Tình hình huy động và cho vay vốn của Ngân hàng NN

Một phần của tài liệu một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng trong hộ nông dân tỉnh thái nguyên (Trang 87)

4. Bố cục của luận văn

2.3.1.2. Tình hình huy động và cho vay vốn của Ngân hàng NN

a. Tình hình huy động vốn

Xuất phát từ đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội của tỉnh như đã nói ở trên. Là Ngân hàng đóng trụ sở ở địa bàn nông thôn miền núi tuy có nhiều thuận lợi nhưng khó khăn không ít. Song với nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ công nhân viên chức dưới sự chỉ đạo, điều hành của Ban giám đốc ngân hàng Nông nghiệp tỉnh, và cấp uỷ, chính quyền địa phương cộng với sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ của các ngành hữu quan, nên hoạt động của Ngân hàng NN&PTNT những năm vừa qua đạt được những kết quả tốt, thể hiện các năm tiếp tục đều hoàn thành kế hoạch, tốc độ tăng trưởng khá, phù hợp với định hướng của NHNH&PTNT Việt Nam.

Trong cơ chế thị trường với phương trâm “đi vay để cho vay” và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình. Tăng cường được nguồn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vốn ngày càng lớn của mình ngân hàng đã tạo điều kiện cho vay hiệu quả, mở rộng phạm vi hoạt động để đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng tăng của nền kinh tế và đổi mới nền kinh tế nông nghiệp - nông thôn.

Nguồn vốn của NHNN&PTNT tỉnh Thái Nguyên được huy động từ nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân và các tổ chức kinh tế, từ đó tiền hành cho vay trực tiếp đến các hộ nông dân và các tổ chức kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng.

Nhìn chung tổng nguồn vốn huy động trong 3 năm (2007- 2009) đều có sự tăng trưởng rõ rệt qua mỗi năm. Tổng nguồn vốn huy động trong các năm tăng từ 1.385.000 triệu đồng năm 2007 lên đến 1.586.000 triệu đồng năm 2008 (tăng 22,74%) và đặc biệt năm 2009 nguồn vốn huy động đạt 2.134.000 triệu đồng, tăng so với năm 2008 là 48,28%. Việc tăng nhanh các nguồn vốn đã góp phần quan trọng trong việc tạo điều kiện góp phần vào chính sách kinh doanh của ngân hàng.

- Nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm có tỷ trọng cao nhất và tăng liên tục qua các năm. 68,95% (năm 2007); 72,64% (năm 2008); 77,74% (năm 2009). Cụ thể:

Năm 2007 là 955.000 triệu đồng.

Năm 2008 là 1.152.000 triệu đồng tăng 20,63% so với năm 2007 Năm 2009 là 1.659.000 triệu đồng tăng 44,01% so với năm 2008

Thông qua chỉ tiêu tiền gửi tiết kiệm của nhân dân tại ngân hàng chúng ta nhận thấy:

+ Cùng với sự tăng trưởng kinh tế của địa phương, đời sống kinh tế của nhân dân tỉnh Thái Nguyên được cải thiện và không ngừng được nâng cao. Nhân dân đã có tích luỹ ngày càng nhiều.

+ Các tầng lớp dân cư trên địa bàn tỉnh đã thực hiện tiết kiệm tiêu dùng, thực hiện chi phí hợp lý nâng cao hiệu quả trong sản xuất và kinh doanh, tăng cường tích luỹ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Hoạt động của NHNH&PTNT tỉnh Thái Nguyên đã ngày càng chiếm lòng tin của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Họ tin tưởng và gửi gắm tài sản của mình đến nơi mà họ tin cậy.

Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có rất nhiều tổ chức kinh tế cũng tham gia huy động vốn như Bảo hiểm, Bưu điện… Ngân hàng cần phải đưa ra những chính sách lãi suất gửi phù hợp và đặc biệt cần tăng cường mở rộng phạm vi hoạt động của mình vào sâu các làng bản, kết hợp hoạt động maketting vào hoạt động ngân hàng từ đó ngân hàng mới có thể khai thác được triệt để nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi nhưng rất tiềm năng.

- Tiền gửi kho bạc chiếm tỷ trọng thứ 2 sau tiền gửi tiết kiệm tính đến thời điểm cuối năm 2009. Qua 3 năm, nhìn chung, tỷ trọng tiền gửi kho bạc có sự biến động qua từng năm: giảm vào các năm 2007, 2008, 2009. Cụ thể năm 2007 chiếm 26,06%, năm 2008 chiếm 21,18%, năm 2009 chiếm 15,41%.

