Mong muốn về công việc và thu nhập của ngƣời lao động

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn Huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 74 - 79)

Mong muốn Số ngƣời Tỷ lệ (%)

- Thu nhập cao, ổn định 6 75

- Công việc năng động, hấp dẫn 7 87,5 - Nghề đƣợc xã hội đánh giá cao 3 37,5

- Có cơ hội thăng tiến 6 75

- Chế độ đãi ngộ tốt 8 100

Đây là vấn đề mà Huyện cần quan tâm trong công tác tạo việc làm để đáp ứng đƣợc mong muốn và nguyện vọng của ngƣời lao động. Cụ thể: 100% lao động mong muốn là cơng việc tìm đƣợc phải có chế độ đãi ngộ tốt, trong khi đó chỉ có 3 ngƣời tuơng ứng 37,5% lao động mong muốn công việc xã hội đánh giá cao.

3.4. Đánh giá tạo việc làm cho những lao động

3.4.1. Những kết quả đạt được

* Về công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện

- Công tác tổ chức quán triệt, tuyên truyền đã đƣợc triển khai đến các cấp ủy Đảng, cán bộ đảng viên và quần chúng nhân dân. Nhiều cấp ủy đảng, các ban ngành có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm của Huyện.

- Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên đã thƣờng xuyên tổ chức tuyên truyền cho các đoàn viên, hội viên. Phát động nhiều phong trào thi đua thiết thực, khuyến khích ngƣời lao động học tập để có trình độ và nâng cao trình độ, từ đó sẽ có nhiều hơn nữa các cơ hội làm việc.

* Về công tác tạo việc làm

Sau khi Nghị quyết 03-NQ/TU ngày 27/12/2006 về phát triển nông nghiệp, nông thôn, năng cao đời sống nông dân giai đoạn 2006-2010, định hƣớng đến năm 2020 của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đƣợc ban hành, nhiều chƣơng trình, đề án đã đƣợc phê duyệt, Huyện Vĩnh Tƣờng luôn là địa phƣơng đi đầu thực hiện các chƣơng trình đó

- Giải quyết việc làm có nhiều chuyển biến tích cực, số chỗ làm việc mới tạo ra hàng năm tăng lên, số ngƣời lao động đƣợc giải quyết việc làm ngày càng tăng.

- Số chỗ làm việc mới tạo ra tập trung chủ yếu ở ngành công nghiệp và dịch vụ.

- Chất lƣợng lao động tăng lên hàng năm, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề và đào tạo chuyên nghiệp tăng. Cụ thể: năm 2010 số lao động qua đào

tạo nghề là 28% đến năm 2013 là 47%, trong khi đó tỷ lệ lao động qua đào tạo chuyên nghiệp cũng tăng từ 11% năm 2010 lên 14% năm 2013.

- Cơ cấu lao động có sự chuyển biến tích cực, giảm tỷ trọng lao động trong nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.

- Sử dụng phối hợp các kênh tạo việc làm cho ngƣời lao động nhƣ: Tạo việc làm thơng qua các chƣơng trình kinh tế - xã hội, tạo việc làm thông qua Quỹ QGGQVL, tạo việc làm thông qua xuất khẩu lao động, tạo việc làm dựa trên các chƣơng trình đào tạo nghề.

Để có những thành cơng nhƣ vậy là do Huyện ủy - UBND đã quan tâm đến phát triển kinh tế của Huyện theo hƣớng đẩy mạnh chuyển đổi và nâng cao chất lƣợng cơ cấu kinh tế, chú trọng đến chuyển đổi các ngành. Đầu tƣ các trung tâm thƣơng mại, các chợ phù hợp với phát triển đơ thị, duy trì và phát triển các ngành nghề truyền thống, tiểu thủ công.

Tác động hỗ trợ giải quyết việc làm từ nhiều hƣớng: phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu kinh tế; thu hút đầu tƣ, xây dựng các khu công nghiệp, các chợ đầu mối, chính sách giải quyết việc làm cho lao động địa phƣơng đối với các cơ quan đến lấy đất, hỗ trợ nguồn vốn vay giải quyết việc làm.

3.4.2. Những khó khăn, hạn chế

Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt đƣợc, công tác tạo việc làm ở huyện Vĩnh Tƣờng vẫn cịn nhiều khó khăn, vƣớng mắc cần đƣợc xem xét và khắc phục. Các vấn đề đó chủ yếu bao gồm:

- Vĩnh Tƣờng là một huyện có tiềm năng phát triển CN - XD, dịch vụ, tuy nhiên việc làm trong những năm gần đây có tăng nhƣng vẫn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của Huyện. Trong những năm qua mặc dù kinh tế của Huyện có mức phát triển cao, số lƣợng việc làm tạo ra ngày càng nhiều nhƣng vẫn chƣa khai thác hết các thế mạnh của huyện. Nếu sử dụng tốt và hợp lý các tiềm năng thì số lƣợng việc làm đƣợc tạo ra cịn lớn hơn và giải quyết đƣợc nhiều việc làm hơn.

- Giải quyết việc làm trong thời gian qua chỉ mới chú trọng đến mặt số lƣợng, chất lƣợng lao động tăng không đáng kể so với yêu cầu hiện nay, nên thu nhập và đời sống lao động vẫn chƣa cao.

