Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng trong hộ nông dân tỉnh thái nguyên (Trang 75)

4. Bố cục của luận văn

2.2.2.Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Thái Nguyên là một tổ chức tín dụng chính thức lớn nhất trên địa bàn tỉnh, với tư cách là một tổ chức kinh doanh tiền tệ hợp pháp nằm trong hệ thống ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Ngân hàng được thành lập với chức năng là một ngân hàng thương mại, chuyên kinh doanh trong khu vực nông nghiệp và nông thôn. Phương châm hoạt động chính của ngân hàng này là đi vay để đáp ứng nhu cầu cho vay phục vụ cho việc mở rộng sản xuất và lưu thông hàng hoá trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn của tỉnh.

Trên thị trường vốn tín dụng nông thôn, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên đóng vai trò là tổ chức trung gian, vừa là người cầu vốn tín dụng (đi vay - huy động vốn), vừa là người cung ứng vốn tín dụng (cho vay - sử dụng). Ngân hàng huy động vốn tạm thời nhàn rỗi bằng cách nhận mở tài khoản tiền gửi, nhận tiền gửi tiết kiệm, bán trái phiếu và kỳ phiếu, đồng thời cho vay vốn sản xuất kinh doanh đối với tất cả các pháp nhân và thể nhân có nhu cầu vốn tín dụng. Khách hàng thường xuyên của Ngân hàng này là các hộ nông dân và nhân dân trong tỉnh, các thành phần kinh tế và các doanh nghiệp tư nhân đóng trên địa bàn tỉnh.

Trong những năm gần đây, hộ nông dân đã trở thành đối tượng khách hàng chủ yếu của ngân hàng. Ngân hàng đã cho hộ nông dân vay vốn qua hai hình thức: cho vay trực tiếp (hộ vay vốn trực tiếp đến phòng giao dịch của Ngân hàng làm thủ tục vay vốn) và cho vay gián tiếp thông qua các tổ chức đoàn thể như: Hội phụ nữ, hội nông dân, đoàn thanh niên...

Mặc dù chịu sự tác động của khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới cũng như tình hình lạm phát trong nước, nhưng tính đến ngày 31-12-2009, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Thái Nguyên vẫn huy động vốn vay được 2.134 tỷ đồng, tăng 548 tỷ đồng so với đầu năm, vượt 10,7% kế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hoạch cả năm, đạt tốc độ tăng trưởng 34,55%. Trong đó, nguồn vốn nội tệ huy động được trên 2.000 tỷ đồng, tăng 587 tỷ đồng so với đầu năm, tốc độ tăng trưởng đạt 39%; nguồn vốn ngoại tệ quy đổi là 83 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 6,4%. Đạt được kết quả trên là do Ngân hàng đã triển khai hiệu quả các hình thức huy động vốn, điều chỉnh linh hoạt lãi suất huy động vốn và lãi suất tiền vay phù hợp với từng thời điểm, tập trung huy động tiền gửi trong dân cư. Ngoài ra, Ngân hàng còn làm tốt công tác tuyên truyền, tiếp thị, duy trì mối quan hệ với các tổ chức kinh tế trên địa bàn để tranh thủ nguồn tiền gửi, tranh thủ vốn từ các dự án uỷ thác đầu tư...

Mạng lưới hoạt động: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên có một mạng lưới giao dịch bao gồm: trụ sở ngân hàng tỉnh, trụ sở ngân hàng thành phố, huyện, thị xã và các chi nhánh cấp 3 được đặt trên khắp các địa bàn toàn tỉnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc thu hút, huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư cũng như việc truyền tải vốn tín dụng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nông dân.

Quy trình cho vay: Quy trình cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm 3 bước chính, được khái quát qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 02: Quy trình cho vay vốn của NHNN&PTNN

Hộ vay vốn

(Đơn xin vay, dự án SXKD)

UBND phường, xã, thị trấn (Xác nhận đảm bảo)

Ngân hàng NN&PTNN (Xét duyệt, cho vay)

- Tài sản thế chấp - Tổ tự nguyện tín chấp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Bước 1: Hộ nông dân có nhu cầu vay vốn phải viết đơn xin vay vốn và dự án sản xuất kinh doanh khi vay vốn và phải có tài sản thế chấp hay thông qua tổ tự nguyện tín chấp nếu tham gia vào tổ (thành viên của tổ). Nếu là tài sản thế chấp phải đảm bảo đúng pháp lý (quyền sở hữu tài sản) và phải có giá trị tối thiểu là tương đương với khoản tiền vay. Đơn vay phải được UBND xã xác nhận đúng là người của địa phương, và tài sản đúng là chủ sở hữu của người vay hay đúng là thành viên của tổ tín chấp.