Năm 2007 huy động được 361.000 triệu đồng.

Năm 2008 đạt 336.000 triệu đồng giảm 6,93% so với năm 2007

Năm 2009 huy động được 329.000 triệu đồng giảm 2,08% so với năm 2008.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.7: Tình hình huy động nguồn vốn của ngân hàng NN&PTNT

Nguồn: Phòng Tín dụngNHNN&PTNT tỉnh Thái Nguyên

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 So sánh (%) SL (Tr.đ) Cơ cấu (%) SL (Tr.đ) cấu (%) SL (Tr.đ) cấu (%) 2008/ 2007 2009/ 2008 BQ 2007-2009 Tổng số 1.385.000 100,00 1.586..000 100,00 2.134.000 100,00 114,51 134,55 124,53

- Tiền gửi tiết kiệm 955. 000 68,95 1.152.000 72,64 1.659. 000 77,74 120,63 144,01 132,32 - Tiền gửi của các tổ chức KT 69. 000 4,99 98.000 6,18 146.000 6,85 142,03 148,97 145,50 - Tiền gửi kho bạc 361.000 26,06 336.000 21,18 329.000 15,41 93,07 97,92 95,50

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 68.95 4.99 26.06 72.64 6.18 21.18 77.74 6.85 15.41 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Tỷ lệ (%) 2007 2008 2009 Năm

- Tiền gửi tiết kiệm - Tiền gửi của các tổ chức KT - Tiền gửi kho bạc

Biểu đồ 2.7: Cơ cấu huy động vốn qua 3 năm 2007-2009

Năm 2009 là năm thay đổi về cơ chế điều hành kế hoạch kinh doanh là năm thực hiện triệt để chủ trương giảm mạnh tiền gửi tổ chức tín dụng của Tổng Giám đốc NHNN&PTNT Việt Nam, do đó NHNN&PTNT tỉnh Thái Nguyên gặp không ít trong việc huy động vốn nhưng ngân hàng vẫn đạt được kết quả cao trong cơ cấu tiền gửi kho bạc. Đây chính là kết quả NHNN&PTNT tỉnh Thái Nguyên đạt được trong việc đa dạng hóa các hình thức huy động vốn cho phát triển nông nghiệp nông thôn.

- Tiền gửi các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng thứ 3 trong tổng nguồn vốn huy động. Tiền gửi này tăng nhanh qua các năm.

Cụ thể:

Năm 2007 là 69.000 triệu đồng.

Năm 2008 là 98.000 triệu đồng tăng 42,03% so với năm 2007. Năm 2009 là 146.000 triệu đồng tăng 48,97% so với năm 2008.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Có được kết quả trên là do ngân hàng đã làm tốt việc giới thiệu cho các tổ chức kinh tế biết về những hình thức gửi mới, cùng với những dịch vụ ngày càng tăng của ngân hàng. Đây là một nguồn vốn cũng rất quan trọng trong việc tăng nguồn vốn cho vay trung và dài hạn phục vụ cho phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn. Ngân hàng đã có những chính sách phù hợp hỗ trợ nhau, đồng thời ngân hàng cũng đã kết hợp với chính quyền địa phương đưa ra các dự án cụ thể đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, tạo môi trường thuận lợi để kêu gọi đầu tư vào tỉnh từ các tổ chức kinh tế trong và ngoài địa phương.

Tóm lại, qua ba năm (2007- 2009) tốc độ tăng trưởng cao như vậy chủ yếu là do huy động từ tiền gửi tiết kiệm với số lượng vốn cùng với tỷ trọng tăng cao và ổn định qua các năm. Nên tạo điều kiện cho việc sử dụng vốn ngày một đáp ứng với nhu cầu vốn từ ngân hàng của khách hàng. Bên cạnh đó là khoản tiền gửi kho bạc cũng rất lớn, nó làm cho lãi suất đầu vào giảm đó cũng là một thuận lợi để ngân hàng tham gia hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn. Thấy rõ được tầm quan trọng của việc huy động vốn, ngân hàng cần có chính sách tìm cho mình những nguồn vốn mới để ngày một đáp ứng yêu cầu vay vốn của người dân.

b. Tình hình cho vay vốn

Trên cơ sở nguồn vốn huy động được, ngân hàng tìm mọi cách sử dụng nguồn vốn đó hiệu quả hơn và nâng cao chất lượng tín dụng của hộ nông dân.

