Kinh nghiệm về việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng khối kinh tế trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 34 - 36)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.Kinh nghiệm về việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ giảng viên

1.3.1. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới

Chất lƣợng của đội ngũ giảng viên là điều kiện quyết định để nâng cao chất lƣợng giáo dục, vì vậy vấn đề nâng cao chất lƣợng đội ngũ giảng viên là trung tâm của các chƣơng trình cải cách, cải tổ, đổi mới giáo dục. Đối với các trƣờng đại học, cao đẳng trong giai đoạn hiện nay, việc nghiên cứu phát triển đội ngũ giảng viên là một vấn đề hết sức quan trọng. Điều này không chỉ đúng với Việt Nam mà đã đƣợc chứng minh ở nhiều nƣớc có nền giáo dục phát triển với nhiều bài học đi trƣớc nhƣ Hoa Kỳ, Úc…

Ở Hoa Kỳ, nâng cao chất lƣợng đội ngũ giảng viên là một quá trình đƣợc hoạch định và có hệ thống dùng để đánh giá danh tiếng của các trƣờng. Các giảng viên của các trƣờng đại học của Hoa Kỳ đều phải trải qua những cuộc tuyển dụng đòi hỏi năng lực chuyên môn cao, đồng thời

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

quá trình giảng dạy yêu cầu giảng viên luôn phải trau dồi kiến thức từ lý thuyết đến thực hành, giảng viên phải có trách nhiệm về quá trình giảng dạy của bản thân và tham gia vào các cuộc điều tra, khảo sát sẽ đƣợc sử dụng vào việc thiết kế các chƣơng trình học, thiết kế và đƣa vào ứng dụng các phƣơng pháp giảng dạy và áp dụng để cải thiện các phƣơng pháp giáo dục, nghiên cứu khoa học, đề tài.

Ở Úc, các trƣờng đại học có một tổ chức chuyên đánh giá chất lƣợng của các trƣờng đó là tổ chức AUQA (Australian Universities Quality Agency). Mục đích chính của tổ chức là đánh giá về chất lƣợng của các trƣờng đại học của Úc thúc đẩy việc nâng cao chất lƣợng. Các giảng viên phải thƣờng xuyên nâng cao trình độ, khi giảng viên đƣợc cử đi học nâng cao trình độ thì phải tuân thủ chặt chẽ về chất lƣợng của chƣơng trình học tập để nâng cao trình độ trong giảng dạy cũng nhƣ trong nghiên cứu.

1.3.2. Kinh nghiệm trong nước

Những năm gần đây, sự tăng nhanh về số lƣợng các trƣờng đại học và cao đẳng trong cả nƣớc dẫn đến tình trạng mất cân đối về nhiều mặt, trong đó có đội ngũ giảng viên. Về việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ giảng viên và đã đạt đƣợc một số thành công phải kể đến tỉnh Phú Thọ.

Phú Thọ ban hành nhiều chính sách thu hút, đãi ngộ các chuyên gia, nhà khoa học, giáo viên có trình độ giáo sƣ, tiến sĩ, thạc sĩ, chuyên gia đầu ngành, thợ bậc cao về giảng dạy và làm việc tại tỉnh; xây dựng đội ngũ giáo viên, giảng viên đạt chuẩn về trình độ chun mơn, có tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp; bảo đảm chế độ chính sách cho đội ngũ giáo viên và ngƣời học theo quy định của Nhà nƣớc. Bên cạnh đó, Phú Thọ cịn phát triển các hoạt động tƣ vấn nghề nghiệp tại cơ sở đào tạo, dạy nghề và tại doanh nghiệp, tạo điều kiện cho sinh viên, học viên, ngƣời lao động lựa chọn ngành nghề phù hợp ngay từ khi vào trƣờng...

Tuy nhiên, trong hoạt động nâng cao chất lƣợng đội ngũ giảng viên của tỉnh vẫn cịn bộc lộ những khó khăn, hạn chế:

Đội ngũ cán bộ, giảng viên có trình độ cao chƣa thực sự đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, cả về số lƣợng và chất lƣợng; việc thu hút nhân lực có trình độ cao về trƣờng còn hạn chế. Sức hấp dẫn đầu vào chƣa cao, số lƣợng đăng ký dự thi cũng nhƣ chất lƣợng học sinh thi đấu vào còn khiêm tốn so với nhiều trƣờng đại học khác. Công tác đào tạo văn bằng 2, đào tạo sau đại học chƣa thu hút mạnh các đối tƣợng có nhu cầu, mới chỉ tập trung ở nhiệm vụ liên kết tổ chức đào tạo, chƣa chủ động đƣợc hoạt động này. Công tác nghiên cứu khoa học gắn với hoạt động đào tạo chƣa nhiều do nguồn kinh phí hạn hẹp, điều kiện thực hiện còn hạn chế, một bộ phận cán bộ, giảng viên chƣa thực sự tâm huyết.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng khối kinh tế trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 34 - 36)