Bước 2: Khi đã có xác nhận của địa phương thì người vay nộp lại cho Ngân hàng, Ngân hàng nhận đơn và kiểm tra, xác minh lại dự án có khả thi hay không, tài sản thế chấp đã đúng với giá trị thực tế chưa, sau đó xét duyệt xem số vay là bao nhiêu và lãi suất theo quy định.

Bước 3: Những hồ sơ đã được duyệt sẽ nhận tiền vay trực tiếp từ ngân hàng, sau khi cho vay Ngân hàng sẽ thường xuyên kiểm tra xem xét hộ vay có sử dụng tiền vay đúng mục đích hay không. Hết thời hạn vay mà hộ vay chưa hoàn trả được gốc và lãi thì tuỳ từng điều kiện cụ thể mà Ngân hàng xử lý như: gia hạn vốn vay thêm một thời gian cần thiết; tăng lãi suất tiền vay trên vốn (lãi quá hạn); kiện ra toà án.

2.2.3. Các quỹ của Chƣơng trình xoá đói giảm nghèo tỉnh Thái Nguyên

Các hộ gia đình muốn vay vốn từ nguồn này phải làm đơn xin vay vốn theo mẫu quy định riêng của từng tổ chức và phải qua xét duyệt. Vốn được cho vay để sản xuất kinh doanh, đào tạo tay nghề hay hỗ trợ người lao động đi nước ngoài. Các tổ chức hội tại địa phương đóng vai trò cầu nối giữa Ngân hàng và các thành viên trong hội có nhu cầu vay vốn, giúp ngân hàng giải ngân và thu hồi vốn. Hiện nay, vốn của ngân hàng cho các hộ nông dân vay thông qua các tổ chức hội là loại vốn ưu đãi với lãi suất cho vay là 0,5%/tháng và mức vay tối đa là 5 triệu đồng, tối thiểu là 1 triệu đồng. Riêng quỹ Quốc gia giải quyết việc làm có thể cho các hộ vay tối đa là 20 triệu đồng. Đây là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nguồn quỹ đặc biệt, ưu tiên cho các hộ gia đình ở địa phương có nhu cầu mở rộng phát triển với quy mô lớn, giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động. Tại địa bàn nghiên cứu, nguồn vốn này chủ yếu ưu tiên giành cho các mô hình kinh tế trang trại, các cơ sở làm dịch vụ hay phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, những người vay vốn ban đầu để đi xuất khẩu lao động... Tuy nhiên số lượng người được vay vốn từ nguồn này là không nhiều.

2.3. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN THÁI NGUYÊN

2.3.1. Tình hình huy động vốn tín dụng cho phát triển nông nghiệp nông thôn tỉnh Thái Nguyên

2.3.1.1. Tình hình huy động và cho vay vốn của Ngân hàng CSXH

a. Tình hình huy động vốn

Nguồn vốn của NHCSXH chủ yếu được cấp phát phân bổ từ ngân hàng cấp trên, ngân hàng CSXH chịu trách nhiệm quản lý, bảo toàn và quay vòng số vốn đó cho hộ nghèo và theo quy định của Nhà nước, ngoài ra trong những năm gần đây, ngân hàng CSXH cũng được giao những chỉ tiêu huy động vốn từ thị trường, tuy nhiên số lượng là không nhiều.