Xuất phát từ cơ cấu kinh tế của địa phương là nông- lâm- công nghiệp nên NHNN& PTNT tỉnh Thái Nguyên cho hộ nông dân vay chủ yếu là dùng vào mục đích mua vật tư phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, con súc vật… nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương để tăng năng suất cây trồng và vật nuôi, đồng thời tạo ra những vùng sản phẩm hàng hoá trong nông dân, nông thôn như vùng lúa cao sản, vùng chè đặc sản… Ngoài ra ngân hàng còn cho vay để góp phần hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn như vay để

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mua máy bơm nước, máy cày, cho vay để xây dựng hệ thống kênh mương nội đồng, xây dựng lưới điện sinh hoạt ở nông thôn…Để đánh giá tình hình cho vay vốn tín dụng vào phát triển nông nghiệp nông thôn của ngân hàng ta phân tích qua số liệu hai bảng 2.8 và 2.9

Qua bảng 2.8 ta thấy, doanh số cho vay qua 3 năm có xu hướng tăng. Năm 2008 tăng 2,73% tương đương với 32.000 triệu đồng so với năm 2007. Năm 2009 tăng 59,17% tương đương với 713.000 triệu đồng so với năm 2008.

Trong tổng số cho vay, vay trung hạn và dài hạn chiếm tỷ trọng lớn, tuy nhiên lại có xu hướng giảm dần. Năm 2007 là 723.000 triệu đồng chiếm 69,64% tổng doanh số cho vay. Năm 2008 là 643.000 triệu đồng(chiếm 53,36%) giảm 11,07% về doanh số cho vay so với năm 2007. Năm 2009, ngân hàng đã đi sâu vào việc phân tích kết quả của năm trước tìm ra nguyên nhân để khắc phục, kết hợp với việc thực hiện cho vay qua tổ. Ngoài ra ngân hàng còn chủ động tìm đến các dự án kinh doanh dài hạn an toàn, hiệu quả của các hộ nông dân đồng thời kết hợp với các cấp chính quyền, khuyến khích dân vay vốn để đầu tư máy móc, công nghệ cơ sở hạ tầng, phát triển mô hình trang trại. Do đó, năm 2009 doanh số cho vay trung và dài hạn đạt 943.000 triệu đồng tăng 46,66% và chiếm tỷ trọng là 49,17%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.8: Doanh số cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên

Nguồn: PhòngTtín dụngNHNN&PTNT tỉnh Thái Nguyên

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 So sánh (%) SL (Tr.đ) Cơ cấu (%) SL (Tr.đ) Cơ cấu (%) SL (Tr.đ) cấu (%) 2008/ 2007 2009/ 2008 BQ 2007-2009

Tổng doanh số cho vay 1.173.000 100,00 1.205.000 100,00 1.918.000 100,00 102,73 159,17 139,95

1. Phân theo thời gian

- Ngắn hạn 450.000 30,36 562.000 46,64 975.000 50,83 124,89 173,49 149,19 - Trung và dài hạn 723.000 69,64 643.000 53,36 943.000 49,17 88,93 146,66 117,80 2. Phân theo ngành - Trồng trọt 287.000 24,47 370.000 30,71 462.000 24,09 128,92 124,86 126,89 - Chăn nuôi 391.000 33,33 305.000 25,31 350.000 18,25 78,01 114,75 96,38 - Dịch vụ, ngành nghề 495.000 42,20 530.000 43,98 1.106.000 57,66 107,07 208,68 157,88 83

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Mặc dù doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng lại tăng dần qua các năm.

Năm 2008 tăng so với năm 2007 là 24,89%. Năm 2009 tăng so với năm 2008 là 73,49%.

Như vậy, nhu cầu cần vay vốn của người dân ngày càng tăng cao. Người dân đã chú trọng hơn vào việc đầu tư sản xuất như mua cây giống, con giống, phân bón, thuốc trừ sâu… nhằm nâng cao năng suất lao động. Cho vay ngắn hạn cũng giúp cho ngân hàng hạn chế được tình trạng cho vay nặng lãi, vay tạm, vay nóng, bán lúa non… ở nông thôn. Người dân đã tin tưởng hơn vào ngân hàng, coi ngân hàng là người bạn gần gũi của nhà nông. Từ đó ngân hàng đã một phần nào đó giúp cho chính quyền địa phương ổn định chính trị xã hội, giảm tình trạng nghèo đói, tình trạng "nhàn cư vi bất thiện" trong nông thôn.

