nhựa trái. Lợi nhuận thu đƣợc dựa trên cơ sở năng suất và giá bán trong thời điểm thí nghiệm. Kết quả phân tích hiệu quả kinh tế cho thấy lợi nhuận đạt đƣợc thấp nhất ở nghiệm thức bón phân theo nơng dân, không che bạt do tỉ lệ chảy nhựa trái cao, năng suất thấp đã gây thiệt hại rất lớn cho thu nhập của nông dân. Lợi nhuận đạt cao nhất ở nghiệm thức có sử dụng phân hữu cơ, vô cơ cân đối và che bạt (Bảng 4.7). Kết quả cho thấy, bón cân đối phân vơ cơ, bón phân hữu cơ và che bạt đã giúp gia tăng năng suất trái, giảm tỉ lệ chảy nhựa trái, tăng thu nhập cho nông dân. Cây măng cụt là cây lâu năm, năng suất mỗi năm có thể tăng nếu quản lý dinh dƣỡng và quản lý nƣớc tốt. Hằng năm bón cân đối vơ cơ, bón phân hữu cơ với lƣợng 3,6 tấn/ha và che bạt khi bắt đầu mƣa để cải thiện chất lƣợng đất, tăng năng suất và giảm đƣợc tỉ lệ chảy nhựa trái, tăng hiệu quả kinh tế.

Phân tích hiệu quả kinh tế nếu đầu tƣ theo nông dân 1 ha thu đƣợc 2,186 triệu và theo nghiệm thức bón vơ cơ cân đối có bổ sung hữu cơ và che bạt 55,071 triệu đồng/ha/năm, (tăng 25,2 lần) và ở nghiệm thức thứ 2 bón vơ cơ cân đối, khơng có che bạt, lợi nhuận giảm xuống chỉ còn 26,657 so với 55,071 triệu đồng/ha/năm, (tăng 2,06 lần) và cùng nghiệm thức bón theo nơng dân có che bạt và không che bạt 16,275/2,186 (tăng 7,45 lần). Do đó, bón phân vơ cơ cân đối có bổ sung phân hữu cơ và che bạt khi bắt đầu mƣa sẽ mang lại cho ngƣời nông dân nguồn lợi nhuận rất cao.

79

Bảng 4.7: Hiệu quả kinh tế của các nghiệm thức bón phân trên cây măng cụt trừ đi tỉ lệ chảy nhựa trái (đvt: 1.000 đồng).

Nội dung NT 1 NT 2 NT 3 NT 4 NT 5

Tổng chi (ha/năm) 9,100 36,040 33,640 14,100 41,040

Năng suất (kg/ha) 1.750 5.500 4.500 2.250 6.750

Tỷ lệ chảy nhựa (%) 64,17 36,67 42,22 25 19,25

Giá bán 18 18 18 18 18

Tổng thu (ha/năm) 31,500 99,000 81,000 40,500 121,500

Tổng thu (ha/năm) trừ tỷ lệ

chảy nhựa 11,286 62,697 46,802 30,375 98,111

Lợi nhuận (ha/năm) 2,186 26,657 13,162 16,275 57,071

Ghi chú: Số cây 250 cây/ha. Năng suất trái được tính trên cơ sở trọng lượng trái/cây x số cây/ha

NT1: Bón theo nơng dân 0.4kgN + 0.22kg P2O5 + 0.02kg K2O/cây mưa tự nhiên.

NT2: Bón 14,4kg Phân ủ biogas + 1,5kgN + 1kg P2O5 + 2,2kg K2O/cây và mưa tự nhiên; NT3: Chỉ bón 28,8kg Phân ủ biogas và mưa tự nhiên.

NT4: Bón theo nơng dân 0.4kgN + 0.22kg P2O5 + 0.02kg K2O/cây và có che bạt. NT5: Bón 14,4kg Phân ủ biogas + 1,5kgN + 1kg P2O5 + 2,2kg K2O/cây và có che bạt.

Urê (11.000 đồng/kg); Super lân (3.000 đồng/kg); KCl(12.000 đồng/kg); Phân HC (2.000 đồng/kg); Vôi (2.000 đồng/kg); Công lao động (120.000 đồng.ngày-1); Tổng thu = (năng suất thực - năng suất nhựa) x giá; Tổng chi (phân vô cơ, hữu cơ, vôi, bạt che và công lao động); Lợi nhuận = tổng thu – tổng chi.

80

Một phần của tài liệu Hiệu quả của phân hữu cơ trong cải thiện chất lượng đất, năng suất và phẩm chất trái trên vườn măng cụt và chôm chôm tại huyện chợ lách, tỉnh bến tre (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)