Các nhân tố ảnh hƣởng đến tạo việc làm

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn Huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 26)

5. Bố cục của luận văn

1.2.Các nhân tố ảnh hƣởng đến tạo việc làm

1.2.1. Điều kiện tự nhiên, vốn và công nghệ

Cầu lao động bắt nguồn từ cầu sản xuất, phát triển kinh tế. Sản xuất càng phát triển thì nhu cầu lao động càng lớn. Muốn mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế phải dựa vào những tiền đề vật chất. Do đó, tiền đề vật chất là nhân tố tiên quyết ảnh hƣởng đến tạo việc làm.

Tƣ liệu sản xuất trong sản xuất là đất đai, vốn, máy móc, kết cấu hạ tầng kỹ thuật, nguồn lực con ngƣời, nguồn lực sinh học và các phƣơng tiện hoá học. Trong đó, yếu tố điều kiện tự nhiên, vốn, đất đai, sức lao động và công nghệ là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng trực tiếp tới tạo việc làm.

Trƣớc hết, điều kiện tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, thổ nhƣỡng, đất đai, tài nguyên khoáng sản là cơ sở tự nhiên, là tiền đề vật chất ảnh hƣởng tới tạo việc làm của mỗi quốc gia, mỗi vùng và mỗi địa phƣơng. Do đặc điểm về điều kiện tự nhiên mà mỗi quốc gia, mỗi địa phƣơng đều nằm trên những vị trí địa lý nhất định, từ đó nó có đặc điểm khác biệt về mặt khí hậu, thời tiết, tài ngun khống sản… ảnh hƣởng đến điều kiện sản xuất kinh doanh, đặc biệt là sản xuất nông lâm ngƣ nghiệp, ngành khai thác khoáng sản, ngành du lịch…

Tuy nhiên, điều kiện tự nhiên thuận lợi hay không chỉ là những tiềm năng để phát triển ngành này hay ngành khác, để thu hút lao động. Muốn biến tiềm năng đó trở thành hiện thực thì cần phải có vốn, cơng nghệ để khai thác những tài ngun khống sản sẵn có trở thành những nguyên vật liệu, những sản phẩm có ích trong cuộc sống. Vốn trong sản xuất là biểu hiện bằng tiền của tƣ liệu lao động và đối tƣợng lao động đƣợc sử dụng vào sản xuất. Để biến các điều kiện của các quốc gia thành có ích thì cần có vốn, vốn dùng để mua công nghệ kỹ thuật hiện đại, dây truyền cơng nghệ, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, chế biến. Trên thực tế một số nƣớc có điều kiện tự nhiên, khí hậu khắc nghiệt song họ có vốn vì vậy họ có thể mua sắm cơng nghệ, dây

truyền sản xuất hiện đại, phƣơng pháp quản lý tiên tiến nên đã tạo ra đƣợc rất nhiều việc làm cho ngƣời lao động.

Đối với ngƣời lao động đặc biệt là những ngƣời dân nghèo thì vốn là quan trọng và cần thiết để tiến hành sản xuất. Để tạo việc làm cho ngƣời lao động, nguồn vốn đƣợc huy động chủ yếu từ trợ cấp, từ các quỹ, các tổ chức tín dụng.

Nhƣ vậy, các yếu tố điều kiện tự nhiên, vốn và cơng nghệ có ảnh hƣởng rất lớn đến phát triển kinh tế, tạo việc làm của mỗi quốc gia, mỗi địa phƣơng. Vì vậy, các quốc gia, các địa phƣơng cần chú trọng đến sự ảnh hƣởng của các yếu tố này, cần biết khai thác, tận dụng những ƣu thế mà thiên nhiên ban tặng cho mỗi quốc gia, mỗi vùng, địa phƣơng đồng thời đẩy mạnh thu hút vốn, phát triển những máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại để nâng cao khả năng khai thác, chế biến sản phẩm đề tạo việc làm.

