Thực trạng sử dụng vốn tín dụng cho phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng trong hộ nông dân tỉnh thái nguyên (Trang 110)

4. Bố cục của luận văn

2.3.2.4. Thực trạng sử dụng vốn tín dụng cho phát triển kinh tế

Cơ cấu đầu tư phản ánh định hướng sản xuất sản phẩm theo hướng đó, phản ánh vùng cung cấp sản phẩm thoả mãn nhu cầu thị trường và đặc thù của đối tượng đầu tư. Đối với các hộ vay vốn tín dụng, đối tượng đầu tư của hộ tập trung vào ba ngành trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ ngành nghề. Qua số liệu tính toán được từ các hộ điều tra, tình hình sử dụng vốn vay của các hộ được thể hiện qua bảng sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.15: Tình hình sử dụng vốn tín dụng của hộ điều tra

Chỉ tiêu Tổng số Định Hoá Phú Lƣơng Phú Bình SL (trđ) (%) SL (trđ) (%) SL (trđ) (%) SL (trđ) (%) Sử dụng vốn tín dụng 5.765 100,00 1.250 100,00 1.990 100,00 2.525 100,00 1. Trồng trọt 1.800,91 35,24 421,72 33,74 701,37 35,24 677,82 26,84 2. Chăn nuôi 1.832,60 31,79 280,90 22,47 436,30 21,92 1.115,40 44,17 3. DV-NN 2.131,49 39,97 547,38 43,79 852,33 42,83 731,78 28,98

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009)

Ở các xã điều tra, nhu cầu đầu tư vào dịch vụ ngày càng tăng thể hiện đang có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang ngành dịch vụ - ngành nghề, số vốn vay đầu tư cho ngành này chiếm 39,97% tổng vốn vay. Tiếp đến các hộ nông dân đầu tư vốn tín dụng vào ngành trồng trọt chiếm 35,24%. Ngành chăn nuôi do mấy năm trở lại đây bị ảnh hưởng của dịch bệnh nhiều nên lượng vốn tín dụng đầu tư vào ngành này thấp hơn so với các ngành khác chiếm 31,79% trong tổng vốn tín dụng. Qua đây cũng cho chúng ta thấy đã có những bước chuyển biến trong cơ cấu đầu tư ở các vùng nông thôn và miền núi.

Huyện Định Hoá là huyện có nhiều diện tích đất trồng cây công nghiệp ngắn ngày nên đầu tư vào trồng trọt chỉ sau dịch vụ ngành nghề, 33,74% tổng lượng vốn tín dụng là con số mà huyện Định Hoá đầu tư vốn tín dụng vào ngành này. Tại Định Hoá, ngoài sản xuất nông ngiệp, nhiều hộ đã đầu tư phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ cho thu nhập cao hơn do đó họ cũng có nhu cầu vay vốn với số lượng nhiều hơn, 547,38 triệu đồng chiếm 43,79% tổng lượng vốn tín dụng là con số đầu tư cho ngành này. Trong khi đó chăn nuôi là ngành mà các hộ đầu tư ít nhất trong ba ngành chiếm 22,47% tức 280,90 triệu đồng, điểm yếu của các hộ là kiến thức về kỹ thuật

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chăn nuôi còn hạn chế, điều kiện vốn đầu tư còn hạn hẹp, bên cạnh đó điều kiện về giao thông, cơ sở hạ tầng, dịch bệnh, thị trường, đầu ra cho sản phẩm không được ổn định, sự ép giá của tư thương, sự đòi hỏi của khách hàng về sản phẩm sạch cho nên hộ nông dân đầu tư ít hơn so với ngành khác.

Đặc điểm về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Phú Lương cũng giống như Định Hoá, các hộ tập trung đầu tư vào ngành nghề 852,33 triệu đồng chiếm tới 42,83%, tiếp sau là ngành trồng trọt 701,37 triệu đồng, chiếm 35,24% và cuối cùng là ngành chăn nuôi tổng lượng vốn tín dụng đầu tư là 436,30 triệu đồng, chiếm 21,92%. Có thể thấy rằng Phú Lương rất thuận tiện về giao thông, mặt khác Bắc Kạn lại là thị trường tiêu thụ lớn lượng rau màu của Phú Lương cho nên hộ nông dân đã đầu tư một lượng vốn tín dụng rất lớn cho sản xuất cây thực phẩm. Do điều kiện thuận lợi, huyện Phú Lương có đường quốc lộ 3 chạy qua nên rất thuận tiện trong việc giao lưu kinh tế vì vậy dịch vụ ngành nghề rất phát triển, chiếm tỷ trọng đầu tư vốn tín dụng cao nhất trong các ngành, lượng vốn tín dụng chủ yếu được dùng để mua máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Phú Bình là huyện có diện tích đất hạn hẹp cho nên các hộ chủ yếu tập trung vào chăn nuôi lợn nái, trâu bò, gia cầm…nên lượng vốn tín dụng các hộ đầu tư vào ngành này lên tới 1.115,40 triệu đồng, chiếm 44,17% trong tổng vốn tín dụng. Ngành trồng trọt chỉ đầu tư 677,82 triệu đồng, chiếm 26,84%.

