4. Bố cục của luận văn
3.2.2. Nhóm giải pháp đối với hộ nông dân
Ở tỉnh Thái Nguyên phần lớn số vốn vay được các hộ đầu tư cho phát triển trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ thương mại. Điều đó chứng tỏ vốn tín dụng đã được đầu tư phát triển kinh tế nông thôn và thực hiện CNH - HĐH nông nghiệp và nông thôn hiện nay. Vốn vay đã có tác dụng tạo thêm việc làm, tăng thêm sản phẩm cho xã hội, tăng thêm thu nhập cho nông hộ. Yếu tố số lượng vốn vay tác động làm tăng nhiều nhất đến thu nhập do vốn vay mang lại ỏ tất cả các hộ vay vốn. Các nhóm hộ nghèo, hộ trung bình, xã thuần nông, xã nghèo đang rất cần vốn cho phát triển sản xuất. Tuy nhiên thực tế cho thấy việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của hộ còn hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường tự do, vào khả năng tự vận động của hộ mà chưa có sự tư vấn, hỗ trợ tích cực từ bên ngoài về mặt kỹ thuật, thị trường tiêu thụ. Cá biệt, có một số hộ do chưa biết cách làm ăn, và kết quả là không những không có thu nhập mà vốn vay cũng không được hoàn trả đúng hạn... Vì thế, để phát huy hơn nữa tác dụng của vốn tín dụng, nâng cao hiệu quả đồng vốn, vừa đảm bảo thúc đẩy sản xuất phát triển đúng hướng, vừa đảm bảo lợi ích của cả người vay vốn và người cho vay vốn, cần thực hiện một số biện pháp chủ yếu sau đây.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Đối với huyện Phú Lương thế mạnh của huyện là dịch vụ - ngành nghề. Vì vậy huyện cần tập trung phát triển ngành này để phục vụ phát triển trồng trọt và chăn nuôi, tổng giá trị sản xuất của ngành trồng trọt là thấp nhất nên hiệu quả của ngành trồng trọt là không cao. Để tìm đầu ra cho ngành trồng trọt cần phải có những cây con giống chất lượng cao chuyển giao đến tận tay người nông dân. Để thúc đẩy ngành chăn nuôi của huyện phát triển hơn nữa thì phải nhập những giống gia súc gia cầm chất lượng cao, mở rộng sản xuất bằng cách phát triển các trang trại gà, lợn, bò... để không những cung ứng thịt cho thị trường huyện Phú Lương mà còn cho thành phố Thái Nguyên và các huyện lân cận. Nên duy trì làng nghề truyền thống và hợp tác sản xuất với các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm thủ công mỹ nghệ của các địa phương trong khu vực cũng như cả nước để xuất khẩu. Các cấp, các ngành, các đơn vị trên địa bàn tỉnh nên tiếp tục thực hiện hỗ trợ lãi suất với dự án khôi phục và phát triển diện tích chè có chất lượng cao, các làng nghề truyền thống. Đối với các xã cần tăng cường phổ cập giáo dục cho lực lượng lao động trẻ. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các trung tâm khuyến nông, khuyến ngư tổ chức các lớp học phổ biến khoa học kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, kiến thức về thương mại hoá và marketing cho các chủ hộ theo phương pháp cùng tham gia, kết hợp với xây dựng các mô hình trình diễn. Phía hộ gia đình nên tăng cường đầu tư vào trang thiết bị sản xuất, việc làm này rất quan trọng, nếu hộ đầu tư cho hoạt động mua sắm máy móc thiết bị và trang bị thêm công cụ, nó sẽ làm giảm nhẹ cường độ lao động, mặt khác phải nhờ có công cụ và phương tiện tốt mới tạo ra được nhiều sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm. Sự chuyển biến trong công tác đầu tư vào trang thiết bị hiện đại phải đi liền với công tác đào tạo nguồn lao động tại địa phương, có như thế vốn đầu tư cho sản xuất nói chung, vốn tín dụng nói riêng mới phát huy được hiệu quả của nó: tăng quy mô sản xuất sản phẩm, tăng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
năng suất cây trồng, vật nuôi, tăng năng suất lao động, tạo ra khả năng cạnh tranh trong vùng, miền, quốc gia. Từ đó, thu nhập của hộ nông dân mới thực sự tăng cao, cải thiện đời sống của họ.
