SỰ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀ

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín- cn huế (Trang 41 - 46)

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ

1.4. SỰ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀ

TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM

1.4.1. Khái quát về tình hình phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở một số nướctrong khu vực và trên thế giới trong khu vực và trên thế giới

a. Tại Mỹ

Website của các ngân hàng xuất hiện lần đầu tiên trên mạng Internet vào khoảng giữa năm 1990. Hệ thống Internet Banking lần đầu tiên xuất hiện tại Mỹ. Chính ý tưởng sử dụng lợi thế của Internet trong cuộc cạnh tranh trên thị trường tài chính đã dẫn đến sự ra đời của các ngân hàng cung cấp dịch vụ hoàn toàn trên mạng.

Tại Mỹ, hầu hết các chủ ngân hàng đều nhận thức rõ tầm quan trọng của ngân hàng điện tử, chỉ tính trong năm 2000, lượng tiền đầu tư nhằm xây dựng hệ thống ngân hàng điện tử đã là 500 triệu USD. Những ngân hàng lớn tham gia kinh doanh trực tuyến ngày càng nhiều, số ngân hàng có tài sản dưới 100 triệu USD có cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử chỉ chiếm khoảng 5%, trong khi đó số ngân hàng có tài sản lớn hơn 10 tỷ USD có dịch vụ ngân hàng điện tử chiếm tới 84%.

+ Dịch vụ Mobile Banking: Theo số liệu mới nhất do Cục dự trữ Liên Bang Mỹ cung cấp trong giai đoạn 2011-2013 thì hiện nay có 48% tổng số người sử dụng điện thoại thơng minh có sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử so với 42% trong năm 2011. Trong đó dịch vụ xem số dư tài khoản và kiểm tra những giao dịch gần nhất là dịch vụ được sử dụng rộng rãi nhất khi khách hàng sử dụng dịch vụ Mobile Banking. Dịch vụ chuyển tiền là dịch vụ được sử dụng phổ biến thứ hai đối với những khách hàng sử dụng dịch vụ Mobile Banking tại Mỹ. Có 15% tổng số người sử dụng điện thoại di động thực hiện việc thanh toán điện tử qua thiết bị di động của mình, trong đó thanh tốn các hóa đơn online là dịch vụ thanh toán được sử dụng phổ biến nhất. Đồng thời cũng có 6% những người sử dụng điện thoại thông minh đã sử dụng điện thoại di động của họ trong dịch vụ qua máy chấp nhận thanh toán thẻ, tăng 1% so với năm 2011.

+ Dịch vụ Internet Banking: Theo nghiên cứu mới nhất của trung tâm nghiên cứu Pew Research Center, hiện nay số người sử dụng Internet có sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử tại Mỹ đã gia tăng khá đáng kể, từ 18% năm 2000 đến 61% năm 2013

Bảng 1.2. Tỷ lệ số người sử dụng Internet tại Mỹ có sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử giai đoạn 2000 - 2013

Năm 2000 2002 2004 2007 2008 2009 2010 2011 2013

Tỷ lệ 18% 32% 44% 53% 55% 57% 58% 61% 61%

(Nguồn: Pew Research Center, tháng 8/2013 trên tạp chí The Financial Brand)

b. Tại Singapore

Singapore là một trong những nước phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử từ rất sớm và là một trong những nước áp dụng thanh toán điện tử đầu tiên trên thế giới. Hệ thống giao dịch điện tử an tồn mang tính quốc tế thành lập tháng 4/1997 đã được đưa vào sử dụng toàn diện cuối năm 1998. Singapore đã đưa lên internet 30 chương trình phần mềm ứng dụng chuyên phục vụ TMĐT. Có tới hơn 10.000 điểm bán hàng trên hịn đảo này được thiết lập thiết bị thanh toán thẻ ghi nợ. Tháng 12/2006, nước này đã chính thức khai trương việc ứng dụng toàn diện các loại thẻ: thẻ ghi nợ, thẻ tiền mặt internet, thẻ thông minh, thẻ mua hàng điện tử, túi