Ngân hàng CSXH được thành lập năm 2003, đi vào hoạt động chính thức từ ngày 29 tháng 7 năm 2003, tuy mới đi vào hoạt động nhưng ngân hàng CSXH đã phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị xã hội của cộng đồng dân cư cùng thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo, nhằm ổn định xã hội, góp phần xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng CSXH trong những năm qua đã tăng lên đáng kể, năm 2008 tăng 238.817 triệu đồng, tức tăng 48,48% so với năm 2007, năm 2009 tăng 297.282 triệu đồng, tức tăng 40,65% so với năm 2008.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong tổng nguồn vốn ngân hàng CSXH huy động qua các năm thì nguồn kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp là chủ yếu. Cụ thể như sau năm 2007 vốn được cấp từ trung ương và địa phương chiếm 97,33%, trong khi đó vốn huy động được cấp bù lãi suất chỉ chiếm 2,57% và vốn khác chiếm 0,1%. Đến năm 2009 trong tổng nguồn vốn huy động được là 1.028.630 triệu đồng thì có tới 1.024.088 triệu đồng là vốn do trung ương chuyển về và một phần nhỏ do ngân sách địa phương cấp (chiếm 99,56%), số còn lại là vốn huy động được cấp bù lãi suất là 4.042 triệu đồng (chiếm 0,39%), vốn khác 500 triệu đồng (chiếm 0,05%) đây là số tiền do công ty Bia rượu, nước giải khát Sài Gòn tài trợ để cho vay không lãi tại xã Phú Đình - huyện Định Hoá).

Trong những năm qua chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái Nguyên luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của ngân hàng CSXH Việt Nam và các cơ quan ban ngành địa phương vì vậy kết quả hoạt động của ngân hàng CSXH tỉnh Thái Nguyên được các cấp chính quyền địa phương đánh giá là công cụ đắc lực phục vụ cho mục tiêu xoá đói, giảm nghèo, góp phần thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế xã hội của tỉnh. Trên cơ sở nguồn vốn được cấp tăng qua các năm ngân hàng CSXH tỉnh Thái Nguyên đã cùng các ngành chức năng góp phần vào việc tạo việc làm mới cho trên 16.000 lao động, giảm tỷ lệ đói nghèo với số hộ là 8.919 hộ trong tổng số hộ nghèo toàn tỉnh là 39.471 hộ nghèo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.4: Tình hình huy động nguồn vốn của ngân hàng CSXH tỉnh Thái Nguyên

Nguồn: Phòng Tín dụngNHCSXH tỉnh Thái Nguyên

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 So sánh (%) SL (Tr.đ) Cơ cấu (%) SL (Tr.đ) cấu (%) SL (Tr.đ) cấu (%) 2008/ 2007 2009/ 2008 BQ 2007-2009 Tổng nguồn vốn 492.531 100,00 731.348 100,00 1.028.630 100,00 148,48 140,65 144,56 1. Vốn đƣợc cấp 479.399 97,33 727.102 99,42 1.024.088 99,56 156,67 140,85 148,76

- Trung ương chuyển về 478.021 99,92 723.675 99,53 1.018.161 99,42 151,39 140,69 146,04 - Địa phương cấp 1.378 0,28 3.427 0,47 5.927 0,58 248,69 172,95 210,82

2. Vốn HĐ đƣợc cấp bù lãi suất 12.632 2,57 3.746 0,51 4.042 0,39 29,65 107,90 68,78

3. Vốn khác 500 0,10 500 0,07 500 0,05 100,00 100,00 100,00

- Tiền gửi thanh toán 0 0 0 0 0 0 0 0 0

- Khác 500 100,00 500 100,00 500 100,00 100,00 100,00 100,00

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 99.33 2.57 0.1 99.42 0.51 0.07 99.56 0.39 0.05 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Tỷ lệ (%) 2007 2008 2009 Năm

Vốn được cấp Vốn HĐ được cấp bù lãi suất Vốn khác

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu nguồn vốn huy động qua 3 năm 2007 - 2009

b. Tình hình cho vay vốn tín dụng

Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên tuy mới được thành lập với mục đích sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính do NHCSXH huy động cho người nghèo và các đối tượng chính sách ưu đãi phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo ổn định xã hội. Nhưng với công tác tổ chức mạng lưới và cán bộ hợp lý đã giúp cho NHCSXH tỉnh Thái Nguyên triển khai và thực hiện tốt các mục tiêu hoạt động và tích cực đẩy mạnh tăng trưởng nguồn vốn để mở rộng giải ngân. Sau 7 năm đi vào hoạt động, NHCSXH tỉnh Thái Nguyên đã đạt được kết quả toàn diện trên tất cả các mặt hoạt động nghiệp vụ hoạt động tín dụng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay của NHCSXH tỉnh Thái Nguyên tăng dần qua các năm. Năm 2007 đạt 488.727 triệu đồng, năm 2008 đạt 724.727 triệu đồng tăng so với năm 2007 là 48,29%, năm 2009 đạt 1.015.819 triệu đồng tăng 40,16% so với năm 2008. Bình quân qua 3 năm tăng 44,22%.

