Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng trong hộ nông dân tỉnh thái nguyên (Trang 46)

4. Bố cục của luận văn

1.2.2.2.Phương pháp thu thập thông tin

a. Thu thập thông tin thứ cấp (tài liệu đã được công bố sẵn)

Đây là các số liệu từ các công trình nghiên cứu trước được lựa chọn sử dụng vào mục đích phân tích, minh họa rõ nét về nội dung nghiên cứu. Nguồn gốc của các tài liệu này đã được chú thích rõ trong phần “Tài liệu tham khảo”. Nguồn tài liệu này bao gồm:

- Các sách, báo, tạp chí, các văn kiện Nghị quyết, các chương trình nghiên cứu đã được xuất bản, các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nước, các tài liệu trên internet...

- Tài liệu, số liệu đã được công bố về tình hình kinh tế, xã hội nông thôn, kinh tế của các ngành sản xuất, đời sống của các nông hộ nông nghiệp vay vốn tín dụng… các số liệu này thu thập từ Cục Thống kê, Sở Tài nguyên - Môi trường và các ban ngành có liên quan. Trên cơ sở đó tiến hành tổng hợp các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn b. Thu thập thông tin sơ cấp

Số liệu sơ cấp là những số liệu phục vụ cho nội dung nghiên cứu của đề tài. Những số liệu này được thu thập từ việc điều tra các hộ có sản xuất nông nghiệp. Các số liệu này được sử dụng để phân tích về tình hình hiện trạng sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân trong tỉnh, tình hình sử dụng vốn tín dụng và hiệu quả sử dụng vốn tín dụng trong phát triển kinh tế hộ. Phương pháp điều tra được tiến hành như sau:

* Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Thái Nguyên là một tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, địa hình tương đối đa dạng và được chia thành 2 vùng rõ rệt: vùng cao và miền núi, vùng đồng bằng và trung du. Vùng cao và miền núi của Thái Nguyên bao gồm các huyện Võ Nhai, Định Hoá, Phú Lương, Đồng Hỷ, Đại Từ và một phần của huyện Phổ Yên, Phú Bình, thị xã Sông Công, thành phố Thái Nguyên; Vùng đồng bằng và trung du gồm: một phần của thành phố Thái Nguyên, huyện Phú Bình, Phổ Yên và thị xã Sông Công. Với đặc điểm như vậy, để phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, đề tài lựa chọn điểm nghiêm cứu gồm huyện Phú Lương đại diện cho huyện vùng cao và miền núi có điều kiện thuận lợi, huyện Định Hoá đại diện cho khu vực vùng cao và miền núi có điều kiện khó khăn và huyện Phú Bình đại diện cho khu vực đồng bằng và trung du.

* Phương pháp chọn mẫu điều tra và điều tra hộ

Trên cơ sở địa điểm nghiên cứu, đề tài sẽ tiến hành điều tra hộ nông dân đã được vay vốn do hệ thống ngân hàng cung cấp. Các mẫu điều tra được chọn ngẫu nhiên dựa theo danh sách các hộ vay vốn của các xã và số hộ này còn dư nợ đến thời điểm điều tra trong dữ liệu của ngân hàng. Sau khi chọn được mẫu điều tra chúng tôi sẽ tiến hành phỏng vấn hộ theo mẫu phiếu điều tra đã xây dựng sẵn, mẫu phiếu này sẽ được hoàn chỉnh sau khi tiến hành điều tra thử.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Với điểm nghiên cứu đã lựa chọn, đề tài tiến hành điều tra hộ nông dân với tổng số mẫu 300 mẫu, trong đó: Định Hoá 100 mẫu, Phú Lương 100 mẫu, Phú Bình 100 mẫu.

* Phương pháp phân tổ điều tra

Do khi tiến hành điều tra hộ tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nên đề tài sẽ tiến hành phân tổ theo tiêu chí địa danh, theo mục đích vốn vay, theo đối tượng cho vay...

Một phần của tài liệu một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng trong hộ nông dân tỉnh thái nguyên (Trang 46)