Kali trao đổi

Một phần của tài liệu Hiệu quả của phân hữu cơ trong cải thiện chất lượng đất, năng suất và phẩm chất trái trên vườn măng cụt và chôm chôm tại huyện chợ lách, tỉnh bến tre (Trang 82 - 83)

CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

A. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRÊN VƢỜN MĂNG CỤT

4.3 Hiệu quả của phân hữu cơ trong cải thiện độ phì đất và năng suất trái

4.3.5 Kali trao đổi

Sau ba vụ bón phân hữu cơ kết hợp lƣợng vơ cơ cân đối, lƣợng phân K đƣợc bón vào đất vƣờn khá cao so với lƣợng bón của nơng dân. Kết quả phân tích đất đƣợc trình bày ở Hình 4.8 cho thấy hàm lƣợng kali trao đổi trong đất gia tăng có ý nghĩa ở các nghiệm thức bón phân hữu cơ nhƣ phân trùn quế, phân hầm ủ biogas và bã bùn mía (0,99 cmol/kg) và bón vơ cơ cân đối (0,72 cmol/kg) cỏ cúc (0,88 cmol/kg) đều giúp tăng K trao đổi trong đất so với nghiệm thức đối chứng theo nông dân (0,41 cmol/kg). Hàm lƣợng K trao đổi trong đất tăng ở các nghiệm thức bón cân đối và bổ sung phân hữu cơ là do lƣợng K bón vào cao hơn nhiều so với nghiệm thức đối chứng của nông dân (2,2 / 0,02 kg K2O). Đồng thời, hàm lƣợng dinh dƣỡng K2O của các loại phân nhƣ trùn quế (có 0,81%), phân ủ biogas (có 0,36%), bã bùn mía (có 0,34%) và phân cỏ cúc (có 0,11%) đóng góp cho các nghiệm thức có bổ sung phân hữu cơ khác biệt với nghiệm thức bón vơ cơ cân đối. Theo thang đánh giá Kali (cmol.kg-1) theo Kyuma (1976), thì hàm lƣợng K ở nghiệm thức đối chứng là trung bình và các nghiệm thức cịn lại có hàm lƣợng K ở dạng khá. Nhƣ vậy, đất vƣờn trồng cây ăn trái có tuổi liếp lâu năm cần thiết phải bón lƣợng K cao hơn lƣợng K nông dân nhằm đáp ứng đầy đủ K cho vƣờn cây ăn trái, nhất là K cung cấp từ phân hữu cơ.

Hình 4.8: Ảnh hƣởng của phân hữu cơ đến hàm lƣợng kali trong đất.

CV (%) = 14,63

Ghi chú:

Nghiệm thức 1: Bón theo nơng dân (1,8 kg N + 2.0 kg P2O5 + 0,02 kg K2O/cây) đối chứng; Nghiệm thức 2: Bón cân đối theo khuyến cáo 1,6 kg N + 1,5 kg P2O5 + 2,2 kg K2O/cây; Nghiệm thức 3: Bón 22,5kg Phân cỏ cúc dại + (1,6 kg N + 1,5 kg P2O5 + 2,2 kg K2O/cây); Nghiệm thức 4: Bón 22,5kg Phân trùn quế + (1,6kg N + 1,5 kg P2O5 +2,2kg K2O/cây); Nghiệm thức 5: Bón 22,5kg Phân bã bùn mía + (1,6 kg N + 1,5 kg P2O5 + 2,2 kg K2O/cây); Nghiệm thức 6: Bón 22,5kg Phân heo ủ biogas + (1,6 kg N + 1,5 kg P2O5 + 2,2 kg K2O/cây).

66

Một phần của tài liệu Hiệu quả của phân hữu cơ trong cải thiện chất lượng đất, năng suất và phẩm chất trái trên vườn măng cụt và chôm chôm tại huyện chợ lách, tỉnh bến tre (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)