tiền điện tử

c. Tại Trung Quốc

Ngân hàng điện tử tại Trung Quốc bắt đầu phát triển từ năm 2000 và có những bước đột phá vơ cùng vững mạnh. Ngân hàng thương mại và công nghiệp Trung Quốc (ICBC) - ngân hàng thương mại lớn nhất Trung Quốc - là nơi triển khai đầu tiên dịch vụ ngân hàng điện tử. Từ tháng 12/2003, ICBC đã nâng cấp hệ thống ngân hàng trực tuyến của mình lên gấp hai lần và đã thu được giá trị giao dịch lên đến 4 tỷ nhân dân tệ (482 triệu USD) mỗi ngày. ICBC cũng dẫn đầu trong việc cung cấp các dịch vụ thanh toán trực tuyến cước điện thoại cố định và di động tại thị trường nội địa. Song song với sự thành công của ICBC, hàng loạt các ngân hàng lớn khác tại Trung Quốc cũng áp dụng những chiêu thức quảng cáo tương tự như ICBC và giúp cho thị trường dịch vụ ngân hàng điện tử tại Trung quốc ngày càng phát triển. Quan điểm của lãnh đạo các ngân hàng Trung quốc là ưu tiên phát triển dịch vụ E-banking với những biện pháp cụ thể sau đây:

. Tuyển vào bộ phận E-banking những nhân viên tinh thông kỹ thuật nghiệp vụ, am hiểu rộng về tình hình tài chính, có các quan hệ kinh doanh, nhạy bén với sự biến đổi của tình hình, năng nổ, tháo vát, dám nghĩ dám làm nhưng thận trọng và quyết đoán...

. Tiến hành nhiều biện pháp khác nhau nhằm củng cố mức độ tin tưởng và bảo mật của ngân hàng, cụ thể:

+ Sử dụng biện pháp “lưu dấu vết” đối với các giao dịch E-banking.

+ Tất cả dữ liệu ngân hàng và các bản ghi chú đều được bảo mật, chỉ có những cá nhân, tổ chức hoặc hệ thống được cấp quyền sử dụng mới có thể truy cập.

d. Tại Malaysia

Tại Malaysia, ngân hàng điện tử bắt đầu vào năm 1981 với sự giới thiệu của hệ thống ATM. Sau đó là sự ra đời của ngân hàng qua điện thoại vào đầu những năm 1990 với những thiết bị viễn thông được nối với hệ thống tự động qua việc sử dụng cơng nghệ tự trả lời bằng tiếng. Sau đó là các dịch 18 vụ ngân hàng qua máy vi tính sử dụng các phần mềm thích hợp, phổ cập với các khách hàng cơng ty hơn là

khách hàng bán lẻ. Vào 1/6/2000, Malaysian Bank đã cho phép các ngân hàng thương mại đưa ra các dịch vụ ngân hàng trên Internet. Tại một trong những ngân hàng lớn nhất của Malaysia – ngân hàng Maybank - đã đưa ra dịch vụ ngân hàng Internet đầu tiên vào 15/6/2000. Ngân hàng này đã áp dụng cơng nghệ mã hố 128 bit nhằm bảo mật các giao dịch của mình. Trong bối cảnh hoạt động của thị trường tài chính ngày càng tinh vi hơn, các sản phẩm và dịch vụ đa dạng, phức tạp hơn, ngân hàng Malaysia đã khởi xướng Chương trình giáo dục người tiêu dùng trên toàn quốc để mọi tầng lớp trong xã hội có thể tiếp cận với nền tài chính hiện đại. Chẳng hạn như chương trình bankinginfo và insuranceinfo nhằm giáo dục cho học sinh cấp tiểu học và trung học; các chương trình quảng cáo đường phố với mục tiêu giáo dục tài chính cho mọi tầng lớp cơng chúng, kể cả người dân ở nông thôn