1.2.2. Nhân tố thuộc về sức lao động

Tạo việc làm cho ngƣời lao động là sự kết hợp của 3 phía Nhà nƣớc, ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động. Để tạo ra đƣợc việc làm cho ngƣời lao động cần chú trọng đến sự đáp ứng về chất lƣợng và số lƣợng lao động cho thị trƣờng lao động. Chất lƣợng ở đây bao gồm cả thể lực và trí lực (trình độ chun mơn-kỹ thuật, các loại kỹ năng mềm, ý thức lao động…). Về số lƣợng, sức lao động chủ yếu thể hiện ở thời gian lao động của mỗi ngƣời. Chất lƣợng sức lao động bao hàm nội dung khá rộng, nó khơng đơn thuần chỉ là trình độ tay nghề của ngƣời lao động, mà nó cịn bao gồm ý thức trách nhiệm, ý thức chấp hành kỷ luật lao động, sức khỏe ngƣời lao động,... Khi nói đến chất lƣợng sức lao động, chúng ta thƣờng chỉ nhấn mạnh tới trình độ tay nghề kỹ năng, kỹ xảo của ngƣời lao động, đó là yếu tố cần nhƣng chƣa đủ để đánh giá chất lƣợng sức lao động. Trong thực tế tất cả những yếu tố trên đều ảnh hƣởng đến khả năng tìm việc làm trên thị trƣờng lao động và ảnh hƣởng đến tiền lƣơng, tiền cơng. Do đó, ngƣời lao động muốn tìm đƣợc việc làm và

đặc biệt là việc làm có thu nhập cao thì cẩn phải nắm đƣợc các thơng tin của thị trƣờng lao động, để biết thị trƣờng lao động đang cần lao động gì, số lƣợng bao nhiêu. Đồng thời cần phải đầu tƣ cho sức lao động của mình cả về mặt thể lực và trí lực để đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng lao động. Cụ thể là cần học tập nâng cao trình độ chun mơn tay nghề, rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong lao động kết hợp với các hoạt động thể thao, vui chơi giải trí và nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo sức khỏe. Bên cạnh đó, Nhà nƣớc và ngƣời sử dụng lao động cần phải có những biện pháp để tạo ra những cơ chế thuận lợi để ngƣời lao động có thể tiếp cận đƣợc thơng tin về nhu cầu của ngƣời sử dụng lao động để họ có thể có những đầu tƣ hiệu quả cho việc nâng cao chất lƣợng lao động của mình. Đồng thời, ngƣời sử dụng lao động sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn những lao động mà họ cần, tránh lãng phí trong đào tạo.

Mỗi ngƣời lao động có thể chủ động tận dụng mọi nguồn tài chính (gia đình hay các tổ chức xã hội) để tham gia giáo dục, đào tạo, phát triển sức lao động nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của mình. Đó cũng chính là điều kiện cần thiết để duy trì việc làm, tạo thêm nhiều cơ hội để có thể tiếp cận với những việc làm có thu nhập cao hơn.

1.2.3. Cơ chế, chính sách kinh tế - xã hội

Cơ chế chính sách của chính phủ, chính quyền địa phƣơng hay các quy định của chủ doanh nghiệp là nhóm nhân tố tác động rất lớn đến vấn đề tạo việc làm cho ngƣời lao động. Chính phủ đƣa ra hành lang pháp lý, những quy định phù hợp với sự phát triển của mỗi giai đoạn nhằm tạo ra việc làm đồng thời bảo vệ lợi ích và quyền lợi của ngƣời sử dụng lao động cũng nhƣ ngƣời lao động. Các chính sách của nhà nƣớc có tác động trực tiếp hay gián tiếp đến việc thu hút lao động đến một địa phƣơng nào đó hay một ngành kinh tế mũi nhọn cụ thể.

Thực tế, trong những năm vừa qua với mục tiêu tăng trƣởng phát triển kinh tế, tạo việc làm, Đảng và Nhà nƣớc đã đề ra những chính sách góp phần không nhỏ vào tạo việc làm cho ngƣời lao động. Ví dụ: chính sách thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi, chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, bộ luật lao động… tạo nền tảng cho khuôn khổ pháp luật của thị trƣờng lao động ở nƣớc ta. Cụ thể: Điều 13 Bộ luật lao động ghi rõ: “Giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi ngƣời lao động có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của Nhà nƣớc, của các doanh nghiệp và tồn xã hội”.

Chính sách quốc gia về việc làm cũng nhƣ chính sách tạo việc làm cho ngƣời lao động thông qua quỹ quốc gia tạo việc làm, các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, đặc biệt là lao động nữ thơng qua tín dụng, thuế,... các chính sách phát triển các làng nghề truyền thống, chính sách xuất khẩu lao động, khuyến khích ngƣời lao động tự tạo việc làm... đã và đang tạo đƣợc nhiều việc làm cho ngƣời lao động.

