CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín- cn huế (Trang 39 - 41)

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ

Banking, Mobile Banking, Internet Banking, Call Center, Home Banking, Interactive TV và Kiosk Ngân hàng. Quy mô được xem xét ở đây bao gồm các chỉ tiêu về số lượng và chất lượng của dịch vụ

+ Sự phát triển của hệ thống ATM/POS bao gồm các chỉ tiêu như số lượng máy, tốc độ gia tăng lượng máy, tỷ trọng máy của ngân hàng này so với ngân hàng khác.

+ Chỉ số CSI đo lường về mức độ hài lòng của khách hàng khi thực hiện giao dịch với ngân hàng.

+ Mức độ an toàn, bảo mật và khả năng phòng chống rủi ro mà các ngân hàng mang lại cho khách hang

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤNGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ

1.3.1. Nhân tố bên ngồi

a. Mơi trường pháp lý

Môi trường pháp lý là nền tảng đầu tiên để xây dựng các dịch vụ ngân hàng điện tử. Cụ thể khi cung cấp các dịch vụ ngân hàng điện tử, các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngồi phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan về công nghệ thông tin, bao gồm Luật giao dịch điện tử; Nghị định 35/2007/NĐ-CP ngày 08/3/2007 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng, Nghị định 97/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ internet và thông tin điện tử; Quyết định 35/2006/QĐ-NHNN ngày 31 Tháng 7 năm 2006 của Thống đốc NHNN quy định các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử; Thông tư 01/2011/TT-NHNN ngày 21 tháng 2 năm 2011 của thống đốc NHNN về bảo đảm an toàn, bảo mật của hệ thống CNTT trong hoạt động ngân hàng; Thông tư 29/2011/TT-NHNN ngày 21 tháng 9 năm 2011 của thống đốc NHNN về sự bảo mật trong việc cung cấp dịch vụ ngân hàng và báo cáo cho ngân hàng Nhà nước (thơng qua Phịng CNTT , Cơ quan giám sát ngân hàng và ngân hàng Nhà nước Chi

nhánh ) và hàng loạt các thông tư khác hướng dẫn quy định chi tiết những khía cạnh cụ thể của giao dịch điện tử trong từng lĩnh vực ứng dụng đặc thù

b. Môi trường kinh tế - xã hội

Môi trường kinh tế - xã hội được hiểu ở đây bao gồm mức sống, sự hiểu biết và chấp nhận các dịch vụ ngân hàng điện tử của người dân

Mức sống là một nhân tố quan trọng để phát triển các dịch vụ thanh toán điện tử. Khi người dân có thu nhập thấp, mức độ quan tâm của họ đến các dịch vụ ngân hàng điện tử là khá thấp. Trong bối cảnh đó, người dân sẽ dùng tiền mặt thay vì các dịch vụ thanh tốn điện tử. Do vậy, phát triển kinh tế và cải thiện mức sống luôn luôn là những yếu tố tiên quyết cho việc phát triển các dịch vụ của ngân hàng điện tử.

Thói quen và sự yêu thích sử dụng tiền mặt cũng như việc ngại sử dụng các dịch vụ mới của khách hàng có thể là những trở ngại lớn cho việc phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử. Sự phổ biến các dịch vụ ngân hàng điện tử liên quan chặt chẽ tới sự chấp nhận của khách hàng hơn là những gì mà phía nhà cung ứng dịch vụ đưa ra. Do đó, việc giới thiệu và hướng dẫn cho đông đảo khách hàng hiểu biết về các dịch vụ ngân hàng điện tử, lợi ích của các dịch vụ này và chấp nhận các dịch vụ ngân hàng điện tử là hết sức cần thiết.

1.3.2. Nhân tố bên trong

a. Nguồn lực tài chính

Các dịch vụ ngân hàng điện tử địi hỏi một hạ tầng cơng nghệ hiện đại với mức vốn đầu tư rát lớn. Hạ tầng cơng nghệ thơng tin để có thể thực hiện các dịch vụ ngân hàng điện tử bao gồm hệ thống điện thoại, máy tính, máy chủ, modem, mạng nội bộ, mạng liên nội bộ, thiết bị thanh toán điện tử (POS, ATM, CDM,…) và các dịch vụ truyền thơng (th bao điện thoại, phí nối mạng, truy cập mạng). Theo ước tính của một số chun gia chi phí trung bình chung cho một hệ thống như kể trên ít nhất phải lên tới 10 triệu USD.

Ngoài ra, khi các dịch vụ ngân hàng điện tử đã đi vào hoạt động, các dịch vụ đòi hỏi rất cao về tính an tồn và bảo mật. Cơng nghệ phục vụ cho tính an tồn và bảo mật hiện nay bao gồm SSL (Secure Socket Layer), SET (Secure Electronic

Transactions) đòi hỏi một mức độ đầu tư rất lớn và lâu dài. Đồng thời, để có thể vận hành được các hệ thống trên là một đội ngũ các chun gia vừa có trình độ về cơng nghệ thơng tin vừa có trình độ chun mơn nghiệp vụ về lĩnh vực ngân hàng nên cơ chế lương thưởng cũng đòi hỏi hệ thống ngân hàng một nguồn lực tài chính rất lớn.

b. Chất lượng nguồn nhân lực

Do đặc điểm của dịch vụ ngân hàng điện tử là sự kết hợp giữa công nghệ thông tin và hệ thống ngân hàng nên việc đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực phục vụ cho các ngân hàng là điều không phải đơn giản. Để làm được điều này trước hết các ngân hàng phải xây dựng được chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Đồng thời, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cần phải được thực hiện đồng bộ với các công tác quản lý con người, thể hiện chủ yếu qua việc thiết kế và phân tích cơng việc, đánh giá kết quả cơng việc, chế độ đãi ngộ (lương, phúc lợi) và môi trường làm việc.

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín- cn huế (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w