Cơ cấu độ tuổi của đội ngũ giảng viên của các trƣờng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng khối kinh tế trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 62 - 64)

Trƣờng Tổng số < 30 tuổi 31 - 40 tuổi 41 - 50 tuổi 51 - 60 tuổi SL % SL % SL % SL %

CĐ TM - DL 105 52 49,5 32 30,4 12 11,4 9 8,7 CĐ KT - TC 210 89 42,3 72 34,3 22 10,5 27 12,9 CĐ KT - KT 200 75 37,5 72 36 30 15 23 11,5

(Nguồn: phòng tổ chức - tổng hợp của các trường)

Qua số liệu thống kê về độ tuổi của giảng viên các trƣờng cho thấy: Ở độ tuổi 51 - 60 trƣờng CĐ TM - DL có 9 giảng viên (8,7%), trƣờng KT - TC có 27 giảng viên (12,9%) và trƣờng CĐ KT - KT có 23 giảng viên (11,5%). Đây là số giảng viên có thâm niên nghề nghiệp cao, đƣợc đào tạo chuẩn và trên chuẩn, phần lớn trong số đó hiện đang giữ cƣơng vị chủ chốt lãnh đạo chuyên môn ở Trƣờng và ở các khoa, tổ bộ mơn. Là lực lƣợng giảng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

viên đầu đàn, giảng viên chính của nhà trƣờng. Tuy nhiên, số giảng viên này sắp đến tuổi về hƣu nên cần phải có lực lƣợng kế cận kịp thời.

Số lƣợng giảng viên ở độ tuổi từ 41 - 50 ở các trƣờng CĐ TM - DL, CĐ KT - TC và CĐ KT - KT lần lƣợt là 12 giảng viên (chiếm 11,4%); 22 giảng viên (chiếm 10,5%) và 30 giảng viên (chiếm 15%). Đây là lực lƣợng nịng cốt vì phần lớn giảng viên đã đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn theo quy định, độ tuổi chín muồi về kỹ năng nghề nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ đã đƣợc khẳng định, trong đó có trình độ thạc sỹ và vẫn còn khả năng tiếp tục đƣợc đào tạo bồi dƣỡng lên trình độ cao hơn. Đội ngũ này nếu đƣợc quản lý phát triển tốt sẽ có ảnh hƣởng mạnh mẽ đến chất lƣợng giảng dạy của cả đội ngũ giảng viên của nhà trƣờng. Tuy nhiên, hằng năm cần phải phân loại đội ngũ giảng viên này theo các tiêu chí khác nhau nhƣ trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khả năng về ngoại ngữ, khả năng nghiên cứu khoa học để có những hình thức đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ phù hợp và kịp thời.

Số giảng viên có độ tuổi từ 31 - 40 tuổi của trƣờng CĐ TM - DL là 32 giảng viên (chiếm 30,4%), trƣờng CĐ KT - TC là 72 giảng viên (chiếm 34,3%) và trƣờng CĐ KT - KT là 72 giảng viên (chiếm 36%). Phần lớn trong số này có thâm niên nghề nghiệp trên 10 năm giảng dạy, có kinh nghiệm, chun mơn, nghiệp vụ vững vàng, nhiệt tình hăng say cơng tác, nhạy bén với cái mới, có khả năng tiếp thu nhanh tri thức hiện đại.

Số giảng viên có độ tuổi dƣới 30 tuổi ở các trƣờng có số lƣợng khá cao cụ thể nhƣ sau trƣờng CĐ TM - DL có 52 giảng viên (chiếm 49,5%), trƣờng CĐ KT - TC có 89 giảng viên (chiếm 42,3%) và trƣờng CĐ KT - KT có 75 giảng viên (chiếm 37,5%). Số giảng viên này là lực lƣợng hết sức quan trọng trong đội ngũ chung của nhà trƣờng, với sức trẻ, lịng nhiệt tình, khả năng thích ứng nhanh với tri thức và khoa học hiện đại, có trình độ ngoại ngữ và tin học, sẽ trở thành lực lƣợng nòng cốt gánh vác sứ mệnh của nhà trƣờng trong tƣơng lai. Số lƣợng giảng viên này rất thuận lợi cho việc quy hoạch, bồi

dƣỡng nâng cao trình độ thạc sỹ, tiến sỹ trong giai đoạn tới. Họ sẽ trở thành lực lƣợng bổ sung, thay thế, kế cận kịp thời đội ngũ giảng viên trên 50 tuổi của nhà trƣờng. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của nhóm giảng viên này là thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học và tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trƣờng, họ chƣa đƣợc rèn luyện thử thách nhiều nên dễ nóng vội, chủ quan. Do vậy, họ cần phải đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng, rèn luyện, thử thách trong thực tiễn giúp nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, đặc biệt cần có sự quan tâm hơn nữa của đội ngũ giảng viên đầu đàn dày dạn kinh nghiệm, có trình độ chun mơn cao giúp đỡ để ĐNGV này phát triển.

Cần phải tiếp tục tăng cƣờng, bổ sung lực lƣợng giảng viên trẻ để vừa đảm bảo đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu. Nhất là việc bổ sung giảng viên ở những ngành có nhiều học sinh, sinh viên, kịp thời thay thế số giảng viên sắp đến tuổi về hƣu, đồng thời góp phần trẻ hóa đội ngũ giảng viên. Tuy nhiên, việc tăng cƣờng, bổ sung đội ngũ giảng viên cần phải đƣợc tiến hành đúng quy chế, quy trình tuyển dụng nhằm đảm bảo chất lƣợng.

3.2.2.3. Về phẩm chất chính trị

Phẩm chất chính trị là yếu tố rất quan trọng giúp ngƣời giảng viên có bản lĩnh vững vàng trƣớc những biến động của lịch sử. Trên cơ sở đó thực hiện giáo dục tồn diện, định hƣớng xây dựng nhân cách cho sinh viên có hiệu quả. Bên cạnh việc nỗ lực phấn đấu nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, giảng viên phải có bản lĩnh chính trị vững vàng thể hiện trƣớc hết ở trình độ lý luận, thái độ và khả năng nhận thức chính trị. Có bản lĩnh chính trị vững vàng sẽ có niềm tin vào tƣơng lai tƣơi sáng của đất nƣớc, có khả năng xử lý đƣợc những “tình huống chính trị” nảy sinh trong hoạt động giáo dục. Thiếu bản lĩnh chính trị khó có thể trở thành nhà giáo thực sự.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng khối kinh tế trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 62 - 64)