Các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, của Nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng về đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề, đào tạo chuyên mơn, khuyến khích tƣ nhân mở các trƣờng lớp đào tạo nghề đã tạo điều kiện cho ngƣời lao động học tập, nâng cao trình độ chun mơn tay nghề, nâng cao khả năng tìm việc làm của ngƣời lao động.

Ngƣợc lại, cơ chế chính sách liên quan đến tạo việc làm khơng hợp lý có thể kìm hãm sản xuất, giảm việc làm. Thực tế trong những năm qua, một số chính sách liên quan đến tạo việc làm cịn chƣa hợp lý đã làm ảnh hƣởng không nhỏ đến thúc đẩy sản xuất, tạo việc làm cho ngƣời lao động. Cụ thể, mặc dù luôn đƣợc bổ sung, hoàn thiện nhƣng một số chính sách nhƣ chính sách thúc đẩy phát triển sản xuất khu vực kinh tế tƣ nhân, khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi hiện nay vẫn còn một số tồn tại, trở thành rào cản đối với sự phát triển của các khu vực, ảnh hƣởng đến công tác tạo

việc làm. Đặc biệt là chính sách tiền lƣơng “cứng nhắc”, kém linh hoạt. Tiếp đến là các chính sách tạo mơi trƣờng thuận lợi, bình đẳng để thu hút vốn đầu tƣ sản xuất, kinh doanh, chính sách thuế, mặt bằng... đối với các dự án đầu tƣ còn nhiều bất hợp lý dẫn đến kết quả tạo việc làm chƣa cao.

Tóm lại, cơ chế, chính sách tạo việc làm của chính phủ và chính quyền địa phƣơng có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của thị trƣờng lao động, nhu cầu sử dụng lao động, khả năng đáp ứng cơng việc và tìm đƣợc việc làm của ngƣời lao động, từ đó ảnh hƣởng đến số lƣợng và chất lƣợng việc làm đƣợc tạo ra. Vì vậy, với mục tiêu tạo nhiều việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp và tăng chất lƣợng việc làm thì Nhà nƣớc và các địa phƣơng cần phải có những cơ chế, chính sách hợp lý để tạo việc làm cho ngƣời lao động. Bên cạnh đó, cũng cần có sự tham gia tích cực của ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động trong việc thực hiện cơ chế, chính sách tạo việc làm của Nhà nƣớc, của địa phƣơng.

1.3. Giải quyết việc làm cho lao động trong giai đoạn cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa

Giải quyết việc làm còn là giải quyết một vấn đề cấp thiết trong xã hội, đồng thời là tiền đề quan trọng để sử dụng có hiệu quả nguồn lực lao động, góp phần chuyển đổi cơ cấu lao động đáp ứng nhu cầu của quá trình CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Vấn đề việc làm ở nƣớc ta đã từng bƣớc đƣợc giải quyết theo hƣớng tuân theo quy luật khách quan của kinh tế hàng hóa và thị trƣờng lao động, góp phần đƣa nền kinh tế nƣớc ta phát triển đạt những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử. Thực trạng vấn đề việc làm ở nƣớc ta hiện nay vẫn cịn có nhiều bất cập, chƣa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển của nền kinh tế, khi gia nhập Tổ chức Thƣơng mại quốc tế. Tồn tại chủ yếu đó thể hiện trên các mặt: Cung - cầu lao động, việc làm mất cân đối lớn giữa cung lớn hơn cầu; tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm chậm, tỷ lệ sử dụng lao động ở nông thôn thấp. Quản lý nhà nƣớc đối với

thị trƣờng lao động, việc làm và vai trò điều tiết của Nhà nƣớc đối với quan hệ cung cầu lao động cịn hạn chế; sự kiểm sốt, giám sát thị trƣờng lao động, việc làm chƣa chặt chẽ, cải cách hành chính hiệu quả thấp đối với bản thân ngƣời lao động và cả xã hội; cơ cấu lao động chƣa phù hợp với sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo yêu cầu CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Tỷ lệ lao động qua đào tạo và đạo tạo nghề thấp, kỹ năng tay nghề, thể lực còn yếu, kỷ luật lao động, tác phong làm việc công nghiệp chƣa cao. Các văn bản của Nhà nƣớc hƣớng dẫn thực hiện các luật về lao động, việc làm và thị trƣờng lao động chƣa đƣợc thực hiện đầy đủ và nghiêm minh gây áp lực cho vấn đề giải quyết việc làm. Khả năng cạnh tranh yếu, nhất là ở những lĩnh vực yêu cầu lao động có trình độ cao. Cơ cấu ngành nghề đào tạo chuyên môn kỹ thuật chƣa đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế đòi hỏi. Giao dịch trên thị trƣờng lao động chƣa mở rộng; hệ thống thông tin thị trƣờng lao động việc làm chính thức chƣa phát triển mạnh, chƣa có các trung tâm giao dịch lớn đạt hiệu quả khu vực. Cả nƣớc chỉ có khoảng 200 trung tâm và trên 3000 doanh nghiệp giới thiệu việc làm, mới chỉ đáp ứng khoảng 20% nhu cầu thơng tin của ngƣời lao động tìm việc làm.