Con số đó nói lên rằng nhu cầu vốn của các hộ nghèo và các đối tượng chính sách ngày một tăng. NHCSXH tỉnh Thái Nguyên đã biết cách tiếp thị đến các đối tượng phục vụ của mình, hướng dẫn họ các phương pháp sản xuất tốt nhất do đó nhu cầu vay vốn càng tăng. Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề khó khăn đặt ra với ngân hàng Chính sách là cần phải có các biện pháp để đẩy mạnh việc huy động vốn của mình.

Doanh số cho vay của ngân hàng chính sách chủ yếu tập trung vào hộ nghèo, hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, học sinh sinh viên, giải quyết việc làm…

Cho vay hộ nghèo năm 2007 đạt 353.027 triệu đồng, chiếm 73,23%, sang đến năm 2008 doanh số này đã tăng lên 413.052 triệu đồng (chiếm 56,99%), tăng so với năm 2007 là 60.025 triệu đồng, tức tăng 17%. Năm 2009 doanh số cho vay hộ nghèo đạt 482.289 triệu đồng (chiếm 47,48%) tăng so với năm 2008 là 69.237 triệu đồng, tức tăng 17%. Bình quân qua 3 năm doanh số cho vay hộ nghèo tăng 16,88%.

Cho vay giải quyết việc làm năm 2007 đạt 45.434 triệu đồng (chiếm 9,29%); năm 2008 tăng lên thành 49.512 triệu đồng (chiếm 6,84%) tăng so với năm 2007 là 4.078 triệu đồng, tức tăng 8,97%. Sang đến năm 2009 doanh số cho vay đối với đối tượng này đạt 51.021 triệu đồng, tăng so với năm 2008 là 3,41%. Bình quân qua 3 năm doanh số cho vay giải quyết việc làm tăng 6,19%.

Năm 2009 cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn đạt 213.078 triệu đồng, tăng so với năm 2007 và 2008 lần lượt là 186.082 triệu đồng và 83.387 triệu đồng. Bình quân qua 3 năm tăng 126,26%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong khi năm 2007 doanh số cho vay đối với HSSV chỉ là 25.603 triệu đồng, thì đến năm 2008 và 2009 con số này đã tăng lên rất nhanh thành 101.713 triệu đồng (2008), 199.485 triệu đồng (2009). Bình quân qua 3 năm doanh số cho vay học sinh sinh viên tăng 196,69%.

Trong khi doanh số cho vay các đối tượng đều tăng thì chỉ có cho vay đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài là giảm, bình quân qua 3 năm giảm 15,68%.

Từ năm 2009 với chủ trương của Đảng và Nhà nước về cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, ngân hàng CSXH tỉnh Thái Nguyên đã giải ngân 25.728 triệu đồng cho những đối tượng này.

Trong những năm qua hoạt động của ngân hàng CSXH tỉnh Thái Nguyên đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, đã tác động sâu sắc tới tình hình kinh tế chính trị xã hội trên địa bàn, giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác giảm bớt một phần khó khăn khi tham gia hoạt động vay vốn của ngân hàng. Với số vốn cho vay năm sau cao hơn năm trước đã giúp cho các hộ nghèo và các đối tượng chính sách có vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, mua được công cụ lao động, vật tư nông nghiệp như: phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc, cây, con giống, mở rộng thêm nhiều trang trại chăn nuôi đại gia súc... thông qua cho vay hộ nghèo từ kinh tế khó khăn vươn lên thoát nghèo.

Tuy nhiên hoạt động tín dụng còn gặp một số vấn đề cần quan tâm đó là: Nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn thì lớn. Nhưng nguồn vốn cho vay chưa đáp ứng được dẫn đến cho vay còn mang tính dàn trải, món vay nhỏ lẻ. Việc đầu tư chưa đi đôi với chỉ dẫn cách thức làm ăn, chuyển giao khoa học kỹ thuật. Đầu tư vốn còn manh mún, chủ yếu đầu tư vào cây con truyền thống, chưa có dự án lớn vì vậy khả năng phát huy

Một phần của tài liệu một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng trong hộ nông dân tỉnh thái nguyên (Trang 75)