Tuy nhiên ngân hàng cần chú trọng hơn nữa để đẩy mạnh việc cho vay trung và dài hạn. Vì nếu cho vay ngắn hạn, người dân không đủ thời gian thu hồi vốn (do chu kỳ sản xuất trong nông nghiệp thường dài) dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn sẽ tăng cao ảnh hưởng đến kết qủa hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chính vì thế ngân hàng cần phải có biện pháp cụ thể để tăng nguồn vốn huy động trung và dài hạn.

Trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn giữ vai trò quan trọng cả về trước mắt lẫn lâu dài làm cơ sở để ổn định và phát triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước theo định hướng XHCN. Sự phát triển nông nghiệp nông thôn phụ thuộc vào trình độ dân trí, tiềm năng thế mạnh của địa phương. Việc áp dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học kỹ thuật và phát huy lợi thế so sánh của mỗi miền để tạo ra hàng hoá nông nghiệp tại địa phương, góp phần làm tăng thị trường trong nước từng bước vươn ra thị trường khu vực quốc tế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trên quan điểm đó, ta thấy doanh số cho vay của dịch vụ và ngành nghề tăng đều qua các năm và chiếm tỷ trọng cao nhất. Năm 2008 tăng so với năm 2007 là 7,07% chiếm 43,98% cơ cấu cho vay, năm 2009 tăng so với năm 2008 là 8,68% và chiếm 57,66% cơ cấu vay. Đây là ngành đòi hỏi vốn vay nhiều nhưng đem lại hiệu quả cao nhất.

Năm 2007 chính sách cho vay ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng cao hơn ngành trồng trọt thế nhưng đến năm 2008 lại giảm hẳn, tỷ trọng doanh số cho vay ngành trồng trọt tăng dần.Cụ thể năm 2007: chăn nuôi là 391.000 triệu đồng; dịch vụ, ngành nghề là 495.000 triệu đồng; trồng trọt là 287.000 triệu đồng, đến năm 2009 thì ngành dịch vụ - ngành nghề đạt 1.106.000 triệu đồng, trồng trọt đạt 462.000 triệu đồng, ngành chăn nuôi đạt 350.000 triệu đồng. Như vậy do ảnh hưởng của dịch cúm gà ngành chăn nuôi bị giảm hẳn. Người dân không giám đầu tư tiếp vào chăn nuôi do vậy quy mô của ngành chăn nuôi không những được mở rộng thêm mà còn bị giảm hẳn so với ngành trồng trọt và dịch vụ mặc dù những năm trước đấy ngành chăn nuôi là ngành chiếm doanh số cho vay lớn nhất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.9: Số hộ vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên

Nguồn: PhòngTtín dụngNHNN&PTNT tỉnh Thái Nguyên

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 So sánh (%) SL (hộ) Cơ cấu (%) SL (hộ) Cơ cấu (%) SL (hộ) Cơ cấu (%) 2008/ 2007 2009/ 2008 BQ 2007-2009 Tổng số hộ vay 156.520 100,00 140.348 100,00 155.955 100,00 89,67 111,12 100,40 - Vay cho trồng trọt 71.024 45,38 85.610 61,00 82.101 52,64 120,54 95,90 108,22 - Vay cho chăn nuôi 69.925 44,67 42.980 30,62 51.945 33,31 61,47 120,86 91,17 - Vay cho dịch vụ 15.571 9,95 11.758 8,38 21.909 14,05 75,51 186,33 130,92

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 45.38 44.67 9.95 61 30.62 8.38 52.64 33.31 14.05 0 10 20 30 40 50 60 70 Tỷ lệ (%) 2007 2008 2009 Năm

Vay cho trồng trọt Vay cho chăn nuôi Vay cho dịch vụ

Biểu đồ 2.8: Cơ cấu vay vốn của hộ theo ngành

Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng số hộ vay vốn có sự tăng giảm thất thường. Tổng số hộ vay vốn năm 2008 giảm 16.172 hộ so với 2007. Năm 2009 lại tăng so với năm 2008 là 15.607 hộ.

Số lượng hộ vay vốn để đầu tư cho ngành trồng trọt có sự ổn định hơn so với các ngành khác. Ngành chăn nuôi do trong thời gian qua liên tục bọ dịch bệnh gây hại nên đầu tư tín dụng cho ngành này không ổn định. Từ 69.925 hộ năm 2007 giảm xuống chỉ còn 42.980 năm 2004 và lại tăng lên 51.945 năm 2005. Các hộ sản xuất kinh doanh ở Thái Nguyên chưa chú trọng đầu tư cho ngành dịch vụ, vì vậy số hộ vay vốn còn chiếm tỷ lệ nhỏ.

Một phần của tài liệu một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng trong hộ nông dân tỉnh thái nguyên (Trang 87)