1.4.2. Bài học kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại một số nướctrên thế giới trên thế giới

Từ kinh nghiệm phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử ở một số ngân hàng trên thế giới, chúng ta có thể rút ra một số kinh nghiệm phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử cho các ngân hàng thương mại ở Việt Nam như sau:

+ Xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp, tạo điều kiện cho các dịch vụ ngân hàng phát triển. Quy định của pháp luật cần mang tính mở để các bên cung cấp, sử dụng dịch vụ ngân hàng có thể cập nhật các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động của mình.

+ Đầu tư cơ sở vật chất và cơng nghệ hiện đại đáp ứng nhu cầu phát triển. Các ngân hàng không ngừng nâng cao mức độ hiện đại hố cơng nghệ ngân hàng, ứng dụng công nghệ mới để tăng sức cạnh tranh, chú trọng đến vấn đề bảo mật và an ninh mạng. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật cần phải được nâng cấp để việc triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử trở nên khả thi hơn ở các vùng, miền xa.

+ Các ngân hàng cần tiến hành nhiều biện pháp nhằm thay đổi thói quen thói quen sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng. Do một thời gian dài quen với các dịch vụ truyền thống, các giao dịch truyền thống tại quầy, thêm nữa, mức

độ hiểu biết về các ứng dụng của công nghệ tin học trong các tầng lớp dân cư không phải ai cũng giống nhau nên phần đông khách hàng ở nông thôn và ở độ tuổi trung niên thường có tâm lý e dè khi tiếp xúc với các dịch vụ ngân hàng điện tử. Do vậy, các ngân hàng cần tìm cách quảng bá, tuyên truyền giới thiệu các dịch vụ ngân hàng điện tử đến khách hàng để họ hiểu về quy trình cũng như những tiện ích do các dịch vụ này mang lại, từ đó sẽ thay đổi nhận thức và sẽ tin dùng dịch vụ ngân hàng điện tử.

+ Xây dựng giao diện giao tiếp đơn giản, tiện ích và dễ sử dụng.

+ Xây dựng đội ngũ cán bộ am hiểu, có kiến thức sâu về dịch vụ ngân hàng điện tử.

+ Áp dụng song song hai hình thức: hình thức ngân hàng trực tuyến, chỉ tồn tại dựa trên Internet, cung cấp dịch vụ 100% thông qua mơi trường mạng và mơ hình kết hợp giữa hệ thống ngân hàng thương mại truyền thống và điện tử hóa các dịch vụ truyền thống, tức là phân phối những sản phẩm cũ, truyền thống trên kênh phân phối mới, từ đó nhằm tạo lợi thế cạnh tranh.

+ Các ngân hàng thương mại phải tổ chức, cơ cấu lại để có thể cung cấp hiệu quả hơn các dịch vụ ngân hàng điện tử. Thành lập bộ phận chăm sóc khách hàng trực tuyến để tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng mọi lúc, mọi nơi.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

kiện để phát triển cũng như các giai đoạn phát triển của NHĐT, đưa ra một bức tranh tổng quan về sự phát triển của NHĐT ở một số nước trên thế giới, tại các ngân hàng thương mại Việt Nam và từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Với những tiện ích, ưu điểm của các sản phẩm NHĐT cho thấy việc phát triển dịch vụ này tại các ngân hàng thương mại Việt Nam là xu hướng tất yếu, mang tính khách quan trong nền kinh tế hiện đại, thời đại hội nhập kinh tế quốc tế.

Tuy nhiên, để phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại này cũng cần có sự hiểu biết, chấp nhận của khách hàng, đồng thời vấn đề về pháp lý, cơ sở vật chất và cơng nghệ, con người cũng góp phần khơng kém trong việc triển khai thành cơng dịch vụ

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín- cn huế (Trang 41 - 46)