- Đối với huyện Phú Bình cần tập trung nguồn lực để đẩy mạnh phát triển các ngành thế mạnh của vùng là chăn nuôi, nhất là chăn nuôi đại gia súc và ngành trồng trọt, nhất là trồng lúa, hoa màu… Hai ngành này phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng và kinh nghiệm của người dân địa phương. Đây là ngành mang tính phổ thông truyền thống, không đòi hỏi vốn lớn, rất phù hợp với đại bộ phận hộ nông dân nông thôn là hộ nghèo và hộ trung bình. Trong điều kiện chăn nuôi hiện nay thường gặp nhiểu rủi ro bởi dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây trực tiếp từ động vật sang người đòi hỏi các hộ cần theo dõi, tiêm phòng bệnh, chi phí cho 1000 đồng thuốc thú y để phòng bệnh sẽ có hiệu quả gấp nhiều lần so với chi phí cho chữa bệnh, thậm chí mất trắng do không chú ý hoặc không đầu tư thoả đáng cho công tác đề phòng những rủi ro xảy ra. Biện pháp tiết kiệm chi phí cũng có thể thông qua cách thương mại hoá sản phẩm và marketing: tạo ra những sản phẩm trái vụ, sản phẩm độc đáo, sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng, sản phẩm có uy tín trên thị trường, từ đó hộ sản xuất tiết kiệm được chi phí, tăng thu nhập và tích luỹ. Đây là biện pháp không chỉ áp dụng cho riêng Phú Bình mà có thể áp dụng rộng dãi ở các địa phương trên địa bàn tỉnh. Hộ phải đẩy mạnh sản xuất sản phẩm theo hướng hàng hoá tập trung, tăng hệ số quay vòng của đất, nhất là các hộ có điều kiện sản xuất rau giống. Trong điều kiện cho phép, các hộ sản xuất nông nghiệp có thể thuê thêm đất của những hộ đã chuyển hướng sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Đối với làng nghề truyền thống huyện cần có những biện pháp để khôi phục, phát triển và tìm đầu ra cho sản phẩm. Ngoài ra, đi đôi với đầu tư vốn vay, vốn của bản thân gia đình, các hộ cần hết sức tiết kiệm chi phí sản xuất, những khoản chi phí này có liên quan đến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nhiều khâu sản xuất, ví dụ khâu sản xuất giống lúa: các hộ nên sử dụng các nền sân đất cứng có sẵn để gieo mạ thay vì đất gieo theo phương pháp cổ truyền, gieo đúng thời vụ (nếu mùa đông, gieo mạ chiêm xuân không đúng thời vụ mạ chết, gia cầm, gia súc chăn thả, chuột phá hoại, thời tiết bất lợi làm tỷ lệ nảy mầm thấp, không đảm bảo đủ lượng giống cho diện tích gieo cấy, những việc làm như vậy sẽ gây lãng phí về chi phí. Đối với khâu chăm sóc, nếu bón phân cho cây trồng không đúng lúc, sẽ gây lãng phí nguồn phân bón do cây trồng không sử dụng hết lượng phân được bón, phần phân dư thừa trên đồng ruộng bị rửa trôi hoặc bị phân hoá do tác động của tự nhiên. Phú Bình nên tận dụng tối đa nguồn lực đất đai, mạnh dạn phát triển cây an quả lâu năm, cây nông nghiệp ngắn ngày theo hướng lấy ngắn nuôi dài, tận dụng những đồng cỏ tự nhiên để phát triển chăn nuôi đại gia súc. Với những địa bàn có điều kiện phát triển như vùng thị trấn nên tập trung nguồn lực để chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, đặc biệt là các ngành tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ, đây là những ngành mang lại hiệu quả kinh tế cao
- Đối với huyện Định Hoá nên tiếp tục duy trì sản xuất sản phẩm theo hướng hàng hoá, những sản phẩm mà hiện tại địa phương vẫn đang sản xuất, đồng thời nên thận trọng đưa thêm tỷ trọng đàn bò sữa vào trong cơ cấu đàn của ngành chăn nuôi. Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng để tăng vụ trồng trọt, tăng hệ số sử dụng đất, bởi vì Định Hoá là vùng có diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên đầu lao động là tương đối thấp, người dân địa phương cũng nên có hướng học hỏi và tăng vụ thông qua sản xuất rau giống, vì thời gian cho mỗi vụ rau giống ngắn trong khi lao động của địa phương là thừa, địa phương nên mở rộng một số ngành nghề mới để giải quyết việc làm tại địa phương. Nâng cao trình độ văn hoá, trình độ quản lý sản xuất kinh doanh, tiếp thu khoa học kỹ thuật: Vay được vốn mới chỉ là điều kiện ban đầu của sản xuất, nhưng để hoạt động đó có hiệu quả thì việc nâng cao trình độ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
quản lý sản xuất, quản lý vốn là điều cần thiết đối với các hộ nông dân. Xuất phát từ thực tế có rất nhiều hộ khi đã có vốn trong tay nhưng không biết phải lập kế hoạch sản xuất như thế nào và phải quản lý đồng vốn đó ra làm sao cho hợp lý và có hiệu quả. Để làm được điều này các hộ cần: Tích cực tham gia các hoạt động khuyến nông của các tổ chức đoàn thể, tham gia các lớp tập huấn, đào tạo chuyển giao kỹ thuật và kiến thức cơ bản về quản lý kinh doanh; chủ động tìm hiều khoa học kỹ thuật từ cán bộ khuyến nông, tìm hiểu thông tin về thị trường, về kiến thức, kinh nghiệm quản lý qua sách, báo, tài liệu và các phương tiện thông tin đại chúng khác, học hỏi kinh nghiệm từ những người biết làm ăn giỏi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