Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Hiệu quả của phân hữu cơ trong cải thiện chất lượng đất, năng suất và phẩm chất trái trên vườn măng cụt và chôm chôm tại huyện chợ lách, tỉnh bến tre (Trang 34 - 35)

CHƢƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.6 Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu

2.6.1 Vị trí địa lý

Theo niên giám thống kê năm 2012 của Chi cục Thống kê huyện thì Chợ Lách là huyện nằm ở thƣợng nguồn của Cù lao Minh, tỉnh Bến Tre, là một vùng đất phù sa mới, nằm giữa hai sông lớn sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên. Hình thể dài và hẹp, tổng chiều dài là 22,5 km, nơi rộng nhất là 15,5 km. Chợ Lách nằm vào vị trí 9052’50’’ - 1003’47’’ bắc vĩ độ và 10602’00’’ - 106017’10’’ đông kinh độ. Bắc giáp sông Hàm Luông, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang; Nam giáp sông Cổ Chiên; Đông giáp huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre; Tây giáp huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.

2.6.2 Điều kiện tự nhiên

Theo niên giám thống kê năm 2012 của Chi cục Thống kê huyện thì Nhiệt độ trung bình hằng năm là 27,10oC, cao nhất là 35oC và thấp nhất là 23oC. Lƣợng mƣa bình quân hằng năm là 1.499,8 mm, phân bổ từ tháng Năm đến tháng Mƣời là mùa mƣa, tháng Mƣời Một đến tháng Tƣ là mùa nắng. Số giờ nắng bình quân cả năm là 2.172,3 giờ, tháng có giờ nắng nhiều nhất là tháng Ba (285,2 giờ), tháng có giờ nắng ít nhất là tháng Mƣời (111,6 giờ). Tổng diện tích tự nhiên của huyện Chợ Lách là 17.242 ha, đất nông nghiệp chiếm 12.430 ha, phần lớn là trồng cây ăn trái (10.796 ha, chiếm 86,85%), trong đó diện tích trồng cây măng cụt là 1.242 ha, cây chơm chôm là 1.744 ha. Dân số trong huyện là 132.349 nhân khẩu với 31.180 hộ, có 23.806 hộ bằng nghề trồng trọt, chiếm tỷ lệ là 76,35%.

Chợ Lách là huyện có tài ngun đất đai nơng nghiệp khá phong phú, với đại đa số là đất phù sa, có sơng ngịi chằng chịt, nƣớc ngọt gần nhƣ quanh năm. Trong những năm hạn hán kéo dài, một số diện tích đất giáp với huyện Mỏ Cày Bắc có thể bị nhiễm mặn nhẹ (với nồng độ khoảng 0,3%o), tuy nhiên hầu hết điện tích trồng chơm chơm và sầu riêng đều không bị nhiễm mặn.

Cơ cấu kinh tế của Chợ Lách cịn nặng về nơng nghiệp mà hiện đang phát triển chậm và thiếu ổn định. Bên cạnh đó, sức ép đối với đất đai của huyện trong giai đoạn tới là rất lớn và phần nhiều sẽ lấy từ nhóm đất nơng nghiệp. Do vậy, cần phải sử dụng đất đai một cách có hiệu quả và gắn liền với mơi trƣờng sinh thái bền vững.

2.6.3 Hiện trạng canh tác cây ăn trái tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre

Thời gian gần đây, năng suất và chất lƣợng các vƣờn cây ăn trái ở huyện Chợ Lách khơng ổn định và có chiều hƣớng giảm. Điều nầy, đã ảnh hƣởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm và diện tích vƣờn cây bị suy yếu phải

18

trồng mới lại tƣơng đối lớn. Hội thảo giữa các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật và những ngƣời trồng cây ăn trái đƣợc tổ chức, nhằm tìm ra giải pháp khắc phục tình trạng năng suất và phẩm chất kém nhƣ trên. Hội thảo đã đƣa ra rất nhiều nguyên nhân, trong đó đề cập nhiều về thời tiết, giống trồng, sử dụng phân bón khơng hợp lý ... nhƣng yếu tố nào là chính, hƣớng giải quyết ra sao thì chƣa có đề xuất trên cơ sở khoa học.

Giả thuyết đƣợc đặt ra có nhiều nguyên nhân đƣa đến cây bị suy yếu nhƣ: xử lý ra hoa trái vụ bằng hóa chất, bệnh hại tấn cơng, bón phân khơng cân đối, hiệu quả sử dụng phân thấp. Trong khi đó, vƣờn cây ăn trái ở huyện Chợ Lách đều có tuổi liếp khá lâu (khoảng 70%) mà ngƣời nơng dân có tập qn chỉ sử dụng phân vô cơ nên các yếu tố về đất liếp có thể góp phần đƣa đến năng suất và phẩm chất kém. Ngoài ra, phế phẩm thực vật, phân hữu cơ ủ hoai bón vào đất giúp cải thiện sự bạc màu đất và giúp cải thiện năng suất cây trồng (Võ Thị Gƣơng và ctv. 2010b; Steven, 2011; Dƣơng Minh Viễn và ctv. 2011; Ngô Thị Hồng Liên và Võ Thị Gƣơng, 2007). Kết quả thí nghiệm qua một vụ canh tác và sử dụng phân bón hữu cơ có khuynh hƣớng giúp cải thiện một số đặc tính hóa học và sinh học đất. (Vo Thi Guong et al. 2009), chƣa đƣợc ngƣời dân quan tâm. Biện pháp cải thiện bạc màu đất ở cần có thời gian lâu dài (Dexter and Zoebisch, 2005; Pham Van Quang and Vo Thi Guong, 2011; Phạm Văn Quang, 2013), đồng thời thay đổi tập quán sử dụng phân bón của nơng dân nhƣ sử dụng phân phân N, P vô cơ cao trong khi phân K, vôi và hữu cơ cần đƣợc quan tâm.

Vì thế, đề tài sự bạc màu đất vƣờn trồng măng cụt, chôm chôm tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre và giải pháp khắc phục đƣợc thực hiện nhằm góp phần xác định các yếu tố giới hạn năng suất, phẩm chất cây măng cụt và cây chôm chôm.

Một phần của tài liệu Hiệu quả của phân hữu cơ trong cải thiện chất lượng đất, năng suất và phẩm chất trái trên vườn măng cụt và chôm chôm tại huyện chợ lách, tỉnh bến tre (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)