Qua số liệu điều tra tại 3 huyện ta thấy, các hộ đầu tư vốn tín dụng chủ yếu vào trồng trọt và chăn nuôi, nhưng do số lượng đầu tư nhỏ nên tổng vốn đầu tư nhỏ hơn so với dịch vụ ngành nghề. Vốn tín dụng của dịch vụ ngành nghề tăng cao cũng một phần là do nguyên nhân các hộ đầu tư tín dụng không đúng mục đích, họ đứng ra vay hộ anh em họ hàng, đặc biệt là lượng tiền vay của Ngân hàng chính sách vì lãi suất thấp và thời gian vay dài hơn, hoặc có những trường hợp có hộ vay tiền nhưng lại cất vào hòm vì không biết đầu tư

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vào việc gì và đầu tư sợ bị lỗ sẽ không có tiền trả ngân hàng. Vì vậy Ngân hàng và các cấp chính quyền địa phương cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong quá trình thẩm định cho vay và tái thẩm định để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ nông dân.

33.74 35.24 26.84 22.47 21.92 44.17 43.79 42.83 28.98 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50

Định Hoá Phú Lương Phú Bình Địa bàn

Tỷ lệ (%)

Trồng trọt Chăn nuôi DV-NN

Biểu đồ 2.9: Cơ cấu sử dụng vốn tín dụng của hộ điều tra

Có thể nói vốn là điều kiện không thể thiếu đối với tất cả các ngành sản xuất, đây là yếu tố cơ bản để đảm bảo cho quá trình kinh doanh diễn ra liên tục, vốn quyết định quy mô sản xuất tăng trưởng của ngành. Tuy nhiên vốn mới chỉ là điều kiện đủ để hoạt động sản xuất diễn ra. Bên cạnh vốn, để hoạt động sản xuất đem lại hiệu quả còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như người sử dụng vốn dùng vào làm việc gì? đầu tư sản xuất vào cái gì và quản lý sản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

xuất như thế nào? Tình hình đầu tư vào sản xuất và chi phí sản xuất được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.16: Chi phí sản xuất của hộ điều tra

TT Chỉ tiêu Số lƣợng (trđ) Cơ cấu

(%) 1 Chi phí cho ngành trồng trọt 2.780,06 100,00

- Chi phí từ vốn vay 1.800,91 64,78

- Chi phí từ vốn tự có 979,15 35,22

2 Chi phí cho ngành chăn nuôi 2.918,93 100,00

- Chi phí từ vốn vay 1.832,60 62,78 - Chi phí từ vốn tự có 1.086,33 37,22 3 Chi phí cho ngành DV-NN 2.653,84 100,00 - Chi phí từ vốn vay 2.131,49 80,32 - Chi phí từ vốn tự có 522,35 19,68 4 Tổng chi phí 8.352,83 100,00 - Chi phí từ vốn vay 5.765,00 69,02 - Chi phí từ vốn tự có 2.587,83 30,98

(Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2009)

Từ số liệu trên cho thấy trong tổng chi phí 8.352,83 triệu đồng đầu tư cho sản xuất thì chi phí từ vốn vay chiếm tới 5.765 triệu đồng tức chiếm 69,02%, vốn tự có của hộ chỉ chiếm 2.587,83 triệu đồng, tức chiếm 30,98%.

Qua tìm hiểu cho thấy các hộ dùng vốn vay để đầu tư cho chăn nuôi với chi phí là lớn nhất, vốn đầu tư cho chăn nuôi chủ yếu các hộ dành mua giống, mua thức ăn, xây dựng chuồng trại... Tổng vốn đầu tư cho ngành chăn nuôi là 2.918,93 triệu đồng, trong đó vốn vay là 1.832,60 triệu đồng chiếm 62,78%, vốn tự có là 1.086,33 triệu đồng chiếm 37,22% chi phí chăn nuôi. Ngành chăn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nuôi cũng là một thế mạnh đối với Thái Nguyên, với diện tích đất đai rộng, diện tích đồng cỏ lớn là một thuận lợi cho việc chăn thả gia súc, đặc biệt đã xuất hiện những trang trại chăn nuôi rất quy mô và hiện đại, mặc dù trong những năm vừa qua do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, dịch lợn tai xanh... hoành hành nhưng số lượng các đàn châu, bò, lợn, gà, dê... không ngừng được khôi phục và tăng lên.

Chi phí cho ngành trồng trọt chỉ đứng sau ngành chăn nuôi, các hộ dùng vốn vay đầu tư cho trồng trọt để mua phân bón, thuốc trừ sâu, cây giống... phục vụ cho cây chè là chủ yếu, do đó số lứa chè ngày càng tăng vì vậy năng suất cũng tăng lên, đặc biệt rất ít các hộ đầu tư vào lúa và thường chỉ có hộ nghèo vì đầu tư vào lúa mang lại hiệu quả kinh tế không cao mặt khác thời gian lại lâu dài khả năng thu hồi vốn là rất chậm. Tổng nguồn vốn đầu tư cho trồng trọt là 2.780,06 triệu đồng, trong đó vốn vay chiếm 64,78% tức chiếm 1.800,91 triệu đồng, vốn tự có chỉ chiếm 35,22% tức chiếm 979,15 triệu đồng trong tổng chi phí.

So với các ngành thì vốn đầu tư cho dịch vụ ngành nghề là tương đối cao, chi phí từ vốn vay là 2.131,49 triệu đồng, chiếm tới 80,32% tổng chi phí cho ngành này, qua điều tra thực tế chúng tôi thấy các hộ vay vốn chủ yếu tập trung vào ngành nghề: kinh doanh dịch vụ san lấp mặt bằng, vận chuyển, đồ mộc, may mặc, dịch vụ ăn uống, hàng tạp hoá, thu mua nông lâm sản...

Một phần của tài liệu một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng trong hộ nông dân tỉnh thái nguyên (Trang 110)