Hiện nay nƣớc ta đang phải đối mặt với những thách thức to lớn. Chất lƣợng nguồn lực lao động nƣớc ta chƣa đáp ứng yêu cầu, gây trở ngại trong quá trình hội nhập; di chuyển lao động tự phát từ nông thôn ra thành thị, vào các khu cơng nghiệp tập trung và di chuyển ra nƣớc ngồi kéo theo nhiều vấn đề xã hội nhạy cảm nhƣ: chảy máu chất xám...

Lĩnh vực giải quyết việc làm, Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng

đã đề ra mục tiêu từ năm 2011-2015: "Giải quyết việc làm cho 8 triệu lao

động... Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 1-1,5%/ năm, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%... Phát triển đa dạng các ngành, nghề để tạo nhiều việc làm và thu nhập; khuyến khích tạo thuận lợi để người lao động học tập

nâng cao trình độ lao động, tay nghề; đồng thời có cơ chế chính sách phát triển, trọng dụng nhân tài”. Để thực hiện đƣợc các mục tiêu chủ yếu

nói trên, việc giải quyết tốt vấn đề lao động - việc làm đi đôi với cơ cấu lại nguồn lực lao động cả nƣớc phục vụ tốt yêu cầu từng bƣớc tái cấu trúc lại nền kinh tế theo mơ hình năng suất cao, tăng trƣởng nhanh và bền vững là một đột phá chiến lƣợc. Muốn tạo nhiều việc làm và khả năng thu hút lao động lớn cần phải tăng cƣờng đầu tƣ và mở rộng sản xuất cả chiều rộng và chiều sâu các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ chế biến và dịch vụ phục vụ đời sống dân sinh.

Tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp cơ bản nhƣ sau:

Thứ nhất, thực hiện các công ƣớc của Tổ chức Lao động quốc tế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(ILO) liên quan đến thị trƣờng lao động nƣớc ta.

Thứ hai, phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ để nhanh tạo ra việc

làm và khả năng thu hút lao động vào sản suất; phấn đấu đạt tỷ lệ trên 200 ngƣời dân có một doanh nghiệp; phát triển kinh tế trang trại, hợp tác xã trong nông nghiệp, đặc biệt coi trọng phát triển kinh tế dịch vụ, công nghiệp chế biến nông sản, khôi phục và phát triển các làng nghề thủ công mỹ nghệ sản xuất sản phẩm cho tiêu dùng trong nƣớc và xuất khẩu để tận dụng lao động dƣ thừa và lao động có ngành nghề truyền thống của nƣớc ta, trên cơ sở đó tạo điều kiện thúc đẩy thị trƣờng lao động trong nông nghiệp và thị trƣờng xuất khẩu lao động ngày càng phát triển cao hơn nữa.

Thứ ba, tăng cƣờng đào tạo cơng nhân có trình độ cao, trình độ lành

nghề, trình độ văn hoá đối với lao động trẻ, khoẻ, nhất là ở khu vực nông thôn để cung ứng cho các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp, khu du lịch, dịch vụ và xuất khẩu lao động đang có nhu cầu thu hút mạnh. Tập trung xử lý lao động dƣ thừa trong các doanh nghiệp nhà nƣớc theo hƣớng chuyển đổi ngành nghề cho họ. Khắc phục tình trạng "đóng băng” trong đổi mới cơ cấu lao động làm ảnh hƣởng tới sự phát triển đa dạng và chiều sâu của nền

kinh tế trong quá trình đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nƣớc và hội nhập kinh tế quốc tế. Chuyển mạnh các đơn vị sự nghiệp cung cấp các dịch vụ công sang đơn vị tự chủ, tự chịu trách nhiệm và thực hiện chế độ hợp đồng lao động để lao động khu vực này có điều kiện tham gia vào thị trƣờng lao động trong nƣớc và ngoài nƣớc, nâng cao hiệu quả của lao động.

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn Huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 26)