- Chất lƣợng lao động tuy có tăng, nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tế, số lao động chƣa qua đào tạo vẫn còn cao, chiếm 55% năm 2010; số lao động đã qua đào tạo vẫn chƣa phù hợp, thiếu thợ lành nghề, kỹ sƣ giỏi;

- Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị mặc dù ổn định là 4,7% nhƣng vẫn thuộc diện cao so với cả nƣớc là 4,66% năm 2009 (Theo báo cáo của Bộ lao động - Thƣơng binh và Xã hội về xu hƣớng lao động xã hội Việt Nam 2009 - 2010) trong khi đó tỷ lệ thất nghiệp năm 2010 theo Tổng cục Thống kê là 2,88%. Thời gian sử dụng lao động ở nơng thơn có tăng trong những năm gần đây tuy nhiên hiệu quả công việc lại khơng cao.

- Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch theo hƣớng tích cực, giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp, dịch vụ. Nhƣng sự chuyển dịch diễn ra còn chậm và chƣa theo kịp tốc độ dịch chuyển của cơ cấu kinh tế.

- Thông tin về thị trƣờng lao động cũng nhƣ là việc làm cho ngƣời lao động cịn ít, vẫn chƣa phát huy đƣợc hết vai trị của cán bộ về lao động ở các cấp xã phƣờng, trong khi đây lại là kênh thông tin trực tiếp đồng thời họ là những ngƣời mà ngƣời lao động ở địa phƣơng có thể dễ dàng tiếp cận, cũng nhƣ họ là ngƣời nắm bắt đƣợc nhiều về tình hình việc làm của ngƣời lao động.

Nhƣ vậy, có thể thấy ngồi các kết quả tích cực đã đạt đƣợc, q trình tạo việc làm cho ngƣời lao động tại Vĩnh Tƣờng vẫn còn khá nhiều vƣớng mắc cần tiếp tục đƣợc khắc phục. Về cơ bản, các khó khăn, vƣớng mắc này có nguyên nhân từ các vấn đề phát triển nội tại của địa phƣơng cũng nhƣ do những bất cập chung của tình hình cả nƣớc. Các nguyên nhân chủ yếu bao gồm:

- Q trình đơ thị hóa diễn ra nhanh, một bộ phận lao động mất đất sản xuất chƣa kịp tìm việc mới dẫn đến tỷ lệ thiếu việc làm và khơng có việc làm gia tăng;

- Thị trƣờng lao động phát triển còn sơ khai. Trên toàn Huyện vẫn dƣ thừa lao động do cung lao động luôn lớn hơn cầu lao động. Hệ thống thông tin thị trƣờng lao động và dịch vụ việc làm có phát triển hơn trong những năm gần đây nhƣng chƣa mạnh và chƣa thực sự đáp ứng yêu cầu là cầu nối cung lao động với cầu lao động trên thị trƣờng lao động;

- Ngƣời lao động có xu hƣớng tìm việc làm nhàn hạ, môi trƣờng lao động sạch sẽ, công việc không quá phức tạp trong khi lại yêu cầu phải có thu nhập cao nên rất khó tìm việc;

- Ban hành và thực hiện các chính sách nhằm thu hút, tạo việc làm cho ngƣời lao động cịn chƣa hồn chỉnh, vẫn cịn nhiều vƣớng mắc nhƣ chính sách thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngồi, phát triển các Trung tâm dịch vụ việc làm, xuất khẩu lao động và đặc biệt là triển khai chƣơng trình quốc gia về việc làm cịn gặp nhiều khó khăn cả về nhận thức của các cấp quản lý, cả về sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành;

- Chƣa có giải pháp tổng thể và hữu hiệu nhằm giải quyết việc làm cho ngƣời lao động ở các vùng mất đất nhƣ thuộc một số xã nhƣ (Thƣợng Trƣng, Tân Tiến, Thổ Tang…), chƣa có giải pháp giải quyết những vấn đề phát sinh tại các khu công nghiệp tập trung các cụm cơng nghiệp cũng nhƣ các xã có làng nghề.

3.5. Một số nhân tố ảnh hƣởng đến tạo việc làm ở huyện Vĩnh Tƣờng

3.5.1. Dân số - lao động (Nhân tố sức lao động)

a) Đặc điểm về dân số

Tính đến 31/12/2013, tồn huyện có 204.342 ngƣời, trong đó độ tuổi lao động là 116.548 ngƣời chiếm 57,04% dân số. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên có xu hƣớng giảm dần từ 1,92% (năm 2005) xuống còn 1,46% (năm 2013).

Mật độ dân số bình qn tồn huyện năm 2013 là 1.419 ngƣời/km2, song phân bố khơng đều, tập trung ở các xã có ngành nghề thủ cơng, dịch vụ phát triển nhƣ Đại Đồng, Tân Tiến, thị trấn Thổ Tang, Lý Nhân (cao nhất ở thị trấn Thổ Tang là 2.963 ngƣời /km2). Các xã có mật độ dân thƣa hơn nhƣ Cao Đại, Phú Đa (thấp nhất ở Phú Đa là 820 ngƣời /km2) (Chi cục thống kê huyện Vĩnh Tƣờng 2013).

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn Huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)